PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
2.4.2.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG: Mơ hình VAR (1)
LƢỢNG: Mơ hình VAR (1)
Kiểm định độ trễ tối ƣu của mơ hình: độ trễ trong mơ hình VAR thường được lựa chọn dựa trên các kiểm định Akaike Information Criterion (AIC), Schwarz Information Criterion (SC). LR (Likelihood-Ratio test), FPE (Final Prediction Error), và HQIC (Hannan and Quinn Information Criterion) để tìm kiếm độ trễ tối ưu cho các biến của mơ hình.Theo kiểm định LR, FPE, AIC, SC,HQ đều chọn độ trễ tối ưu là 1 và mơ hình là ổn định. (xem phụ lục , bảng 3)
Bảng 2.2 : Chọn độ trễ tối ƣu cho mơ hình VAR (1)
Kiểm định nhân quả Granger: cho thấy M2 thay đổi làm thay đổi LSTCK, kết quả
giống với nhiều nghiên cứu trước đây, khi cung tiền tăng thì theo quy luật lãi suất giảm, và ngược lại, LSTCK thay đổi cũng làm thay đổi M2, điều này được lý giải vì LSTCK tăng thì ngân hàng thương mại sẽ cho vay với lãi suất cao hơn thì nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm xuống và kênh tín dụng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Ta cũng tìm thấy mối quan hệ tương tự đối với CPI và LSTCK. Khi NHNN tăng lãi suất tái chiết khấu đã phát đi một tín hiệu thắt chặt tiền tệ sắp áp dụng dẫn đến kỳ vọng lạm phát giảm. Người dân sẽ tạm thời không tiêu dùng mà tăng tiết kiệm vì họ nghĩ lãi suất sẽ giảm nên họ sẽ gửi tiêt kiệm với kỳ hạn dài để giữ lãi suất cao, làm cầu giảm.(xem phụ lục, bảng 2)
Kiểm định tính tự quan của phần dƣ : kết quả của kiểm định Portmanteau dựa trên
thống kê Q cho thấy với các bước trễ khác nhau, giá trị p của thống kê Q đều> 5%, tức là chúng ta chấp nhận giả thiết Ho (khơng có tự tương quan của phần dư). Như vậy mơ hình thỏa mãn giả thiết về tính khơng tự tương quan của phần dư.( xem phụ lục, bảng 4)
Kết quả phân tích bằng hàm phản ứng xung(impulse response): bổ sung cho phần kiểm định nhân quả thì LSTCK tăng sẽ làm CPI tăng nhưng sau đó giảm từ độ trễ kỳ 4 và về 0 ở kỳ 10 . Khi M2 tăng không do ý muốn của NHNN thì NHNN sẽ tìm tăng LSTCK để giảm cung tiền M2, ban đầu LSTCK tăng nhưng bắt đầu giảm từ kỳ 3.CPI ảnh hưởng từ biến trễ của nó là ảnh hưởng này giảm đi từ kỳ 8.(xem phụ lục, bảng 5)
Kết quả phân rã phƣơng sai (variance Decomposition): cho ta biết mức độ biến
người dân có khuynh hướng kỳ vọng dựa vào lạm phát trong quá khứ, LSTCK (gần 7 %) và M2 (gần 1%) thì tác động đến CPI khơng nhiều.
