Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần vật liệu xây lắp gia lai luận văn thạc sĩ (Trang 87)

BÁO CÁO THÀNH QUẢ

TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM ĐẦU TƯ

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU Thực tế Dự tốn/ Kế hoạch Chênh lệch Phạm vi trách nhiệm Mức % Có thể kiểm soat Khơng thể kiểm sốt 1. Kết quả :

RI=LN– [Vbq x ROI mong muốn)

Hoặc EVA - Lợi nhuận - Vốn đầu tư - ROI mong muốn

2. Hiệu quả : ROI =(Ln/DT) X (DT/Vbq)

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

- Hệ số vịng quay vốn

3. Phân tích nguyên nhân

- Lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

- Hệ số vòng quay vốn - Vốn hoạt động

4. Vốn đầu tư mới

5. Vốn đầu tư khơng có khả năng thu hồi

3.2.4. Giải pháp về mặt hiệu quả và tiết kiệm của việc tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty

Tổ chức bộ máy kế tốn cần phải căn cứ vào qui mơ, vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý cũng như vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp có tổ chức hệ thống kế tốn trách nhiệm.

Hệ thống kế toán trách nhiệm được tổ chức nhằm xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quá trình thu thập, xử lý thơng tin và xây dựng hệ thống báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện phục vụ cho việc đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở từng bộ phận, đơn vị và quản lý ra quyết định.

Với điều kiện hiện nay tại Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai, để vận hành tốt hệ thống kế tốn trách nhiệm thì nên xây dựng bộ máy kế toán của cơng ty theo mơ hình kết hợp kế tốn quản trị và kế tốn tài chính trong cùng một hệ thống kế toán là phù hợp, bởi mơ hình này cho phép kế thừa được những nội dung của kế tốn tài chính đã tồn tại và biểu hiện cụ thể trong hệ thống kế toán hiện hành, và hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng thành một bộ phận chun mơn riêng được đặt trong bộ phận kế tốn quản trị.

Theo mơ hình này kế tốn trưởng chịu trách nhiệm chung về tồn bộ cơng tác kế toán trong doanh nghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo…nhằm cung thông tin cho nhà quản trị. Các bộ phận kế tốn có chức năng thu thập và cung cấp thơng tin kế toán vừa tổng hợp, vừa chi tiết...đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý. Kế toán quản trị đặt trọng tâm vào việc xây dựng, kiểm tra, xác định và hoạch định các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống kế tốn trách nhiệm sẽ thực hiện nhiệm vụ ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện nhằm phục vụ cho các nhà quản lý kiểm sốt được hoạt động và chi phí của họ.

Nhóm thực hiện nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm

Bộ máy kế toán

Kế toán quản trị Kế tốn tài chính

Nhóm thu thập thơng tin, lập chứng từ

Nhóm thực hiện nhiệm vụ của kế tốn tài chính

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn kết hợp

Mơ hình này u cầu bộ máy kế tốn hình thành nên 3 nhóm với các nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng cụ thể như sau:

Nhóm 1: Thu thập thơng tin cần thiết và lập chứng từ có liên quan. Nhóm 2: Lập Báo cáo tài chính phục vụ cho cơng tác kế tốn tài chính

Trên cơ sở các chứng từ được lập, tiến hành thực hiện các thao tác, nghiệp vụ kế tốn tài chính để cho ra sản phẩm cuối cùng của kế tốn là Báo cáo tài chính.

Nhóm 3: Lập các báo cáo thành quả trách nhiệm cho từng trung tâm, phục vụ

cho công tác kế tốn trách nhiệm.

Thơng tin sau khi được thu thập qua các chứng từ, biểu mẫu cần phải được xử lý rồi mới được cung cấp cho các nhà quản trị ở từng cấp quản lý tương ứng để ra quyết định. Việc xử lý thơng tin này có thể được thực hiện qua các phần mềm máy tính hoặc kết hợp với việc phân tích thủ cơng, tùy theo trình độ áp dụng cơng nghệ và hiểu biết về công nghệ thông tin của từng nhà quản trị. Việc lập các báo cáo trách nhiệm cần thực thi theo các nội dung sau:

- Mục đích báo cáo: dựa vào mục tiêu chung của tồn Cơng ty kết hợp với mục đích thu thập thơng tin của từng bộ phận, đơn vị để hình thành từng báo cáo riêng.

