PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
2.4.1 CÁC BIẾN ĐO LƢỜNG VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU:
Dựa trên các nhân tố cơ bản tác động đến lạm phát qua các kênh truyền dẫn đồng thời để làm rõ phản ứng của lạm phát trước các thay đổi bất ngờ trong chính sách tiền tệ, bài luận phân chia các cú sốc thành 5 nhóm: (1) cú sốc giá của khu vực nước ngồi; (2) cú sốc trong tỷ giá; (3) cú sốc trong chính sách tiền tệ; (4) cú sốc trong tổng cầu; và (5) cú sốc trong tổng cung. Từ đó bài luận trình bày bao gồm bảy biến đại diện cho các cú sốc trên. Biến giá dầu (OIL) đại diện cho cú sốc bên ngoài, tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng đa phương (NEER) đại diện cho cú sốc tỷ giá, cung tiền (M2) và lãi suất tái chiết khấu (LSTCK) đại diện cho cú sốc chính sách tiển tệ, lỗ hổng sản lượng (GAP) đại diện cho phía cầu, biến xuất khẩu rịng (XKR) đại diện cho cú sốc phía cung, biến chỉ số gía tiêu dùng (CPI) đại diện cho lạm phát.
Tất cả dữ liệu đều lấy theo tháng từ 1/2004- 5/2011. Các biến đều được sử dụng dưới dạng logarit cơ số tự nhiên ngoại trừ LSTCK. Các biến CPI,M2,XKR,GAP,OIL đều được điều chỉnh mùa vụ trước khi lấy logarit. Biến GAP được tính từ chênh lệch của sản lượng công nghiệp thực tế và sản lượng công nghiệp tiềm năng và giá trị sản lượng công nghiệp tiềm năng được tính từ sản lượng công nghiệp thực tế và dùng phương pháp lọc Hodric- Prescott để tách xu thế dài hạn của giá trị sản lượng công nghiệp.
Bảng 2.1: Hệ thống các biến trong mơ hình
Các biến trong mơ hình Viết tắt Thời gian Nguồn
Chỉ số giá tiêu dung CPI 1:2004-5:2011 Bộ công thƣơng
Tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng đa phương
NEER 1:2004-5:2011 Datastream
Cung tiền M2 1:2004-5:2011 WB
Lãi suất tái chiết khấu LSTCK 1:2004-5:2011 NHNN
Xuất khẫu rịng XKR 1:2004-5:2011 Datastream
Lỗ hồng sản lượng cơng nghiệp
GAP 1:2004-5:2011 GSC
Gía dầu OIL 1:2004-5:2011 EIA