CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về nợ xấu
2.1.3.1. Hậu quả của nợ xấu đối với ngân hàng
- Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: vốn của ngân hàng tồn đọng trong các khoản nợ xấu. Khi nợ xấu tăng, thu nhập của ngân hàng giảm do không thu hồi được nợ và phát sinh thêm các khoản chi phí khác như: trả lãi tiền gửi cho khoản huy động trong khi khơng thu được vốn và lãi cho vay, chi phí trích lập dự phịng, chi phí quản lý, xử lý nợ xấu, chi phí xử lý TSĐB, chi phí kiện tụng,...
- Nợ xấu làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản: do ngân hàng không thu được vốn đã cấp và lãi cho vay nhưng lại phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này dẫn đến việc làm ngân hàng mất khả năng thanh toán tạm thời.
- Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng: nguồn tiền để ngân hàng cho vay đa số là huy động từ tổ chức, cá nhân khác. Khi nợ xấu tăng cao làm giảm khả năng tốn, khơng đủ tiền để trả cho tiền gửi và lãi huy động khi đến hạn, gây mất lịng tin đối với người gửi tiền, khó khăn trong việc giữ mối quan hệ với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Khi lòng tin vào khả năng tài chính của ngân hàng bị suy giảm sẽ dẫn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng cũng giảm theo.
- Nợ xấu gây nên nguy cơ phá sản cho ngân hàng: tình hình nợ xấu nghiêm trọng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: giảm khả năng huy động vốn, mất thanh khoản, giá trị tài sản giảm, lợi nhuận giảm, rút tiền hàng loạt,... đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản rất cao hoặc có những trường hợp bị mua lại với giá 0 đồng như trường
hợp của: NHTMCP xây dựng Việt Nam (VNCB), NHTMCP Đại Dương ( Oceanbank), NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank). Cả ba ngân hàng trên đều có tỷ lệ nợ xấu rất cao.
- Một số ảnh hưởng khác như: giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh,...