Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất linh trung 1 (Trang 41 - 68)

Bước 1: Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia và kế thừa

các nghiên cứu khảo sát để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống kiểm sốt nội bộ. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức thảo luận nhóm theo nội dung chuẩn bị trước dựa theo thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến. Tác giả đã thảo luận nhóm là 12 (trong đó có 3 giảng viên là những người hiện đang làm công tác giảng dạy trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, 2 kiểm toán viên là những người đang trực tiếp làm việc tại Big 4, 2 Kế toán trưởng hiện đang làm việc tại 2 cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, 2 nhà quản lý đang làm việc tại khu chế xuất Linh Trung I và 3 nhân viên kế toán cũng đang làm việc tại khu chế xuất Linh Trung I). Sau khi tiến hành thảo luận nhóm thì có 5 nhân tố tác động tới kiểm sốt nội bộ tại các DN có vốn đầu tư nước ngồi tại KCX Linh Trung I được các

Bước 1 Bước 2 Thảo luận nhóm Phỏng vấn bằng bẳng câu hỏi Xử lý, phân tích dữ liệu

Kết quả nghiên cứu

Phần mềm SPSS 22 N = 186

Nghiên cứu định lượng N = 12

thành viên đồng tình và được sử dụng chính thức. Trong q trình này, tác giả cũng tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp hơn

Bước 2: Dựa trên 186 mẫu khảo sát, tác giả thiết kế thang đo các yếu tố của

hệ thống KSNB. Sử dụng phần mềm SPSS 22 để Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) và đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy. Từ đó làm căn cứ để đưa ra giải pháp

3.3 Thiết kế nghiên cứu 3.3.1 Xây dựng thang đo 3.3.1 Xây dựng thang đo

3.3.1.1 Thang đo các yếu tố KSNB

Căn cứ vào những nghiên cứu trước đây đã được trình bày trong chương 1, kế thừa bảng câu hỏi khảo sát từ nghiên cứu của Lembi Noorvee và khuôn mẫu COSO 2013, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dựa vào thang đo Likert 5 mức độ, với thang đo này là phù hợp với nghiên cứu của tác giả

Sau khi tổng hợp tài liệu tác giả bài viết đã thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dựa trên 5 yếu tố: Mơi trường kiểm sốt, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và truyền thông, Giám sát

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho tồn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi: 1 - hồn tồn khơng đồng ý, 2 - khơng đồng ý, 3 – bình thường, 4 - đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý. Đối với các biến độc lập, dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát về tác động của từng nhân tố đến KSNB. Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng cá nhân khảo sát để lựa chọn mức độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của hệ thống này thông qua việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo

a) Thang đo nhân tố mơi trường kiểm sốt

Mơi trường kiểm sốt được ký hiệu là MT và được đo lường bằng 8 biến quan sát sau:

MT1: Có mơ tả cơng việc và kỹ năng cần thiết của nhân viên khi phân cơng

cơng việc ở các DN có vốn đầu tư nước ngồi trong KCX Linh Trung I

MT3: DN có vốn đầu tư nước ngồi tại KCX Linh Trung I có kênh thơng tin

thích hợp để khuyến khích nhân viên báo cáo về các sai phạm

MT4: Các DN có vốn đầu tư nước ngồi trong KCX Linh Trung I có quy chế

khen thưởng, kỷ luật nhân viên rõ ràng và hợp lý

MT5: Việc tuyển dụng và phân cơng cơng việc tại DN có vốn đầu tư nước ngồi

tại KCX Linh Trung I là phù hợp với trình độ chun mơn của nhân viên

MT6: Có tạo điều kiện tự kiểm tra và giám sát lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ MT7: Đơn vị thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hay cho nhân viên tham gia lớp tập huấn để nâng cao kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của công ty mẹ

MT8: Thường xuyên thay đổi nhân sự ở vị trí cấp cao tại đơn vị có vốn đầu tư nước ngồi tại KCX Linh Trung I

b) Thang đo lường nhân tố Đánh giá rủi ro

Nhân tố đánh giá rủi ro được ký hiệu là ĐG và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

ĐG1: Xây dựng mục tiêu từng năm và lập kế hoạch hỗ trợ cho việc đạt được mục

tiêu ở những DN có vốn đầu tư nước ngoài tại KCX Linh Trung I

ĐG2: Thường xuyên nhận dạng và đánh giá rủi ro trong các hoạt động kinh

doanh ảnh hưởng đến mục tiêu chung

ĐG3: Các bộ phận nghiệp vụ tại DN có vốn đầu tư nước ngồi trong KCX Linh

Trung I tách bạch với việc ghi chép kế tốn

ĐG4: Mỗi DN có vốn đầu tư nước ngồi tại KCX Linh Trung I có thành lập bộ

phận dự báo, nhận dạng và đối phó các sự kiện bất thường

ĐG5: Xây dựng các biện pháp để đối phó với rủi ro dựa trên những dự báo ĐG6: Kết quả phân tích đánh giá rủi ro được truyền đạt đến các bộ phận để có

kiểm sốt đáp ứng mục tiêu chung của công ty mẹ

c) Thang đo lường nhân tố Hoạt động kiểm soát

Nhân tố Hoạt động kiểm soát được ký hiệu là HĐ và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:

