Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn pháp luật về giao kết

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 49 - 50)

2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng

2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn pháp luật về giao kết

Hiện nay ở Việt Nam chưa có hoặc có rất ít vụ việc được giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài thương mại về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm. Một trong những lý do các doanh nghiệp cịn chần chừ, thiếu triệt để khi có sự vụ phát sinh đó là khung pháp lý của Việt Nam vẫn cịn nhiều những thiếu sót, các văn bản điều chỉnh cụ thể hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm chưa được quy định riêng thành các điều khoản riêng biệt hay bằng các văn bản điều chỉnh cụ thể. Bên cạnh đó, ngơn ngữ mơ tả về dịch vụ phần mềm mang tính chun mơn, chun ngành, thường xun xuất hiện các ngơn ngữ nước ngồi (tức là ngôn ngữ viết phần mềm), các văn bản pháp luật của Việt Nam không quy định rõ ý nghĩa quy đổi đối với từng thuật ngữ, chính vì vậy khơng có căn cứ để các bên đưa ra khi xảy ra tranh chấp. Mặt khác, quá trình giám định phần mềm trong quá trình giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập, thiếu đội ngũ, đơn vị chun trách thực hiện. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, các doanh nghiệp lựa chọn tự hòa giải hoặc chấp nhận rủi ro.

Bên cạnh những khó khăn về thực trạng thực hiện pháp luật hiện hành về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, doanh nghiệp cũng có những mặt lợi thế nhất định về các chính sách ưu đãi của Nhà nước; cụ thể đối với dịch vụ phần mềm thuộc nhóm đối tượng khơng chịu thuế GTGT (theo thơng tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT).

Hệ thống pháp luật của Việt Nam điều chỉnh hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm hiện nay đang dần hoàn thiện, bổ sung, cập nhật, sửa đổi, nhưng thực tế việc thực thi theo pháp luật còn nhiều bất cập và bỡ ngỡ. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thơng năm 2017 trong Hội nghị tồn quốc tổng kết 10 năm thi hành Luật công nghệ thông tin diễn ra ngày 23 tháng 11 tại Hà Nội đã đưa ra những tổn tại, bất cập chính trong việc triển khai thi hành Luật công nghệ thông tin 2006 trong giai đoạn 10 năm qua. Các quy định pháp lý về công nghệ chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các xu thế, hình thái phát triển mới trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, chưa có chính sách phù hợp để đón nhận, tạo điều kiện phát

triển các mơ hình kinh doanh mới có tính cạnh tranh cao trên nền tàng cơng nghệ thơng tin. Bên cạnh đó, vai trị người đứng đầu các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chưa thực sự rõ nét, thiếu nhân lực có trình độ chun mơn cao.

Thực trạng ở các doanh nghiệp khi giao kết và thực hiện hợp đồng xảy ra nhiều tranh chấp, vụ việc nhưng không được đưa ra khởi kiện bởi lẽ việc áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm vào hoạt động thực tiễn cịn thiếu tính thiết thực, hoặc các doanh nghiệp chưa thực sự nghiên cứu chuyên sâu, tập trung về vấn đề pháp lý, có sự chuẩn bị về phát sinh tranh chấp giữa các bên. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn cịn nhiều thiếu sót đối với việc điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, chưa có tính tập trung, chun sâu về lĩnh vực này, vì vậy đây là một trong những rào cản lớn để các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vào hợp đồng cung ứng dịch vụ hiểu và biết các quy tắc pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

2.2.Thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương

Một phần của tài liệu Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương (Trang 49 - 50)

w