TY TNHH TƯ VẤN PHẦN MỀM ĐÔNG DƯƠNG
Từ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm ở chương 2, nhận thấy các khó khăn và thách thức cũng như những hạn chế, thiếu sót của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng như hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm tại công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương, chương 3 sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm tại công ty TNHH tư vấn phần mềm Đông Dương.
3.1.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụphần mềm phần mềm
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là “Phát triển khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Khoản 1 Điều 62 Hiến pháp 2013) đã cho thấy rõ nhiệm vụ quan
trọng hiện nay về phát triển khoa học công nghệ và đặc biệt quan trọng. Để bảo đảm phát triển khoa học công nghệ trong nước, tất yếu hệ thống pháp luật nước ta phải sớm được hoàn thiện. Dịch vụ phần mềm là một trong những cấu tạo của khoa học cơng nghệ, chính vì vậy, hồn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh dịch vụ phần mềm nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
a. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện các bộ luật, văn bản pháp luật điều chỉnh chung về hợp đồng dịch vụ.
Các văn bản pháp luật quy định, điều chỉnh chung về hợp đồng, hợp đồng dịch vụ hiện nay bao gồm tiêu biểu: Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005. Việc quy định các vấn đề pháp lý đối với hợp đồng dịch vụ hiện nay ở nước ta cịn nhiều bất cập, ví dụ như: quy định về chế tài xử lý vi phạm hợp đồng dịch vụ, quy định nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mới chỉ được đề cập ở mức độ rất tổng qt, chưa có tính cụ thể. Để quy định chặt chẽ hơn nghĩa vụ của các bên đối với hợp đồng dịch vụ, trong các văn bản pháp luật có thể xây dựng khái niệm, nội dung về nghĩa vụ tiền hợp đồng.
Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong hợp đồng dịch vụ là một khái niệm mới chưa có trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên trong một số các văn bản luật ở nước ngồi đã sử dụng khái niệm và có quy định cụ thể đối với nghĩa vụ này như: pháp luật Đức, Pháp; được thừa nhận trong phán quyết của tòa án (Anh, Hoa Kỳ); một số các bộ nguyên tắc về hợp đồng mang tính quốc tế như: nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế (Pricinples of international commercial contracts – PICC), nguyên tắc về luật hợp đồng Châu Âu (Priciples of European contract law – PECL). Nghĩa vụ tiền hợp đồng được thực hiện trước khi hợp đồng được giao kết thể hiện qua nghĩa vụ cung cấp thơng tin, bảo đảm tính trung thực, thiện chí. Thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng là cơ sở phát sinh nghĩa vụ pháp lý, khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, các bên sẽ chịu trách nhiệm của mình theo quy định. Phạm vi của nghĩa vụ tiền hợp đồng bao gồm: nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định phạm vi công việc trung thực, chính xác, nghĩa vụ cảnh báo của các bên về rủi ro có thể xảy ra, nghĩa vụ tơn trọng quyền trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nghĩa vụ đàm phán lại khi hoàn cảnh thay đổi. Khi phân tích nhỏ nghĩa vụ tiền hợp đồng cho thấy BLDS 2015 đã đề cập tới hai nghĩa vụ tôn trọng quyền trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ở Tiểu mục 1: Giao kết hợp đồng thuộc Mục 7: Hợp đồng (từ Điều 385 đến Điều 408 BLDS 2015); nghĩa vụ đàm phán lại khi hoàn cảnh thay đổi được quy định tại Điều 420 BLDS 2015. Do đó, có hai nghĩa vụ BLDS 2015, Luật thương mại 2005 và các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đề cập tới là nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến xác định phạm vi công việc và nghĩa vụ cảnh báo rủi ro có thể xảy ra. Đối với hợp đồng cung ứng dịch
vụ với tính chất của đối tượng là hợp đồng, cần thiết để xây dựng, bổ sung vào hệ thống pháp luật các quy định làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào hợp đồng hơn. Nghĩa vụ tiền hợp đồng sẽ xác định trách nhiệm từ đầu của các bên, trong đó bên thuê dịch vụ sẽ phải chịu trách nhiệm quan trọng đối với việc cung cấp thông tin liên quan đến yêu cầu về dịch vụ khách hàng mong muốn ký kết cùng bên cung ứng dịch vụ, điều này giúp hạn chế tối đa các rủi ro mà bên cung ứng dịch vụ gặp phải trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm nói riêng.
b. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện các bộ luật, văn bản pháp luật điều chỉnh ngành, lĩnh vực công nghệ thông tin.
Thực trạng hiện nay đã phân tích ở chương 2 cho thấy một số hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, phần mềm, điều đó cũng cho thấy sự cần thiết để hoàn thiện các bộ luật, văn bản pháp luật điều chỉnh ngành, lĩnh vực công nghệ thông tin. Các nghiên cứu, báo cáo từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia cũng đã chỉ ra những thiếu sót, bất cập của các văn bản luật chun ngành cơng nghệ thơng tin nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ phần mềm nói riêng.
Giữa năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị xây dựng Luật công nghiệp công nghệ số. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, dự thảo luật công nghiệp công nghệ số sẽ đưa ra các chính sách về đối tượng quản lý, các chính sách thúc đẩy phát triển cơng nghiệp cơng nghệ số, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách về bảo hộ, vốn, đầu tư và ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số. Luật Công nghiệp cơng nghệ số sẽ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp ICT, công nghiệp công nghệ số. Các điều luật sẽ được xây dựng linh hoạt, mềm dẻo để theo kịp thực tiễn và xu hướng phát triển; tạo môi tường thuận lợi nhằm phát triển công nghiệp ICT, công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, luật công nghiệp công nghệ số sẽ quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong thực thi chính sách thúc đẩy phát triển ngành. Luật công nghiệp công nghệ số với mục tiêu được xây dựng kế thừa những nội dung quy định phù hợp của luật công nghệ thông tin 2006 và đồng bộ với các văn bản pháp luật chuyên ngành
liên quan đồng thời, phù hợp với với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia có liên quan đến lĩnh vực công nghiệp ICT, công nghệ số. Đến tháng 5 năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin để hồn thiện các nội dung của luật cơng nghiệp cơng nghệ số. Mặc dù chưa có văn bản luật cơng nghiệp cơng nghệ số chính thức được ban hành, nhưng những định hướng và kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông về xây dựng, soạn thảo luật đã cho thấy những bước tiến triển mới trong hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và đối với hoạt động lĩnh vực cơng nghệ thơng tin nói riêng.
Tuy nhiên, dự thảo luật công nghiệp công nghệ số chưa đề cập đến việc tập trung làm rõ các khái niệm chuyên ngành lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, giải thích rõ ngơn từ sử dụng trong cơng nghệ thơng tin. Vì vậy kiến nghị bổ sung trong hệ thống các văn bản luật chuyên ngành công nghệ thông tin ban hành các văn bản chính thống làm căn cứ pháp lý quy định, giải nghĩa các khái niệm, từ ngữ sử dụng trong hợp đồng, hoạt động dân sự phát sinh liên quan tới lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm máy tính.