- Biểu mẫu báo cáo: Mọi báo cáo cần được trình bày trên các biểu mẫu thống nhất đã được quy định. Cụ thể:

+ Đối với trung tâm trách nhiệm chi phí: sẽ lập các báo cáo như báo cáo thực hiện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, báo cáo thực hiện hạn mức chi phí hành chính, hạn mức chi phí marketing, hạn mức chi phí nghiên cứu hay báo cáo biến động các loại chi phí: ngun vật liệu trực tiếp, nhân cơng trực tiếp…

+ Đối với trung tâm trách nhiệm lợi nhuận: lập các báo cáo lợi nhuận hoạt động bộ phận, báo cáo lợi nhuận tồn doanh nghiệp, báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận…

+ Đối với trung tâm đầu tư: lập báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư, báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư…

- Cơ sở dữ liệu phục vụ việc lập báo cáo: từ các chứng từ gốc và các chứng từ kế tốn có liên quan.

- Nhân sự liên quan: người lập báo cáo, người nhận báo cáo.

- Thời gian báo cáo: cần xác định rõ kỳ báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm để các báo cáo được lập đúng hạn, kịp thời.

3.3. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHẢ THI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG ĐỀ XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện mơ hình kế tốn trách dựa trên hệ thống kế tốn trách nhiệm hiện có tại Cơng ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai được thực hiện dựa trên đặc điểm tổ chức quản lý, sự phân cấp phân quyền cụ thể phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.

Với các yêu cầu về đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới phương pháp đánh giá trách nhiệm tiến tới xác lập, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới và hồn thiện mình.

Qua nghiên tình hình tổ chức hệ thống kế tốn trách nhiệm Cơng ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai, tác giả nhận thấy các yêu cầu về đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới phương pháp đánh giá trách nhiệm … tiến tới xác lập, hoàn thiện hệ

thống tổ chức quản lý doanh nghiệp tất yếu. Điều phù hợp với việc quan sát trong các doanh nghiệp Nhà nước khác kể cả chưa cổ phần hóa cũng như đã cổ phần hóa, có rất nhiều điểm tương đồng về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý… mà ở đó đặt ra u cầu về thực hiện, hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm. Vì vậy, tuy với giải pháp hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm cụ thể cho Cơng ty Cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai nhưng tác giả hy vọng sẽ góp phần tạo ra mơ hình hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm cho một số doanh nghiệp tương đồng khác ở Việt Nam. Mơ hình tổng thể đó là: để xây dựng, hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm cho mỗi doanh nghiệp cần:

- Xác lập phân cấp, phân quyền;

- Xác lập hệ thống trách nhiệm và xây dựng các trung tâm trách nhiệm;

- Xây dựng các báo cáo trách nhiệm bao gồm: báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện và báo cáo đánh giá.

- Xác lập các chỉ tiêu đo lường, đánh giá các trung tâm trách nhiệm; - Xây dựng quy trình thực hiện cụ thể.

Với những giải pháp hỗ trợ trên cùng với những nội dung phải tiến hành khi xây dựng, hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm chính là một nền tảng cho sự hịa hợp, thực thi hệ thống kế toán trách nhiệm cũng như đảm bảo cho tính khả thi của hệ thống kế tốn trách nhiệm. Và, hệ thống kế tốn sẽ được thực thi có hiệu quả nếu được áp dụng trong môi trường công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm kế tốn tích hợp ERP, có phân chia theo mã số từng chi nhánh, xí nghiệp riêng biệt để dễ quản lý, kiểm sốt doanh thu – chi phí và lợi nhuận, tránh sự nhầm lẫm, chồng chéo giữa các đơn vị này.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác kế tốn trách nhiệm tại Công ty cổ phần vật liệu và xây lắp Gia Lai tác giả nhận thấy bên cạnh nhưng mặt đạt được vẫn cịn nhưng tồn tại mà Ban lãnh đạo Cơng ty cần phải quan tâm, khắc phục. Việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý xuất phát trên nguyên tắc khắc phục những nhược điểm mà cơng tác kế tốn của công ty đang gặp phải đồng thời tận dụng và phát huy những ưu điểm hiện có để xây dựng thành cơng một hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý mang tính khả thi cao, mang những đặc thù riêng của công ty, không gây xáo trộn lớn trong công tác tổ chức nhưng đồng thời cũng không xa rời những nguyên tắc cơ bản của kế toán trách nhiệm. Kết hợp giữa thực tế và lý luận trong chương 3 của luận văn, tác giả có đưa ra một số quan điểm hồn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm như: định vị vị trí kế tốn trách nhiệm, định vị tiêu chuẩn định tính kế toán trách nhiệm, định vị nội dung kế toán trách nhiệm và về mặt hiệu quả và tiết kiệm về tổ chức kế toán trách nhiệm tại cơng ty. Từ đó, nêu lên những triển vọng phát triển kế tốn trách nhiệm tại các doanh nghiệp khác.

