Khái niệm và đặc điểm hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 28 - 29)

1.1. Khái quát về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm

a. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ phần mềm

Khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin quy định: “Dịch vụ phần mềm là hoạt động

trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm”.

Dịch vụ phần mềm được định nghĩa là các hoạt động cụ thể liên quan đến phần mềm. Trong đó, 9 loại dịch vụ phần mềm được phân loại bao gồm: dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin; Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm; Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm; Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm; Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm; Dịch vụ tích hợp hệ thống; Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin; Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm và các dịch vụ phần mềm khác (Khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP). Phân loại và liệt kê các loại dịch vụ phần mềm hiện nay tương đối đầy đủ, với phạm vi phân loại như trên, các quy định của luật có thể điều chỉnh được các hoạt động dịch vụ phần mềm trên thị trường hiện nay.

Dịch vụ phần mềm mang bản chất của dịch vụ, vì vậy dịch vụ phần mềm sẽ mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ, cụ thể bao gồm: tính vơ hình, đặc điểm không thể tách rời, đặc điểm khơng thể cất giữ, tính đa dạng, đặc điểm về sự tham gia của người dùng vào hoạt động, quá trình sản xuất dịch vụ.

b. Khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm

Hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó có thể hiểu hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bao gồm bên cung ứng dịch vụ và bên thuê, mua dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ phần mềm cung cấp cho bên kia gói dịch vụ phần mềm, thông qua thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong việc mua bán, cung cấp, trao đổi dịch vụ với mục đích sinh lợi.

Hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm là một loại hợp đồng dịch vụ với đối tượng cung ứng dịch vụ là phần mềm, vì vậy hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm mang đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng dịch vụ. Ngoài những đặc điểm chung về hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm còn mang các đặc điểm riêng là các quy định, chính sách về thuế.

Để khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin trên thị trường, Nhà nước đã ban hành các chính sách, chủ trường về thuế đối với các sản phẩm phần mềm được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, các sản phẩm, dịch vụ này sẽ được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w