KS1: Ban lãnh đạo DN có vốn đầu tư nước ngồi tại KCX Linh Trung I định kỳ

KS2: Phân quyền trách nhiệm với từng bộ phận theo chức năng quản lý và thực

hiện

KS3: Định kỳ mỗi bộ phận tại từng DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX

Linh Trung I có đối chiếu số liệu tổng hợp và chi tiết, kế hoạch và thực tế để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời

KS4: Biện pháp dự phịng đối phó với lỗi phần cứng, phần mềm và vấn đề an

ninh mạng tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung I

d) Thang đo lường nhân tố Thông tin và truyền thông

Nhân tố Thông tin và truyền thông được ký hiệu là TT và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

TT1: Kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin về nhân lực và vật lực

tại các DN có vốn đầu tư nước ngồi trong KCX Linh Trung I

TT2: Truyền thơng có đảm bảo rằng cấp dưới sẽ nhận đầy đủ chỉ thị từ cấp trên

hay cấp trên nhận được những phản hồi từ cấp dưới

TT3: Các thơng tin báo cáo tại DN có vốn đầu tư nước ngồi trong KCX Linh

Trung I được phản hồi và xử lý khi cần thiết

TT4: Nhà quản lý tại DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung I

được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện công việc

TT5: Những sai phạm của nhân viên khi thực hiện đối với các đối tác bên ngoài

được báo cáo lại với người có trách nhiệm tại DN có vốn đầu tư nước ngồi trong KCX Linh Trung I

TT6: Các kênh thông tin hiện tại đảm bảo thơng tin cung cấp cho bên ngồi và

thơng tin đơn vị nhận từ bên ngoài là hợp lý và hữu ích với các đối tượng sử dụng

e) Thang đo lường nhân tố Giám sát

Nhân tố Giám sát được ký hiệu là GS, được đo lường bằng 5 biến quan sát:

GS1: Các nhà quản lý tại DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung I

thực hiện giám sát thường xuyên việc quản trị rủi ro

GS2: Nhà quản lý tại DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung I tạo

GS3: Những yếu kém của hệ thống KSNB được ban lãnh đạo điều chỉnh khắc

phục

GS4: Nhà quản lý tại DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung I

định kỳ đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của nhân viên

GS5: Việc phân tích được thực hiện khi so sánh với các tiêu chuẩn được thiết lập

ban đầu

3.3.1.2 Thang đo hoạt động kiểm soát nội bộ

Thang đo hoạt động kiểm soát nội bộ được ký hiệu là KSNB để đo lường mức độ hữu hiệu của các biến độc lập. Một trong những công cụ thiết yếu cho việc kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chính là việc tạo ra một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu – một hệ thống được thiết lập trong những điều kiện kinh tế hiện đại nhằm cung cấp các điều kiện cho việc đạt được các lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác (Lakis & Giriūnas, 2012). Bởi vì, “một trong những phòng tuyến tốt nhất chống lại sự thất bại trong kinh doanh, cũng như là một cơ sở quan trọng của thành quả kinh doanh, là có một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, giúp quản lý rủi ro và cho phép sự sáng tạo và bảo tồn các giá trị. Các tổ chức thành công biết cách làm thế nào để tận dụng được lợi thế của những cơ hội và đối phó với các mối đe dọa, trong nhiều trường hợp thông qua việc áp dụng các thủ tục kiểm soát hữu hiệu, và do đó cải thiện được thành quả của họ” (IFAC, 2012, p. 4). Mục đích của các cơng ty khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là nhằm bảo vệ tài sản của họ, đồng thời hỗ trợ cho việc tạo ra báo cáo tài chính chính xác và đáng tin cậy. Do đó, nếu các cơng ty thiếu một hệ thống kiểm sốt nội bộ mạnh sẽ khơng thể cho thấy các khu vực có vấn đề hoặc có rủi ro (Wang & Huang, 2013). Chính vì thế “hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp được xem là phòng tuyến đầu tiên trong việc bảo vệ chất lượng thơng tin kế tốn” (Wang & Huang, 2013, p. 76). Một hệ thống kiểm sốt nội bộ có thể giúp các cơng ty đạt được ba mục tiêu chính là độ tin cậy của báo cáo tài chính, các hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, và đảm bảo việc tuân thủ luật pháp và các quy định. Qua đó có thể thấy rằng hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu đóng vai trị quan trọng trong sự thành cơng của các cơng ty. Đó là lý do vì sao các nhà quản lý cần phải thiết lập một hệ thống kiểm sốt nội

