Bài học kinh nghiệm“Lean manufacturing”từ hệ thống của Dell

Một phần của tài liệu Áp dụng logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH nhựa long thành (Trang 36)

1.7.2.1. Khái niệm Lean Manufacturing

Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production (tạm dịch là Sản Xuất Tinh Gọn), là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong q trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất.

( Nguồn : Bài giảng Logistics của GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân )[6]

1.7.2.2 Bài học kinh nghiệm áp dụng logistics của Dell a. Quản trị đầu vào

+ Chọn nhà cung cấp kỹ lưỡng: Dell chọn nhà cung cấp rất kỹ lưỡng, nếu họ không theo kịp, họ sẽ bị loại. Thông thường, Dell đi với các nhà cung cấp lớn vì sự tăng trưởng của nó sẽ ít gây khó khăn cho các nhà cung cấp đó. Để trở thành nhà cung cấp của Dell thì phải làm việc theo cách của Dell. Họ phải đủ linh họat, giá đủ cạnh tranh, và trên hết là đủ nhanh để cạnh tranh theo điều kiện của Dell.

+ Giảm số nhà cung cấp: có lúc số lượng nhà cung cấp của Dell lên đến 500.

Khi giới hạn số nhà cung cấp, Dell chọn các nhà cung cấp lớn. Các nhà cung cấp này đề nghị những sản phẩm khác nhau mà Dell quan tâm, cho phép Dell hạ thấp số nhà cung cấp. Việc này cũng nâng khối lượng công việc của mỗi nhà cung cấp với Dell, Dell điều chỉnh để họ bắt nhịp tốt hơn với những gì Dell cần và địi hỏi.

Hiện nay, số lượng nhà cung cấp của Dell là khoảng 53 nhà cung cấp, hầu hết là những nhà cung cấp lớn và có uy tín như: Fujitsu, Hitachi, IBM, Microsoft…

+ Thay hàng tồn kho bằng thông tin: then chốt là cung cấp cho nhà cung cấp tất cả các thông tin họ cần, giữ liên hệ chặt chẽ hơn với nhà cung cấp. Dell đã hồn tồn tự động hóa khả năng nhận hàng ngàn đơn đặt hàng, chuyển chúng ra hàng triệu nhu cầu về linh kiện và làm việc trực tiếp với nhà cung cấp của mình để chế tạo và giao sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Trên thực tế, hơn 90% lượng linh kiện Dell mua được thực hiện trên internet, nhà cung cấp sử dụng một cổng internet để xem nhu cầu của Dell và những thay đổi trong dự báo họat động

thị trường, và để xác nhận khả năng đáp ứng nhu cầu giao hàng của Dell. Do đó, khi các xưởng của Dell nhận đơn đặt hàng và lịch trình lắp ráp, tín hiệu khởi động sẽ được gửi tới nhà cung cấp, nhà cung cấp sẽ giao nguyên vật liệu thẳng cho các dây chuyển lắp ráp của Dell. Việc này làm tăng hiệu năng của dây chuyền cung ứng và hoàn thành đơn đặt hàng nhanh, đáng tin cậy.

Kỹ thuật tự động hóa đã giúp Dell phản ứng nhanh hơn để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng có thể xảy ra, giúp ngăn ngừa linh kiện trở nên lỗi thời, cải thiện thời gian đáp ứng qua dây chuyển cung ứng bằng cách cung cấp một hình ảnh tồn cầu về tình trạng cung cầu ở bất cứ địa điểm cụ thể nào của Dell, bất cứ lúc nào.

+ Để nhà cung cấp giữ hàng tồn kho: Dell có khả năng hoạt động chỉ với hàng tồn kho đủ dùng trong hai giờ vì nó có thể đặt hàng linh kiện được nhà cung cấp đưa tới nhanh. Tuy nhiên, nhà cung cấp lại chính là người ơm hàng tồn kho. Dell bắt nhà cung cấp giữ hàng tồn kho ở gần, duy trì những mối kết nối chặt chẽ với nhà cung cấp.

