Nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUY ẾT

2.4. Nghiên cứu liên quan

Các nghiên cứu đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng TFP nói riêng trên thế giới khá phong phú và đa dạng, và đưa ra nhiều kết luận không thống nhất về tác động này. Nhận định của Gorg và Greenaway (2004) cho rằng FDI có sinh ra tác động lan tỏa, tuy nhiên việc xuất hiện tác động lan tỏa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thậm chí phụ thuộc cả vào phương pháp ước lượng. Findlay (1978), Blomstrom và Wang (1992), Das (1987), Van và Wan (1999) khi nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa FDI và TFPG ở cấp độ doanh nghiệp và ngành công nghiệp ở quốc gia cụ thể. Haddad và Harrison (1993) sử dụng số liệu hỗn hợp ở cấp độ doanh nghiệp của ngành chế tác của Maroc, đã nhận thấy rằng ở những cơng ty có phần chia vốn nước ngồi cao hơn lại có TFP thấp hơn.

Theo hướng ngược lại, Proenca và cộng sự sử dụng số liệu hỗn hợp ở cấp độ doanh nghiệp ở Bồ Đào Nha đã phát hiện ra ảnh hưởng tích cực của FDI lên TFP trong thời kỳ 1996-1998. Djankov và Hoekman (2000) chỉ ra rằng FDI tác động tích cực đến TFPG của các ngành tiếp nhận đầu tư của CH Séc nhưng hiệu ứng lan tỏa thấp. Konings (2001) nghiên cứu các ngành ở Poland, Bulgaria và Romania, kết quả là FDI tác động tích cực nhưng yếu, hiệu ứng lan tỏa tích cực ở Poland nhưng tiêu cực ở Bulgaria và Romania. Khi nghiên cứu dữ liệu ở Venezuela, Aitken và Harison (1999) đã chỉ ra rằng tác động ròng của FDI lên TFP ở Venuezuela là khá nhỏ, đầu tư nước ngoài giúp gia tăng năng lực sản suất của những doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp nhận được nguồn vốn đầu tư này trong khi lại làm giảm năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa. Một số nghiên cứu khác lại cho kết quả tác động khơng có ý nghĩa của tác động lan tỏa của FDI như nghiên cứu của Kokko và cộng sự

(2001) ở Uruguay, Barrios và Strobl (2002) ở Tây Ban Nha giai đoạn 1990-1994, Smarzynska (2002) ở Lithuania giai đoạn 1996-2000.

Tiếp theo sẽ là phần điểm qua một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về tác động của FDI đến tăng trưởng TFP.

Ở cấp độ vĩ mô, nghiên cứu của Khan (2006) về các nhân tố tác động đến TFP ở Pakistan. Tác giả sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 1960 đến 2003, đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp hạch tốn tăng trưởng để tính tốn TFP. Tiếp theo tác giả đưa ra các nhân tố tác động đến TFP bao gồm sự ổn định vĩ mô, độ mở của nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn con người, sự phát triển hệ thống tài chính và một số nhân tố khác như thâm hụt ngân sách, tiêu dùng của chính phủ, dân số, đầu tư và các chỉ số lao động. Biến FDI được đo bằng tỉ lệ dòng vốn FDI vào chia cho GDP, biến độ mở nền kinh tế được đo bằng tổng giá trị xuất, nhập khẩu trên GDP. Tác giả chia các biến sử dụng thành hai nhóm, nhóm thứ nhất bao gồm biến lạm phát, thâm thâm hụt ngân sách, tiêu dùng của chính phủ, dân số, chỉ tiêu giáo dục, độ mở nền kinh tế và phát triển tài chính. Hồi qui cho các biến trên tác giả đã tìm thấy kết quả khơng như mong đợi là mở cưa thương mại có tác động tiêu cực mức ý nghĩa 1% đến TFP. Với nhóm biến thứ hai (lạm phát, tín dụng cá nhân, đầu tư trong nước, việc làm, chi tiêu chính phủ và dịng vốn FDI), tác giả đã tìm thấy tác động dương của FDI với ý nghĩa 1% lên TFP. Kết quả hồi qui cho toàn bộ các biến cho kết quả là biến FDI khơng có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian nên có thể sẽ gặp phải vấn đề về đa cộng tuyến và mối quan hệ nhân quả giữa FDI và TFP. Mặt khác nghiên cứu chỉ có 43 quan sát nên độ tin cậy khơng cao.