Yếu tố LSTCK thay đổi cũng phần lớn từ cú sốc chính nó nhưng sau đó giảm dần, hiện tượng này do tình trạng áp chế tài chính. NHNN áp trần lãi suất và quy định lãi suất đối với một số khoản cho vay theo chính sách nên lãi suất khơng hồn tồn phản ánh theo thị trường. Yếu tố CPI thì tăng dần mức độ tác động của nó đến LSTCK, cung tiền M2 thì khơng ảnh hưởng nhiều đến biến đổi LSTCK.(xem phụ lục, bảng 6)
Mơ hình VAR (2)
Kiểm định độ trễ tối ƣu của mơ hình: Tương tự như mơ hình VAR(1)
Theo kiểm định LR, FPE,AIC thì chọn độ trễ tối ưu là 2 và kiểm định mơ hình là ổn định. (xem phụ lục, bảng 7)
Bảng 2.3 Chọn độ trễ tối ƣu cho mơ hình VAR (2)
Kiểm định nhân quả Granger: cho thấy một sự thay đổi NEER và XKR tác động đến CPI.Vì Việt Nam là nước có tỷ trọng nhập khẩu tương đối lớn nên khi NEER thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu (xuất khẩu ròng thay đổi) làm ảnh hưởng đến giá nhập khẩu và cuối cùng tác động đến CPI. Ta lại khơng thấy có mối quan hệ của CPI và LSTCK như mơ hình VAR (1). Đúng như kênh truyền tải tỷ giá, khi M2 thay đổi làm LSTCK thay đổi tác động đến NEER, sau đó tác động đến XKR và cuối cùng làm thay đổi CPI. Ta thấy được tại Việt Nam thì tỷ giá thay đổi làm ảnh hưởng đến CPI.
Choudhri và Hakura (2001) cho rằng một tác động ở mức độ thấp của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá sẽ giúp một quốc gia có nhiều cơ hội hơn để theo đuổi một chính sách
tiền tệ độc lập. Điều này cũng giúp quốc gia đó dễ dàng triển khai chính sách lạm phát mục tiêu so với các quốc gia có mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá cả lớn. (xem phụ lục, bảng 8)
Kiểm định tính tự quan của phần dƣ : kết quả của kiểm định Portmanteau dựa
trên thống kê Q cho thấy với các bước trễ khác nhau, giá trị p của thống kê Q đều> 5%, tức là chúng ta chấp nhận giả thiết Ho (khơng có tự tương quan của phần dư). Như vậy mơ hình thỏa mãn giả thiết về tính khơng tự tương quan của phần dư.( xem phụ lục,bảng 9)
Kết quả phân tích bằng hàm phản ứng xung((impulse response): cho thấy CPI chịu ảnh hưởng mạnh từ cú sốc tỷ giá bắt đầu ở kỳ thứ 2. Do ta là nước có tỷ trọng xuất nhập khẩu tương đối lớn nên khi tỷ gía thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số gía trong nền kinh tế. Kết quả phản ứng xung cũng cho thấy CPI chịu tác động mạnh ngay tức thời từ cú sốc LSTCK nhưng sau đó giảm dần và tắt hẳn từ kỳ thứ 7.Trước tiên, LSTCK tăng phát đi thông điệp cho các ngân hàng, doanh nghiệp, hộ gia đình là chi phí sản xuất sẽ tăng và kéo theo gía các hàng hóa tăng , người bán sẽ tăng gía bán dù là nhà sản suất chưa tăng gía bán, hiện tượng đầu cơ tích trữ cũng góp phần làm cho gía tăng nhưng sau đó thì giá giảm trở lại vì có thể do chi phí nhà sản xuất khơng tăng hoặc họ cố gắng tạm thời khơng tăng gía bán trong ngắn hạn. M2 tăng làm cho CPI bắt đầu tăng từ kỳ thứ 2 đạt cực đại tại kỳ thứ 3 nhưng sau đó giảm và tắt hẳn tại kỳ thứ 4. (xem phụ lục, bảng 10)
Kết quả phân rã phƣơng sai (variance Decomposition): cho thấy CPI chịu ảnh hưởng phần lớn bởi cú sốc từ trễ của chính nó là chủ yếu, còn các yếu tố khác thì ít tác động. Do nhiều yếu tố khác làm tâm lý và kỳ vọng lạm phát của người dân thay đổi liên tục làm cho họ có những lựa chọn ngược và làm cho diễn biến giá cả càng phức tạp. Kết quả mơ hình cũng cho ta thấy lạm phát tại Việt Nam không phải do phía cầu gây ra vì biến GAP đóng góp vào biến động CPI rất thấp.(xem phụ lục, bảng 11)