Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM

* Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Nhiều nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và quốc tế như: nghiên cứa của Võ Thị Ngọc Hà, Lê Vĩnh Triển, Hồ Diệp (2014); Dash và Kabra (2010); Das và Gosh (2007) tìm thấy sự tác động tích cực của tỷ lệ nợ xấu năm trước đến tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ (2015), tìm thấy khi tỷ lệ nợ xấu năm trước tăng thì tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại có thể tăng theo (sự tương quan này ở mức độ cao).

Khi tỷ lệ nợ xấu năm trước còn tồn động lại nhiều và vẫn chưa xử lý được sẽ tác động đến tình hình nợ xấu ở năm hiện tại.

* Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho khác khoản nợ xấu

Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) tìm thấy mối tương quan thuận giữa dự phịng rủi ro tín dụng với nợ xấu. Trong khi đó, nghiên cứu của Ekanayake E.M.N.N và Azeez A.A.(2015) lại khơng tìm thấy mối tương quan giữa dự phịng rủi ro tín dụng với nợ xấu.

Sự gia tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu là dấu hiệu của sự suy giảm của chất lượng tín dụng của các NHTM.

* Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cho thấy các ngân hàng chấp nhận rủi ro tín dụng và phát sinh nợ xấu. Các ngân hàng tăng dư nợ cho vay đối với đối tượng thật sự có nhu cầu vay và sử dụng vốn vay hiệu quả kèm theo đó là nền kinh tết phát triển tốt, ổn định thì rủi ro phát sinh nợ xấu sẽ ít. Ngược lại, các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cao trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, hoạt động khơng hiệu quả,…thì việc xảy ra rủi ro và dẫn đến nợ xấu tăng là điều hiển nhiên.

* Tỷ suất khả năng hoàn trả

Theo Marijana uurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất khả năng hoàn

trả và nợ xấu. Một tỷ suất khả năng hoàn trả cao cũng thúc đẩy các ngân hàng thực hiện nhiều hoạt động tín dụng rủi ro hơn và có thể dẫn đến rủi ro tín dụng hoặc nợ xấu.

* Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Trong nghiên cứu của Bercoff J. J, Julian di G và Grimard F (2002) đã kiểm tra hệ thống ngân hàng ở Argentine và nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) cho rằng việc mở rộng tín dụng nhanh chóng gây nên sự gia tăng những khoản nợ xấu. Những khoản cho vay quá mức do các ngân hàng cung cấp là yếu tố chính dẫn đến các khoản vay yếu kém. Trong khi đó, nghiên cứu của Tarron Khemraj and Sukrishnalall Pasha (2009) lại tìm thấy sự tác động ngược chiều giữa giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Và trong nghiên cứu của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), lại khơng tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu.

* Quy mơ ngân hàng

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tác động cùng chiều như : Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013); Dash và Ghosh (2007) và ngược chiều như: Salas và Saurina (2002). Có sự tác động hai chiều là bởi những ngân hàng lớn có thể linh động trong việc quản lý nợ nhờ đa dạng hóa danh mục cho vay. Tuy nhiên, họ lại lợi dụng quy mô tài sản lớn, có sức ảnh hưởng dây chuyền và tác động mạnh đến nền kinh tế, các ngân hàng này sẵn sàng chấp nhận rủi ro do mong đợi vào sự giúp đỡ của chính phủ khi gặp khó khăn hoặc có nguy cơ phá sản.

* Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm trước

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số quan trọng, phản ánh chính xác khả năng ngân hàng sử dụng vốn để sinh lời. Những ngân hàng hoạt động tốt, sử dụng vốn có hiệu quả, lợi nhuận năm trước cao thì ít phải đối mặt với hoạt động cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro.

* Tỷ lệ tăng trưởng GDP

Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và nợ xấu như trong nghiên cứu của Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013); Dash và Ghosh (2007). Tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, kéo theo sự mở rộng cho vay của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay nói cách khác là các khách hàng đi vay có đủ khả năng và nguồn lực tài chính để chi trả cho các khoản vay. Ngược lại, nợ xấu sẽ tăng trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

* Tỷ lệ lạm phát

Trong nghiên cứu của Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) và Fofack (2005); Rinaldi and Sanchis arellano (2006) tìm thấy mối tương quan thuận giữa tỷ lệ lạm phát và nợ xấu. Khi lạm phát tăng góp phần làm tăng số nợ xấu. Về cơ bạn khi lạm phát tăng làm giảm giá trị các khoản vay, giúp các khách hàng dễ trở nợ hơn nhưng lạm phát lại ảnh hưởng đến thu nhập thực của khách hàng, làm thu nhập thực giảm đi. Đối với các khách hàng cá nhân, tiền lương có tốc độ tăng chậm hơn so với lạm phát thì điều này dẫn đến thu nhập của những cá nhân này không đủ để trả nợ do phải đảm bảo các chi phí cho cuộc sống. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khi lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến chính sách tiền tệ thắt chặt ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguông vốn vay, kinh doanh không hiệu quả do thiếu vốn dẫn đến không đủ nguồn tiền để trả nợ, đặc biệt là những khoản vay với lãi suất thả nỗi thì lãi suất sẽ tăng cao khi lạm phát xảy ra.

* Tỷ lệ thất nghiệp

Theo nghiên cứu của Rinaldi and Sanchis arellano (2006) về nợ xấu của hộ gia đình bằng dữ liệu bảng thu thập từ các quốc gia Châu Âu, tác giả tìm thấy sự tác động cùng chiều mạnh mẽ của tỷ lệ thất nghiệp lên nợ xấu. Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa

tỷ lệ thất nghiệp và nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Khi thất nghiệp những người đi vay khơng thể thực hiện cam kết hồn trả các khoản vay. Các nhân viên bị sa thải sẽ khơng cịn thu nhập và gặp khó khăn trong việc trả nợ, làm cho khả năng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên.

Theo chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2011-2013, bài giảng số 13, chương lạm phát và thất nghiệp: Các vấn đề lao động thì:

Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng phần trăm số người trong lực lượng lao

động nhưng khơng có việc làm.”

* Lãi suất cho vay bình quân trên thị trường

Trong nghiên cứu của Rinaldi and Sanchis arellano (2006), Ekanayake E.M.N.N và Azeez A.A. (2015) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay bình quân trên thị trường, tức là tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng khi lãi suất cho vay bình quân trên thị trường tăng.

Lãi suất cho vay bình quân trên thị trường khi có chiều hướng gia tăng ( loại bỏ yếu tố lạm phát) sẽ khiến cho các ngân hàng cũng gia tăng lãi của các khoản vay hiện hữu và các khoản vay trong tương lai, sự gia tăng lãi suất khiến cho khách hàng phải trả lãi nhiều hơn và khả năng khơng đủ nguồn tài chính để trả nợ là hồn tồn có thể xảy ra và khiến cho nợ xấu có chiều hướng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)