thực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm
Thực tiễn cho thấy quá trình thực thi pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm ở các cơ quan, doanh nghiệp bộc lộ nhiều hạn chế và khó khăn khi áp dụng các văn bản pháp luật vào quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật đến từ các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp. Để khắc phục các yếu kém, hạn chế trên, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm nói riêng, Nhà nước cần có sự phân cơng cụ thể tới các cơ quan chuyên trách soạn thảo, công bố, hướng dẫn thi hành pháp luật sử dụng các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản giải thích luật hoặc tổ chức các tọa đàm, hội thảo, đề án hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận chuyên sâu, nâng cao nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật, thói quen tuân thủ pháp luật và thực hành ứng dụng các văn bản pháp luật vào hoạt động thương mại thực tế.
Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên trách, cơ quan có liên quan đến tiếp nhận, tư vấn, giải quyết các sự vụ, tranh chấp vụ việc về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm ln có kế hoạch và hoạt động cụ thể, thường xuyên cập nhật, học tập, nâng cao tinh thần, kiến thức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, sự hiểu biết đầy đủ các văn bản pháp luật để tăng cường công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm.
Trong giai đoạn hệ thống pháp luật đang hoàn thiện, cơ quan Nhà nước khi tiếp nhận các thông tin, thắc mắc và sự vụ từ doanh nghiệp về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm cần có các phương án hướng dẫn cụ thể, giải thích rõ ràng cho doanh nghiệp, cá nhân nhận thức, nắm bắt được các quy định của pháp luật. Ngồi ra, cần khuyến khích, động viên các doanh nghiệp thực thi, tuân thủ theo pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, thông qua các buổi tọa đàm, đối thoại trực tiếp, hội thảo xây dựng luật, lấy ý kiến của các doanh nghiệp làm trọng điểm hoàn thiện, bổ sung các quy định của pháp luật.
Đối với các sự vụ tranh chấp về hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, các cơ quan chức năng tiếp nhận cần khẩn trương có phương án giải quyết, đồng thời vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, minh bạch, tránh các thủ tục rườm rà, phức tạp, thiếu chuyên môn.
3.2.Đề xuất một số giải pháp cụ thể tăng cường chất lượng thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm tại Công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương
3.2.1. Thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật
Công ty cần chủ động thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, thông tin pháp lý về các hoạt động, ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi, bổ sung của hệ thống pháp luật về ngành nghề kinh doanh của công ty không những giúp cơng ty có sự chuẩn bị, thay đổi phù hợp với pháp luật hiện hành mà cịn giúp cơng ty phịng, tránh được những rủi ro pháp lý. Ví dụ luật cơng nghiệp cơng nghệ số đang trong q trình xây dựng, công ty cần theo dõi thường xun các thơng tin chính thức về việc luật này được áp dụng
vào thời gian nào, điều chỉnh những nội dung gì, để cơng ty cập nhật vào nội dung của hợp đồng và áp dụng vào hoạt động thực tiễn của công ty.
3.2.2. Nâng cao trình độ pháp lý cho nhân viên
Thơng thường, q trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng, người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ ủy quyền cho một cá nhân hoặc một nhóm để trao đổi trực tiếp với khách hàng. Chính vì vậy, rủi ro hồn tồn có thể xảy ra nếu nhân sự được ủy quyền thiếu sót hiểu biết pháp lý, vơ ý hoặc cố ý dẫn đến các tranh chấp giữa công ty và khách hàng. Để hạn chế được những tranh chấp pháp lý phát sinh từ việc trao đổi thông tin từ nhân viên tới khách hàng, cũng như việc soạn thảo, rà soát, tư vấn, trao đổi các điều khoản với khách hàng, cơng ty cần thường xun có kế hoạch nâng cao trình độ pháp lý của nhân sự phụ trách của công ty. Việc cập nhật, đào tạo nhân viên về các vấn đề pháp lý giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, cơng ty phải nhận định rõ mức độ quan trọng, cần thiết của chức năng pháp chế doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, khi luật pháp trở nên phổ biến hơn đối với các hoạt động thương mại, từ đó cơng ty cần chú trọng có một bộ phận pháp chế với đội ngũ pháp chế có trình độ, chun mơn cao hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng, cũng như tham gia trực tiếp giải quyết các tranh chấp phát sinh. Một số cách thức thông dụng hiện nay các công ty đang áp dụng như thiết lập riêng một bộ phận pháp chế trong công ty, đối với với cách thức này địi hỏi doanh nghiệp có sự đầu tư lớn từ ban đầu về nguồn lực, phù hợp chủ yếu với nhóm doanh nghiệp vừa và lớn; cách thức phổ biến đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty khởi nghiệp còn yếu về nguồn lực là thuê dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật.