b. Quản trị tồn kho

+ Tồn kho gần như bằng 0: Dell nổi tiếng với việc loại bỏ hoàn toàn hàng dữ trữ. Đối với Dell thì tồn kho giống như cá, càng giữ con cá lâu thì càng nhanh chóng làm cho nó hỏng. Chính bởi vì chu kỳ sống ngắn, linh kiện máy tính giảm giá liên tục ở mọi nơi từ một nữa đến cho không mỗi tuần. Giảm tồn kho không chỉ là một việc làm cho kho gọn gàng mà nó cịn là một yêu cầu bắt buộc trong tài chính doanh nghiệp của Dell. Dell đã vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm của Lean manufacturing - lưu kho khơng phải là có tài sản dự trữ mà là lãng phí hoặc phải mất chi phí. Trong quan điểm Dell, các cơng ty giữ tồn kho như một sự bảo hiểm đối với như dự báo tồi và khơng có khả năng nắm bắt được tồn bộ chuỗi cung ứng. Đối với Dell, tồn kho nó phải đáp ứng được cầu vốn thay đổi liên tục, với một lượng cung vừa đủ. Tồn kho nhiều khơng có nghĩa là khơng sợ thiếu hụt. Thậm chí nếu đầy linh kiện trong kho nhưng khơng có thứ chúng ta cần thì tồn kho càng làm tăng thêm chi phí.

c. Quản trị đầu ra

Để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần của mình, Dell đã xây dựng một mơ hình thương mại điện tử điển hình để quản trị tốt đầu ra, cụ thể Dell bắt đầu bằng mơ hình marketing trực tiếp đối với máy tính cá nhân, sau đó là kinh doanh qua mạng.

+ Bán hàng trực tiếp: Dell nhanh chóng trở thành người tiên phong cung cấp các sản phẩm và dịch vụ máy tính cho các cơng ty lớn hàng đầu thế giới và cũng là một trong những cơng ty sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới.

+ Sản xuất theo đơn đặt hàng (BTO- Build to Order): Dell bắt đầu công việc kinh doanh bằng việc sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty sẽ “sản xuất theo yêu cầu của khách hàng” dựa trên nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

+ Dành thời gian nhiều hơn cho khách hàng: dù là một Tổng giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh hay một phụ trách bộ phận kế tốn, khơng có phương pháp nào đơn giản hơn là thường xuyên gặp gỡ khách hàng. Những Tổng giám đốc hàng đầu cho biết, họ dành đến 50% thời gian cho khách hàng, và thơng thường đó là phần quan trọng nhất trong một ngày làm việc.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Logistics là q trình tối ưu hố về vị trí, thời gian, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cung ứng đến tay người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Thực chất logistics được ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, sau những năm 1960 đến nay chuỗi cung ứng được ứng rộng rãi và mang lại hiệu quả rất rõ trong tất cả các ngành kinh tế và quản lý xã hội. Nó giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất, tức nâng cao hiệu quả cơng việc của họ.

Có thể nói nguyên tắc chủ đạo của Lean và JIT là gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc liên tục loại bỏ lãng phí trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy việc vận dụng hai triết lý này là vơ cùng cần thiết trong

tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay nhằm tạo ra lợi thế canh tranh cho doanh nghiệp. Lean manufacturing đã được nhiều tập đoàn kinh tế trên thế giới vận dụng và đã đem đến cho họ những thành công đáng kể. Qua chương 1 chúng ta sẽ tìm hiểu việc vận dụng bài học kinh nghiệm này của một tập đồn sản xuất máy tính và xe hơi nổi tiếng trên thế giới, để thấy được họ đã vận dụng cụ thế như thế nào vào lĩnh vực hoạt động của mình và thành cơng ra sao.

Công ty nào cũng ln tìm mọi cách để tạo một kênh liên lạc thông suốt giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở khả năng sinh lời, giảm chi phí, tăng thị phần và giành được đơng đảo khách hàng. Vì lý do đó, quản trị logistics được xem như một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc chia sẻ dữ liệu kinh doanh sẽ khơng bị bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp, mà đã lan truyền đến nhà cung ứng, nhà sản xuất và nhà phân phối. Có thể nói, logistics ln chú trọng tới mọi hoạt động sản xuất của công ty, cả trong hiện tại lẫn tương lai, nhằm cân đối giữa cung và cầu, đồng thời phản hồi lại sự thay đổi trên thị trường.

