2 .Tình hình nghiên cứu liên qua đến đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Đánh giá chung thực tiễn áp dụng pháp luật về BHTN trên phạm vi cả
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều hạn chế vẫn cịn tồn tại do chính sách BHTN của nước ta được hình thành và phát triển muộn hơn so với các nước, lại cùng với q trình chuyển đổi mơ hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với tốc độ nhanh, dẫn đến nhận thức về BHTN chưa theo kịp diễn biến thực tế. Việc hình thành, hồn thiện chính sách BHTN
địi hỏi thời gian dài trong khi chúng ta mới thực hiện chính sách này từ năm 2009. Phần lớn quy mô các doanh nghiệp đang hoạt động là nhỏ với doanh thu và lợi nhuận cịn thấp. Cùng với đó, khu vực kinh tế phi chính thức khơng có quan hệ lao động cịn lớn. Thu nhập của số đông người dân thấp và không ổn định, áp lực chi tiêu trước mắt lớn. Mạng lưới ASXH phi chính thức dựa trên mơ hình gia đình truyền thống còn cao. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian vừa qua, việc thực hiện pháp luật về BHTN ở Việt Nam vẫn cịn một số tồn tại. Có thể kể đến:
Một là, tỷ lệ NLĐ tham gia BHTN cịn thấp, cơng tác mở rộng đối tượng tham gia BHTN chưa hiệu quả, kịp thời. Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động theo quy định tại Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nên khơng cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại nhiều địa phương. Vì vậy, cơng tác phát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHTN như quy định của pháp luật chưa kịp thời. Nhiều trường hợp, BHXH lập danh sách để thu BHTN thì NLĐ đã chấm dứt hợp đồng lao động.
Hai là, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế. Đối tượng áp dụng BHTN là những công dân VN, nhưng không phải là công dân nào cũng được tham gia mà chỉ những công dân đạt điều kiện luật định mới được tham gia BHTN. Việc quy định như trên cho thấy đôi tượng đc tham gia BHTB theo pháp luật hiện hành của nước ta rất hẹp. Những người có quốc tịch nước ngồi hoặc khơng có quốc tịch sang Việt Nam làm việc trong thời gian dài thì khhơng được đóng và hưởng trợ cấp thất nghiệp. những NLĐ nông nghiệp cũng k đc tham gia BHTN, trong khi họ là một lực lượng đơng đảo. Bởi vì, luật BHXH quy định chỉ áp dụng BHTN với NLĐ làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến dưới 36 thắng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Trong khi Nghị định 127/2008/NĐ- CP của Chính phủ lại quy định rõ ngoài các trường hợp trên thì những người ký hợp đồng làm việc khơng xác định thời hạn, kể cả những nugời đc tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước lại đc tham gia BHXH.
Ba là, còn tồn tại nhiều đơn vị sử dụng lao động nợ bảo hiểm thất nghiệp. Mặc d̀ hiện nay các doanh nghiệp, đơn vị phần lớn đã có nhận thức đúng đắn về bảo hiểm thất nghiệp, song còn tồn tại một bộ phận chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi
và trách nhiệm của mình về việc tham gia BHTN vì vậy tình trạng doanh nghiệp cịn chậm đóng hoặc nợ đọng BHTN vẫn cịn tồn tại. do tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp trong 2 năm gần đây, tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hoặc chấm dứt hoạt động ở phạm vi cả nước xảy ra khá phổ biến, vì thế đã dẫn đến các đơn vị, nhất là các doanh nghiệp cịn chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp, hoặc nợ tiền bảo hiểm thất nghiệp. Tình trạng trốn đóng, nợ tiền đóng BHTN ngày càng gia tăng cả về số lượng các đơn vị, doanh nghiệp lẫn số tiền, số tháng nợ đọng. Để hoàn thành kế hoạch thu các năm, ngay từ những ngày đầu năm, BHTN các tỉnh/thành phố đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm thu hồi nợ đọng, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
Bốn là, chế độ hỗ trợ, tư vấn, tìm kiếm việc làm và đào tạo nghề chưa được thu hút được người lao động. Thực tế, số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia và có quyết định hỗ trợ học nghề, hoặc tham gia tư vấn, giới thiệu việc làm không phổ biến. Theo báo cáo của các địa phương, tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được hỗ trợ giới thiệu học nghề theo đúng quy định của pháp luật. Số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng qua từng năm, đặc biệt từ sau khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành. Song, nếu so sánh với tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp thì số lượng người học nghề chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do đa số lao động thất nghiệp là lao động phổ thơng, đời sống khó khăn, khơng có nguồn lực dự trữ hoặc hỗ trợ khác nên khi bị mất việc làm, NLĐ chỉ 54 quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, không mặn mà với việc học nghề. Thời gian hỗ trợ học nghề ngắn (tối đa 6 tháng) nên chưa đáp ứng được một số nghề trình độ trung cấp trở lên. Mặt khác, tại một số địa phương, NLĐ ít có cơ hội lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào tạo chưa phong phú, trang thiết bị dạy nghề lạc hậu, ít cơ sở dạy nghề34 ...
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về BHTN chưa thường xuyên, hiệu quả. Hiện nay, lực lượng thanh tra trong lĩnh vực BHXH nói cịn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Theo khuyến nghị của ILO, với các nước đang phát triển như Việt Nam thì trung bình 40.000 lao động cần có một thanh tra lao động. Nếu
34 Nguyễn Thế Mạnh, “Đổi mới chính sách BHTN theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại lao động”, Tạp chí Cộng sản ngày 29/12/2021, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/824591/doi-moi-chinh-sach- bao-hiem-that-nghiep-theo-huong-tang-cuong-dao-tao-va-dao-tao-lai-lao-dong.aspx# (truy cập ngày 20/03/2022)
theo chuẩn này thì với trên 50 triệu người lao động, Việt Nam cần tới hơn 1.000 thanh tra. Bên cạnh đó, trình độ chun mơn của thanh tra lao động còn nhiều hạn chế, trong khi số lượng doanh nghiệp hiện nay q lớn và khơng ngừng gia tăng. Vì vậy, cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật về BHTN trên phạm vi cả nước gặp khơng ít khó khăn, khơng thể thanh kiểm tra hết được cũng như không thể kịp thời xử lí các vi phạm trong lĩnh vực BHXH nói chung và BHTN nói riêng.
Kết luận Chương 2
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được chức nắng, mục tiêu của BHTN đồng thời đảm bảo được đời sống cho NLĐ khi bị rơi vào hoàn cảnh mất việc làm. Các chế độ BHTN như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và nâng cao trình đọ cũng phần nào giúp nNLĐ sớm quay trở lại thị trường và kí kết hợp đồng lao động mới. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm hiểm thất nghiệp tại Việt Nam cũng nhưu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy các chính sách đã được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong q trình thực hiện pháp luật về BHTN ngồi những kết quả đạt được, một số khó khăn, vướng mắc vẫn cịn tồn tại mà ngun nhân chính là do nhận thức của người lao động, NSDLĐ cịn hạn chế. Chính vì vậy, việc tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao hiệu quả các chính sách ASXH là cần thiết.
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH PHÚ THỌ