3.2.3. Xây dựng hợp đồng phù hợp với pháp luật hiện hành
Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định về hình thức hợp đồng dịch vụ nói chung “được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng
hành vi cụ thể” theo Khoản 1 Điều 74 Luật thương mại 2005, do đó, hình thức hợp
đồng cung ứng dịch vụ phần mềm cũng sẽ được thể hiện như trên. Tuy nhiên, hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm với đối tượng của hợp đồng là vơ hình với loại dịch vụ phức tạp hơn đối với dịch vụ thơng tường, chính vì vậy, về hình thức hợp đồng mà hai bên ký kết sẽ là dạng văn bản. Việc quy định và thống nhất sử dụng hình thức văn bản cho hợp đồng sẽ giúp các bên có căn cứ rõ ràng về các nội dung đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, các văn bản như biên bản nghiệm thu, biên bản thỏa thuận thống nhất về nội dung triển khai, biên bản ghi nhận yêu cầu của khách hàng, tài liệu phân tích, biên bản phân tích yêu cầu của khách hàng đều cần các bên ký nhận để làm căn cứ nếu phát sinh tranh chấp giữa các bên. Việc thực hiện cung ứng dịch vụ phần mềm thông thường sẽ được chia ra làm các giai đoạn và có tính chất lâu dài về thời gian, chính vì vậy việc các bên làm việc, trao đổi, xác nhận thông tin với nhau cần thiết được ghi nhận bằng văn bản.
b. Nội dung của hợp đồng
Hợp đồng mẫu của cơng ty hiện nay cịn nhiều điểm thiếu chặt chẽ về pháp lý, các điều khoản còn sơ sai, từ ngữ sử dụng chưa được rõ ràng về ý nghĩa, điều này sẽ dễ dẫn đến những hiểu lầm, tranh chấp trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng có tính chặt chẽ về mặt pháp lý, ngữ nghĩa rõ ràng, đầy đủ các điều khoản quan trọng sẽ giúp khách hàng có nhận định tốt, có sự yên tâm khi hợp tác cùng công ty. Trong các văn bản pháp luật không yêu cầu về nội dung cụ thể bắt buộc phải có trong hợp đồng mà các bên được quyền thỏa thuận về các điều khoản đưa vào hợp đồng. Tuy nhiên, việc soạn thảo một hợp đồng với nội dung đầy đủ, chặt chẽ nhất về đối tượng, chủ thể, giá cả quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý,… là điều cần thiết để các bên có sự ràng buộc cao nhất về trách nhiệm thực hiện hợp đồng của mình.
Nội dung hợp đồng cần có sự dẫn chiếu các văn bản luật điều chỉnh phù hợp với nội dung điều khoản và ý chí của các bên. Các điều khoản chung cơ bản của hợp đồng, doanh nghiệp cần đối chiếu với các quy định của BLDS 2015, Luật thương mại
2005, Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chung về hợp đồng khác. Hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm liên quan trực tiếp đến lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ số, phần mềm máy tính vì vậy, nội dung hợp đồng cần bổ sung và làm chặt chẽ các điều khoản đặc thù như điều khoản về sở hữu trí tuệ dẫn chiếu Luật sở hữu trí tuệ 2005, điều khoản giải thích từ ngữ chuyên ngành, đặc điểm, tính chất ngành dẫn chiếu Luật công nghệ thông tin 2006, Luật chuyển giao công nghệ 2017,… các văn bản chuyên ngành khác.
Việc xây dựng hợp đồng mẫu là rất quan trọng và cần thiết trong các giai đoạn hoạt động kinh doanh của cơng ty, giúp cơng ty có sự chuẩn bị chuyên nghiệp, chủ động, lường trước các rủi ro pháp lý có thể phát sinh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Q trình xây dựng hợp đồng mẫu địi hỏi cơng ty có sự đầu tư rõ ràng cho các bộ phận chuyên trách về vấn đề pháp lý doanh nghiệp bảo đảm hợp đồng mẫu hợp pháp với nội dung đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với ý chí của các bên khi tham gia hợp đồng.