KẾT LUẬN

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế tốn quản trị và cịn là một khái niệm tương đối mới với một số doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Trong khi đó kế toán trách nhiệm là một trong những cách thức tiên tiến trên thế giới để quản lý nội bộ doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tổ chức mơ hình kế tốn trách nhiệm để có một hệ thống cung cấp thơng tin tin cậy và sự kiểm soát chặt chẽ.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến thành quả hoạt động của nhân viên mình. Kế tốn trách nhiệm là công cụ đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp.

Đề tài này đã trình bày các khái niệm và vai trị của kế toán trách nhiệm. Là một phần của kế toán quản trị, kế tốn trách nhiệm đóng vai trị cung cấp thơng tin cho các nhà quản trị trong việc tổ chức và điều hành Công ty, đồng thời giúp cho nhà quản trị kiểm soát quản lý, đánh giá và điều chỉnh nhằm hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Đề tài đã phản ánh được thực trạng tổ chức kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Vật liệu và xây lắp Gia Lai. Trên cơ sở thực tế kết hợp với những lý luận, tác giả đã đưa ra các giải pháp tổ chức hệ thống kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty. Nhìn chung, qua q trình nghiên cứu cơng tác kế tốn tại Cơng ty cổ phần vật liệu và xây lắp Gia Lai, tác giả nhận thấy, việc tổ chức kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Tổ chức thành cơng hệ thống kế tốn trách nhiệm sẽ giúp Cơng ty có được một hệ thống cung cấp các thông tin tin cậy, giúp cho việc đánh giá và kiểm soát chặt chẽ các đơn vị, bộ phận trong Công ty, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơng ty.

Để hồn thành luận văn này, tác giả chân thành biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo khoa Kế tốn – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS. Huỳnh Lợi và tập thể lãnh đạo, nhân viên Công ty Cổ phần Vật liệu và xây lắp Gia Lai cùng đồng nghiệp cơ quan, người thân, bạn bè.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính (2012), Cơng ty cổ phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai.

2. Bộ tài chính – Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.

3. Bộ tài chính – Thơng tư số 244/2009/TT-BTC về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế tốn doanh nghiệp.

4. Bộ tài chính – Thơng tư số 53/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn áp dụng kế tốn quản trị trong doanh nghiệp.

5. Đồn Ngọc Quế, Bài giảng Kế toán quản trị cao cấp, dùng cho học viên cao học.

6. Đồn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực, Kế toán quản trị, Nhà Xuất bản lao động.

7. Huỳnh Lợi & Nguyễn Khắc Tâm (2001), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống

kê.

8. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 9. Huỳnh Lợi (2009), Kế tốn chi phí, Nhà xuất bản Giao thơng vận tải.

10. Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Trần Phước, Trần Văn Tùng, Phạm Xuân Thành (2010), Mơ hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết, Nhà xuất bản Phương Đông.

11. Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê.

12. Phạm Văn Dược & Huỳnh Lợi (2009), Mơ hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính.

13. Phạm Văn Dược, Phạm Ngọc Tồn, Trần Văn Tùng (2009), Thiết kế hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm bộ phận cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.

14. Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (1993), Kế tốn quản trị, NXB Giao

B.Tiếng Anh

15. Akira Nishimura (2003), Management accounting feed forward and asian perspectives, Palgrave Macmillan

16. Anthony A. Atkinson & Robert S. Kaplan (1998), Advance Management Accounting, 3rd Edition, Prentice Hall International Inc.

17. H.Thomas Johnson, Robert S.Kaplan (1987), Relevance lost the rise and fall of

management Accounting, Harvard Business School Press

18. IFAC, Management Accounting Concepts

19. Kim Langfield-Smith, Helen Thorne, and Ronald Hilton (2012), Management Accounting – Information for creating and managing value, the McGraw-Hill

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần vật liệu xây lắp gia lai luận văn thạc sĩ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w