PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 33)

Chương này đầu tiên sẽ là phần giới thiệu về nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu. Sau đó là phần trình bày mơ hình hạch tốn tăng trưởng để tính tốn tăng trưởng TFP. Và cuối cùng là mơ hình phân tích hồi qui tác động của FDI đến tăng trưởng TFP, giải thích và định nghĩa các biến trong mơ hình.

3.1. Nguồn dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu được lấy từ ấn phẩm niên giám thống kê từ năm 2000-2011, ấn phẩm doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21và nguồn cơ sở dữ liệu khảo sát doanh nghiệp tại trang web của Tổng Cục Thống Kê, http://www.gso.gov.vn đều của tổng cục thống kê. Nghiên cứu sử dụng số liệu trong giai đoạn từ năm 2000-2011 ở cấp độ ngành, phân theo danh mục hệ thống ngành VSIC-93 mã cấp 1, bao gồm 16 ngành.

Số liệu về lao động, nguồn vốn, doanh thu thuần, lợi nhuận, thuế và các khoản phải nộp, thuế xuất nhập khẩu, tổng thu nhập của người lao động được lấy từ ấn phẩm doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21 (lấy số liệu từ năm 2000 đến 2008) và cơ sở dữ liệu khảo sát doanh nghiệp tại trang web của Tổng Cục Thống Kê, http://www.gso.gov.vn (số liệu năm 2009-2011). Số liệu về FDI lấy từ niên giám thống kê, mục đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép hàng năm phân theo ngành kinh tế. Số liệu về hệ số giảm phát được lấy từ trang web của Ngân Hàng Thế Giới, http//databank.worldbank.org.

3.2. Mơ hình tính tốn tăng trưởng TFP

Năm 1957, Solow đã công bố bài báo “Thay đổi Kỹ thuật và Hàm sản xuất”, trong đó ơng đã thực hiện việc hạch tốn tăng trưởng đơn giản để phân tách tăng trưởng đầu ra thành tăng trưởng tư bản, tăng trưởng lao động, và tăng trưởng tiến bộ cơng nghệ. “Hạch tốn tăng trưởng” ban đầu dựa trên hàm sản xuất dạng: Yt = At f (Kt, Lt) (3.1).

Với At chính là TFP. Trong mơ hình này chúng ta xem Y, A, K và L là hàm liên tục theo thời gian. Còn hàm f là thuần nhất bậc một. Qua mơ hình này ta thấy kết quả sản xuất Y thay đổi do các đầu vào và TFP.

Chúng ta lấy vi phân hai vế của (3.1) theo thời gian, ta được:

dYt = At (fK,t dKt + fL,t dLt) + ft dAt (3.2)

Trong đó: fK,t = f (Kt, Lt) / Kt và fL,t = f (Kt, Lt) / Lt

Chia cả hai vế của (3.2) cho Yt, ta được:

dYt = f K ,t Kt dK t + f L,t Lt dLt + dAt (3.3) Yt ft Kt ft Lt At Trong đó: dY t , dKt , dLt dAt

tương ứng là tốc độ tăng của đầu ra, vốn, lao động và

Yt Kt Lt At

TFP; f

K ,t Kt f L,t

Lt

tương ứng là hệ số co giãn của đầu ra theo vốn và lao động.

ft ft

Theo Solow trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh hồn hảo thì các hệ số co giãn có thể đo lường thơng qua tỷ trọng đóng góp của từng nhân tố. Trong điều kiện cạnh tranh, để cực đại lợi nhuận, các doanh nghiệp bán sản phẩm của mình tại mức giá pt, và thuê hay mua các đầu vào tại mức giá pKt và pLt sao cho:

pt At fK,t = pKt (3.4)pt At fL,t = pLt (3.5).

Nhân hai vế của phương trình (3.4) cho Kt / ptYt, phương trình (3.5) cho Lt / ptYt ta được: f K ,t Kt ft = pK ,t Kt pt Yt = wK ,t f L,t Kt ft = pL,t Lt pt Yt

= wL ,t

Với wK,t và wL,t lần lượt là tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động trong giá trị sản xuất. Vì vậy, chúng ta có thể đo lường tốc độ tăng TFP bằng cách dùng số liệu thu thập được về tốc độ tăng của đầu ra, tốc độ tăng của các đầu vào và tỷ trọng đóng góp của

các nhân tố. Tốc độ tăng của TFP chính là tốc độ tăng của kết quả sản xuất sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của tốc độ tăng đã được gia quyền của các đầu vào.

Cách đo lường về tốc độ tăng của TFP như vậy chính là phần dư Solow:

dA t At = dYtY t f K ,t Kt ft dKt +K t f L,t Lt ft dL t Lt (3.6)

Ngồi cách tính như trên chúng ta có thể sử dụng hàm lơgarit tự nhiên (Ln) để ước lượng tốc độ tăng trưởng của TFP.