Đối với từng doanh nghiệp, từng vùng hay mỗi quốc gia, nơi nào có chi phí logistics trong chuỗi cung ứng thấp nhất sẽ có lợi thế hơn so với những đơn vị khác, quốc gia khác. Với mục tiêu phân tích nhằm quản trị logistics tốt hơn, đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm cho sản phẩm. Thiết kế hệ thống cơ sở cho phép tiết kiệm được chi phí ở tất cả các khâu cả đầu vào lẫn đầu ra của hệ thống logistics chuỗi. Trong thực tế, giá cả của cùng một mặt hàng trên các thị trường không bằng nhau một phần lớn là do khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ không bằng nhau. Quản trị logistics tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng với chi phí thấp nhất, nhưng muốn ứng dụng được thì trước hết phải hiểu rõ, phân tích, đánh giá đúng hiện trạng qui trình họa động dịch vụ các nhân tố trong qui trình logistics. Vấn đề đó được tác giả khảo sát thực tế, phân tích và đánh giá chi tiết ở từng khâu và tồn bộ qui trình logistics trong chương sau.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA LONG THÀNH

2.1 Giới thiệu tổng quan Công ty TNHH Nhựa Long Thành 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Tên công ty : TNHH Nhựa Long Thành

Địa chỉ giấy phép : 8 Kim Biên –Phường 13 –Quận 5 –Hồ Chí Minh Văn phịng : 2-4 Nguyễn Xuân Phụng –Phường 2 –Quận 6 –Hồ Chí Minh Nhà máy: 135A Hồ Học Lãm –Phường An Lạc – Bình Tân- Hồ Chí Minh

Cơng ty TNHH nhựa Long Thành là một trong những Công ty nhựa hàng đầu ở Việt Nam, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa gia dụng và nhựa công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nhựa công nghiệp kỹ thuật cao. Với phương châm “CHẤT LƯỢNG – NHANH CHĨNG – HIỆU QUẢ”, cơng ty cố gắng thoả mãn yêu cầu của khách hàng ở mức cao nhất và luôn mãi là bạn đồng hành đáng tin cậy đối với các khách hàng trong và ngoài nước.

Khởi nghiệp chỉ là cơ sở Nhựa Long Thành vào năm 1990 và đến 1996 đã được UBND TP cấp giấy phép thành lập công ty TNHH Nhựa Long Thành với tổng số vốn đầu tư 2.000.000.000VND, diện tích xưởng là 7.157 m2. Khơng bằng lịng với thực tế, từng bước khắc phục khó khăn, củng cố bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã liên tục lớn mạnh và phát triển khơng ngừng.

Diện tích nhà máy: 60.000m2

Hiện nay, công ty đã nâng tổng số vốn đầu tư lên đến 180.000.000.000VND, trong đó đầu tư cho máy móc thiết bị, đổi mới cơng nghệ là 160.000.000.000VND, tổng diện tích nhà xưởng là 60.000m2 tăng gấp 08 lần so với diện tích ban đầu. Tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định, tạo được nhiều sản phẩm chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Do có một chiến lược đầu tư đúng hướng, biết ứng dụng khoa học công nghệ mới, và mạnh dạn đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, chất lượng mẫu mã sản phẩm đã không ngừng nâng cao và cải tiến. Các dây chuyền hệ thống máy ép phun, máy thổi mới 100% liên tục được nhập về từ Đức, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…để tạo ra các sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú.

Công ty nhựa Long Thành chuyên sản xuất kinh doanh:

+. Các sản phẩm nhựa công nghiệp: pallet nhựa, két bia, két nước giải khát, container, thùng rác...

+ Sản phẩm nhựa kỹ thuật cao: vỏ ti vi, vi tính, phụ kiện nhựa cho xe máy, quạt máy, tủ lạnh...

+ Sản phẩm nhựa gia dụng: bàn, ghế, thùng đá...

+ Bao bì nhựa nơng dược: Chai Coex nhiều lớp từ 50ml đến 1000ml: chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…

+ Bao bì nhựa mỹ phẩm: chai dầu gội, chai sữa tắm, chai nước xả vải... + Bao bì nhựa dược phẩm: chai thuốc tây...

+ Bao bì nhựa thực phẩm: muỗng, nĩa, tơ, hũ …. + Bao bì nhựa dầu nhờn: chai, can đựng dầu nhớt …

+ Sản phẩm quảng cáo: bàn, ghế, xô đá, thùng đá, mâm khay các loại, các loại bàn chải một hoặc hai màu… bằng nhựa PP, PE, ABS, PS, TPR.