bộ hữu hiệu trong cơng ty. Theo COSO (2013) điều kiện quan trọng để đạt được sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ là mỗi một thành phần cùng với những nguyên tắc tương ứng của nó phải thực sự hiện hữu, đồng thời, cả năm thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ phải hoạt động cùng nhau một cách hữu hiệu. Từ đó có thể thấy rằng, sự hiện hữu và hữu hiệu của năm thành phần chính là những yếu tố quyết định, chi phối đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Quan điểm này được cũng cố qua những nghiên cứu thực nghiệm của Amudo & Inanga (2009) và Jokipii (2010) khi kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chính sự hiện diện đầy đủ và thực hiện đúng chức năng của năm thành phần liên quan đến từng loại mục tiêu của tổ chức sẽ đảm bảo cho sự hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Ngồi ra, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy rằng công nghệ thông tin cũng được xem là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (Amudo & Inanga, 2009). Biến phụ thuộc được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:

KSNB 1: Hệ thống kiểm soát nội bộ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung I

KSNB 2: Hệ thống kiểm soát nội bộ làm giảm rủi ro kinh doanh của những DN

có vốn đầu tư nước ngồi trong KCX Linh Trung I

KSNB 3: Hệ thống kiểm soát nội bộ bảo vệ tài sản của những DN có vốn đầu tư

nước ngồi trong KCX Linh Trung I

KSNB 4: Hệ thống kiểm soát nội giúp tăng độ tin cậy thông tin trên BCTC 3.3.2 Xây dựng giả thuyết về các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong KCX Linh Trung I

3.3.2.1 Mơi trường kiểm sốt

Đây là nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong mỗi đơn vị. Để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ được phân cơng, thể hiện tính kỷ luật, tn thủ các quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn của ngành, đạo đức về cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm của công việc; mỗi nhân viên phải đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ cụ thể mà nhà quản lý giao

Giả thuyết H1 được đưa ra là: Mơi trường kiểm sốt tốt có làm tăng tính hiệu quả

hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung I

3.3.2.2 Đánh giá rủi ro

Mỗi đơn vị luôn phải đối mặt với các rủi ro phát sinh từ môi trường bên trong lẫn bên ngồi. Đây là những yếu tố rất khó kiểm sốt, vì vậy, đơn vị phải rất thận trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro, kể cả những rủi ro tiềm tàng. Để những rủi ro được hạn chế ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được, đơn vị phải nhận dạng và phân tích rủi ro trên cơ sở các mục tiêu đã được thiết lâp từ đó mới có thể đưa ra cách thức kiểm sốt các rủi ro này

Trong tình hình kinh doanh hiện nay, việc nhận diện và đánh giá rủi ro là khâu quan trọng trong q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống KSNB của đơn vị. Nguồn lực của mỗi DN khảo sát là có hạn nên việc nhận dạng, đánh giá đúng rủi ro để có sự phân bổ nguồn lực cho hợp lý là điều thiết yếu để duy trì hoạt động và tốc độ tăng trưởng của đơn vị. Phương hướng hoạt động và chiến lược kinh doanh đều dựa trên nền tảng của hoạt động đánh giá rủi ro này

Do đó giả thuyết H2 được đưa ra: Việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích

cực đến hoạt động của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong khu chế xuất Linh Trung I

3.3.2.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm sốt là những chính sách và thủ tục giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo của người quản lý. Nó đảm bảo các hành động cần thiết để kiểm sốt các rủi ro mà đơn vị có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Việc thiết lập và thực hiện hoạt động kiểm soát giúp nhà quản lý giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý và hoạt động kinh doanh

Giả thuyết H3 được đưa ra: Hoạt động kiểm sốt chặt chẽ có làm cho hoạt động

của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung I càng hiệu quả

3.3.2.4 Thông tin truyền thông

Trong thời đại mới, mỗi DN không thể phủ nhận tầm quan trọng của thông tin trong hệ thống KSNB. Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp nhà quản lý kiểm soát doanh nghiệp và là cơ sở để nhà quản lý ra các quyết định đúng đắn, kịp thời trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của mình. DN nắm bắt thơng tin trước thì cơ hội thành cơng sẽ cao hơn. Thông tin được thu thập, xử lý và truyền đạt đến các cá nhân, bộ phận trong đơn vị để có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình và cung cấp cho các đối tượng bên ngoài về hoạt động, tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất linh trung 1 (Trang 41 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)