Trong nghiên cứu khác của Woo (2009) cho 92 quốc gia trên thế giới sử dụng cả dữ liệu chéo và dữ liệu bảng trong giai đoạn 1970-2000, tác giả cũng dùng phương pháp hạch tốn tăng trưởng để tính tốn tăng trưởng TFP. Kết quả hồi cũng tìm thấy tác động tích cực của FDI, được đo bằng tỉ lệ của dòng vốn FDI đầu tư và GDP, đến

tăng trưởng TFP. Nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện gần đây bởi Binh (2012) với 103 quốc gia trong giai đoạn 1996-2009, tuy nhiên kết quả lại chỉ ra tác động tiêu cực của FDI lên tăng trưởng TFP.

Trong một nghiên cứu mới đây nhất của Botirjan Baltabaev (2013) về tác động của FDI đến tăng trưởng TFP, tác giả cho rằng mặc dù những lợi ích to lớn về mặt lý thuyết của FDI đối với nền kinh tế, kết quả thực nghiệm mang lại bằng chứng trái ngược nhau về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Điều này là do sự thiếu sót của các phương pháp nghiên cứu không giải quyết được vấn đề nội sinh và các biện pháp đo lường các biến. Sử dụng hệ thống phương pháp ước lượng GMM cho dữ liệu bảng 46 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1974-2008, tác giả cho thấy rằng FDI tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Trong mơ hình nghiên cứu của mình, tác cũng sử dụng các biến quen thuộc như một số nghiên cứu ở trên như FDI (tỉ lệ dòng vốn FDI chia cho GDP), R&D (tỉ số giữa chi cho R&D trên GDP), khoảng cách công nghệ (tỉ số giữa năng suất lao động của Mỹ trên năng suất lao động của quốc gia đó), vốn con người (số năm đi học trung bình), độ mở cửa thương mại (chỉ số Globalization Index), lạm phát, tốc độ tăng dân số. Kết quả phân tích hồi qui chỉ ra rằng các tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng TFP phụ thuộc vào mức độ khả năng hấp thụ của nước tiếp nhận đầu tư và khoảng cách công nghệ. Kết quả cũng cho thấy rằng những nước có khoảng cách cơng nghệ lớn hơn dường như được hưởng lợi nhiều hơn từ FDI.

Ở cấp độ vi mô, Keller và Yeaple (2004) nghiên cứu tác động lan tỏa công nghệ quốc tế cho các ngành công nghiệp của Mỹ thông qua nhập khẩu và FDI giữa những năm 1987 và 1996 của, tác giả đã cho thấy rằng FDI dẫn đến tăng năng suất đáng kể cho các công ty trong nước. Tác giả sử dụng phương pháp đo lường TFP của Olley- Pakes (1996) và mơ hình phân tích hồi qui để đánh giá tác động lan tỏa của FDI và nhập khẩu:

TFPGit

Với FIit , IMit và Xit lần lược là các biến đại diện cho tác động của FDI, tác động của nhập khẩu và các biến kiểm sốt thể hiện các đặc tính của doanh nghiệp. Và dữ liệu bảng của 50 ngành công nghiệp của Mỹ. Kết quả cho thấy tác động lan tỏa FDI là rất quan trọng về kinh tế, chiếm khoảng 11% tăng trưởng năng suất trong các ngành công nghiệp Mỹ từ năm 1987 đến năm 1996. Ngoài ra, nhập khẩu cũng cho tác động lan tỏa dương, nhưng nó là yếu hơn so với FDI.

Để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng TFP ở ngành ngân hàng, Sailesh Tanna (2009) số liệu của 566 ngân hàng thương mại của 75 nước trên thế giới trong giai đoạn 2000-2004. Nghiên cứu tính tốn tốc độ tăng trưởng TFP sử dụng phương pháp phân tích non-parametric Malmquist. Sau đó, thực hiện hồi quy sử dụng dữ liệu bảng, mơ hình hồi quy :

TFPGitc = a0 + a1FDItc + a2Bitc + a3Ztc + utc .

FDI là biến đại diện cho tác động của dòng vốn FDI vào các quốc gia, B là nhóm các biến đặc tính của ngân hàng và Z là nhóm các biến đặc tính của quốc gia (trong đó có biến về thương mại quốc tế). Với việc sử dụng thêm biến về độ trễ FDI, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của dòng vốn FDI đến TFPG là tiêu cực trong ngắn hạn nhưng lại tích cực trong dài hạn.