+ Thiết kế chế tạo khuôn mẫu: chế tạo khuôn cho ngành nhựa bằng công nghệ CAD/ CAM. [12]

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

30

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Dựa trên tình hình thị trường để đưa ra định hướng và quyết định phù hợp về mục tiêu phát triển, chiến lược phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Thường xuyên kiểm tra hệ thống và kịp thời xử lý những trường hợp khẩn cấp. Luôn luôn tiêu chuẩn của hệ thống nhận diện, không ngừng cải tiến chất lượng, khác biệt hóa sản phẩm. Dự báo nguồn nguyên vật liệu từ nhà cung cấp nước ngồi có những biến động nào có thể xảy ra, khan hiếm có nên quyết định dự trữ (thời điểm nào, bao nhiêu..) hoặc nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu thay thế…để giảm rủi ro từ nguồn cung. Mơi trường cạnh tranh: dự đốn được những họat động của các đối thủ trên thị trường: chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới, những sản phẩm nổi bật, chiếm ưu thế trên thị trường hiện nay.

Kiểm tra sức mạnh nội tại: nhân sự, máy móc thiết bị, tài chính, tiến hành đào tạo, mua sắm, và tìm các đối tác chiến lược…

Điều tiết tiến độ sản xuất, trữ hàng, thời gian tung hàng, giá bán… GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT ( PHÒNG SẢN XUẤT )

Chịu trách nhiệm báo cáo hàng ngày tiến độ sản xuất đến Ban Giám đốc. Lập lịch trình sản xuất

Điều độ sản xuất phân cơng máy móc thiết bị, lao động với mục đích sử dụng cơng suất sẵn có hiệu quả và mang lợi ích cao nhất nhằm hạn chế sản lượng hao hụt thấp nhất.

Tiết kiệm chi phí sản xuất. Đưa ra các giải pháp cải tiến năng lực sản xuất của máy.Kiểm tra máy móc thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng bảo trì và lên kế hoạch mua sắm, phụ tùng dự phòng thay thế. Lên kế họach nhân lực, đảm bảo tiến độ sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường. Có 4 phân xưởng sản xuất: xưởng ép, xưởng thổi, xưởng in và xưởng khn.

PHỊNG MUA HÀNG

Nắm bắt và báo cáo tình hình diễn biến thị trường đến Ban Giám Đốc kịp thời điều chỉnh kế họach chiến lược. Kết hợp với phịng Marketing thực hiện chương trình quảng cáo và với phịng kinh doanh đẩy mạnh và theo dõi doanh số bán hàng.

Giải quyết những phát sinh nếu có (trong phạm vi giới hạn: tiến độ giao hàng, số lượng hàng giao, những phàn nàn của khách hàng.Theo dõi và tiến độ mua hàng đúng theo yêu cầu của các phòng ban khác.Những phòng ban khác tất cả đều được kiểm soát bởi các Quản lý cấp trung, sau đó là Ban Tổng Giám đốc theo những qui trình , qui định, biểu mẫu chặt chẽ.

2.1.3 Định hướng phát triển

Trong hơn 16 năm hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được tăng trưởng với tốc độ cao, nếu năm 1999 doanh thu chỉ đạt tới 65 tỷ đồng thì đến năm 2010 doanh thu đạt trên 800 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 20%. Bên cạnh đó, cơng ty cịn đạt được nhiều bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận từ các cấp trao tặng như: Bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ, Bằng khen Bộ Trưởng Bộ Cơng Nghiệp, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 từ BUREAU VERITAS và QUACERT, Giấy chứng nhận “Hàng Việt Nam chất Lượng cao ” nhiều năm liền do người tiêu dùng bình chọn, “ Top ten cúp vàng sản phẩm chất lượng hội nhập WTO, đạt danh hiệu Doanh nghiệp Nhựa Việt Nam xuất sắc”…

Với mục tiêu tiếp tục mở rộng quy mô xây dựng công ty phát triển bền vững và tồn diện, cơng ty TNHH Nhựa Long Thành đã đề ra định hướng phát triển trong những năm tới là:

Duy trì thị phần sản phẩm nhựa công nghiệp tại thị trường nội địa, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng một cách phù hợp quy mô sản xuất. Trở thành một

Một phần của tài liệu Áp dụng logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH nhựa long thành (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w