Kết luận chương 3
Với mục tiêu, quan điểm, định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và điều chỉnh các hoạt động trong ngành cơng nghệ thơng tin nói riêng, từ việc phân tích thực trạng hiện nay ở chương 2, chương 3 các giải pháp, kiến nghị cụ thể đã được nêu cụ thể. Chương 3 tập trung đề xuất giải pháp hồn thiện các nội dung chính: bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong các văn bản pháp luật điều chỉnh chung về hợp đồng, hợp đồng dịch vụ và một số vấn đề về hồn thiện các văn bản luật chun ngành cơng nghệ thông tin trước thềm ban hành Luật công nghiệp công nghệ số. Để việc thực thi pháp luật có hiệu quả cao, việc ban hành các văn bản pháp luật chặt chẽ, đầy đủ là chưa đủ, mà bên cạnh đó, Nhà nước, các cơ quan quản lý phải có các biện pháp, kế hoạch cụ thể trong việc hướng dẫn thi hành pháp luật, khuyến khích, động viên tới các doanh nghiệp, phổ cập, tuyên truyền rộng rãi về các văn bản pháp luật chuyên ngành. Đối với các cơng ty nói chung và cơng ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương, để thực hiện pháp luật được hiệu quả, chính xác hơn, chương 3 cũng đã có đề xuất các giải pháp cụ thể tới cơng ty nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại của công ty.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong đà phát triển mạnh về kinh tế, tiềm năng phát triển về cơng nghệ số, đây là một trong những tín hiệu rất đáng mừng trong giai đoạn cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra rất sôi nổi trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng ngành nhanh có nhiều lợi ích, ưu điểm nhưng tồn tại khơng ít thách thức và khó khăn, một trong số đó là các cơng cụ quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực cịn nhiều thiếu sót. Lĩnh vực cơng nghệ thơng tin phát triển thúc đẩy số lượng các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này càng tăng cao, hợp đồng về cung ứng dịch vụ phần mềm ngày càng trở nên rộng rãi, phổ biến.
Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống, phân tích các vấn đề lý luận pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm, làm rõ được các khái niệm, đặc biệt là khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm. Từ việc tổng hợp và phân tích các đặc điểm, tính chất của hợp đồng, hợp đồng dịch vụ, phần mềm, ở chương 1 đã đưa ra được các đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm với những đặc điểm chung và đặc điểm riêng. Luận văn cũng phân tích và chỉ ra các nguồn luật, phân tích cụ thể các vấn đề pháp lý điều chỉnh hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm.
Từ những lập luận, phân tích, căn cứ lý luận pháp lý, luận văn phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm hiện nay nói chung và tại công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương nói riêng tồn tại nhiều khó khăn. Qua phân tích thực tiễn, nhận thấy các thiếu sót, hạn chế trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm nói riêng dẫn đến các tranh chấp, sự vụ, thực tế tại công ty Đông Dương. Luận văn chỉ ra hiệu quả áp dụng pháp luật hiện hành vào hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm hiện nay. Qua đó, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường chất lượng áp dụng, thực hiện pháp luật trong hoạt động kinh doanh thực tiễn tại các doanh nghiệp ngành công nghệ thơng tin, cơng nghệ số nói chung và cơng ty TNHH tư vấn phần mềm Đơng Dương nói riêng. Ngồi ra, cơng ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương cần có các biện pháp cụ thể đối với việc thực hiện pháp luật Việt Nam đối với
hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm để giúp cơng ty đạt được những lợi ích kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu tối đa các rủi ro pháp lý, tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đinh Ngô Thị Khánh Luy, Hợp đồng cung cấp dịch vụ phần mềm theo pháp
luật Việt Nam, qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Luật, Đại học Huế, Huế năm 2018
2. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luật bản án, NXB
Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, 2017
3. Đỗ Văn Đại, Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 22/2017
4. Hà Công Anh Bảo, Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về
hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ ,Trường đại học
Ngoại thương, Hà Nội năm 2015
5. Hoàng Minh Huệ, Một số vấn đề bảo hộ phần mềm máy tính hiện nay, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 596/2009
6. Kiều Thị Thùy Linh, Hợp đồng dịch vụ theo quy định pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Trường
đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2017
7. Kiều Thị Thùy Linh, Nghĩa vụ tiền hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng do hoàn
cảnh thay đổi trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật dân sự, Tạp chí Luật học, Số đặc
biệt/2015.
8. Ngơ Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng Phần chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
9. Nguyễn Đình Huy, Một vài suy nghĩ về bảo hộ phần mềm máy tính ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 8/2002.
10. Nguyễn Như Hà, Một hướng tiếp cận bảo hộ phần mềm máy tính trong thế giới hội nhập, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12(236)/2007
11. Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải, Sáng chế và mẫu hữu ích – Giảng dành cho