Trong nghiên cứu hiếm hoi về tác động của FDI đến tăng trưởng TFP ở Việt Nam, Thangavelu, Findlay và Chongvilaivan (2010), sử dụng dữ liệu bảng ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2002-2008. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bán tham số của Levinsohn-Petrin (2003) để ước tính TFP. Phương pháp này giúp kiểm sốt được tính khơng đồng nhất và tính nội sinh của các biến. Trong phân tích thực nghiệm, tác giả sử dụng mơ hình:

TFPit = α0 + α1 lnFDIit + α2lnLIQUIDITYit + α3lnLEVERAGEit + α4lnSIZEit +

Trong đó, FDIit là biến đại diện cho kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, được đo bằng tỉ số giữa vốn thực hiện chia cho tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hai biến thể hiện tình hình tài chính gồm biến LIQUIDITYit thể hiện tính thanh khoản và được đo bằng tỷ lệ giữa tài sản lưu động (ngắn hạn) với tổng tài sản và biến LEVERAGEit thể

hiện cho tỷ lệ nợ phải trả. Các biến thể hiện cho đặc tính doanh nghiệp gồm biến SIZEit thể hiện cho qui mô của doanh nghiệp, được đo lường bằng tổng doanh thu của doanh nghiệp, được dùng để kiểm sốt ảnh hưởng của tính kinh tế theo qui mơ. Biến COMit đo bằng tỉ lệ số máy vi tính được sử dụng trên mỗi nhân viên, thể hiện cho đặc tính đầu tư vào thiết bị kĩ thuật cao và biến HUMANKit thể hiện cho vốn con người, được đo

bằng tỉ lệ lao động có trình độ chia cho tổng lao động. Biến XMit là biến giả, nhằm giả thích tác động của xuất nhập khẩu.

Tác giả sử dụng bộ số liệu khảo sát doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2002 đến 2008. Sử dụng cả ba mơ hình hồi qui là OLS, Fixed Efect và Random Effect. Kết quả là cả 3 mơ hình hồi qui đều cho tác động tích cực của FDI đến TFP với mức ý nghĩa 1%. Hạn chế tài chính (tính thanh khoản thấp và hạn chế tiếp cận tín dụng bên ngồi) cũng có tương quan dương đối với TFP, nó xuất hiện như một mối đe dọa lớn đến việc thực hiện sản xuất của các công ty trong các ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Kết quả cũng chỉ ra rằng qui mô của doanh nghiệp, việc áp dụng trang thiết bị kỹ thuật cao và vốn con người tác động tích cực đến TFP. Biến xuất, nhập khẩu khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình phân tích này.

Tóm lại, các nghiên cứu ở trên đều cung cấp những lý thuyết nền rất tốt cho tác giả thực hiện nghiên cứu này. Mỗi nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích khác nhau, dữ liệu khác nhau và do đó cũng cho những kết quả khơng giống nhau. Trong nghiên cứu của mình, với mục tiêu đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng TFP cho các ngành ở Việt Nam, với nguồn số liệu thu thập được tác giả sẽ sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính tốn TFPG và hồi qui dữ liệu bảng Fixed effect và

Tăng trưởng vốn

FDI

Hồi quy

Xuất nhập khẩu Tăng trưởng TFP Tăng trưởng GDP

Dữ liệu bảng Qui mơ

Hạch tốn tăng trưởng Cường độ vốn

Tăng trưởng đầu ra ngànhTăng trưởng vốn

của ngànhTăng trưởng lao động của ngành

Random effect với các biến về tác động của FDI, xuất nhập khẩu, qui mô ngành và cường độ vốn trên lao động.

2.5 . Khung phân tích

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tác động đến tăng trưởng GDP của nước tiếp nhận đầu tư theo hai cách. Thứ nhất, FDI tác động trực tiếp lên nguồn vốn, làm tăng nguồn vốn trong nước dẫn đến tăng GDP. Thứ hai, FDI tác động gián tiếp lên TFP nhờ vào hiệu ứng lan tỏa từ đó làm tăng năng suất lao động dẫn đến tăng trưởng GDP. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tác động gián tiếp của FDI đến tăng trưởng GDP, được thể hiện qua tác động của FDI đến TFP. Để tính tốn tăng trưởng TFP của các ngành, tác giả sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng với số liệu của tổng cục thống kê về lao động, vốn và đầu ra theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2000-2011. Để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng TFP tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi qui, sử dụng dữ liệu bảng cho 16 ngành trong giai đoạn 2000-2011.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w