Chúng ta có thể dùng biểu thức xấp xỉ sau: Ln( Zt Zt −1 ) = Ln(Zt ) − Ln(Zt −1 ) ≈ ∆ Z Zt −1 (3.7)

Có nghĩa là Ln (tốc độ phát triển) ≈ tốc độ tăng trưởng

Bây giờ, chúng ta xem một trường hợp hàm sản xuất là Cobb-Douglas với hai yếu tố đầu vào với giả định nền kinh tế lợi nhuận không đổi theo qui mô:

(3.8)

Với Y, K, L được giả định là hàm liên tục theo thời gian. Logarit hai vế (3.8) ta được:

LnY = LnA + LnK + (1 - )LnL (3.9)

Vi phân hai vế của (3.9) theo thời gian, ta có:

Y = AK α L1−α dY = dA + dK + (1 −  ) dL (3.10) Y A K L

Dựa vào phương trình này ta xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của TFP và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.

dA

= dY dK − (1

−  ) dL (3.11)

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương trình (3.11) để tính tốn tốc độ tăng trưởng TFP. Trong đó,

dA

, dY , dK dL

lần lượt là tốc độ tăng trưởng TFP, tốc độ tăng

A Y K L

trưởng đầu ra, tốc độ tăng trưởng vốn và tốc độ tăng trưởng lao động. α là tỷ lệ đóng góp của vốn và (1- α) là tỷ lệ đóng góp của lao động trong đầu ra của ngành. Tỷ lệ đóng góp của lao động trong đầu ra của ngành được tính bằng tỷ lệ giữa tổng thu nhập của người lao động và tổng đầu ra của ngành.

3.3. Mơ hình phân tích hồi quy

Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tốc độ tăng trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cho 16 ngành trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2011, tác giả sử dụng mơ hình kinh tế lượng như sau:

TFPGit= α + β1 FDIit+ β2 Tradeit+ β3 Scaleit+ β4 K_intensityit + εit Với i kí hiệu cho ngành, t kí hiệu cho năm.

Biến TFPGit là biến phụ thuộc trong mơ hình. Biến đại diện cho tốc độ tăng trưởng TFP của ngành. Biến FDIit là biến mục tiêu phân tích của mơ hình. Các biến cịn lại là các biến kiểm sốt, trong đó biến Tradeit đại diện cho thương mại quốc tế thể hiện bởi hoạt động xuất nhập khẩu. Và các biến Scaleit, K_intensityit thể hiện đặc tính của ngành.

Định nghĩa các biến:

TFPGit: Là biến phụ thuộc trong mơ hình, đại diện cho tăng trưởng TFP, dữ liệu được tính tốn ở trên.

FDIit: Là biến đại diện cho dòng vốn FDI vào các ngành, được đo bằng tỉ lệ dòng vốn FDI đăng kí đầu tư vào ngành và tổng đầu ra của ngành. Vì chỉ thu thập được số liệu dịng vốn FDI đăng ký đầu tư vào các ngành, với lập luận rằng từ khi đăng kí đến

thực hiện cần độ trễ về thời gian, tác giả sử dụng số liệu FDI năm t-1 để phân tích tác động cho năm t.

Tradeit: Là biến đại diện cho thương mại quốc tế, được đo bằng tỉ lệ thuế xuất nhập khẩu ngành và tổng thuế và các khoản phải nộp của ngành.

Scaleit: là biến thể hiện cho qui mơ của ngành, được tính bằng logarit tự nhiên tổng giá trị đầu ra của ngành.

K_intensityit: là biến đo cường độ sử dụng vốn trên mỗi lao động của doanh nghiệp, được tính bằng vốn cố định bình qn trên mỗi lao động.

Biến FDIit là biến đại diện cho dòng vốn FDI vào các ngành. Như phần cơ sở lý thuyết ở chương 2, FDI kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng TFP. Ngoài việc mang đến nguồn vốn đầu tư lớn, nó cịn mang đến cho nước tiếp nhận đầu tư cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, giúp phát triển vốn con người, nâng cao kỹ năng lao động. Đây là những nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng TFP. Các doanh nghiệp FDI cịn tạo các liên kết ngược-xi, tác động cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước giúp các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải nâng cao năng suất và chất lượng để có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự hiện diện của FDI gây nên tác động lấn át có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng của doanh nghiệp trong nước. Theo như các mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu thực hiện trước đây, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng FDI sẽ có tác động dương lên tăng trưởng TFP.

Tradeit là biến đại diện cho thương mại quốc tế, đặc trưng bởi hoạt động xuất, nhập khẩu. Mở cửa thương mại quốc tế có thể cung cấp cho một quốc gia tiếp cận tốt hơn với công nghệ phát triển ở nơi khác và tăng cường quá trình bắt kịp cơng nghệ thơng qua việc thích ứng các cơng nghệ tiên tiến nước ngồi (Keller và Yeaple, 2004). Nhập khẩu máy móc, sản phẩm cơng nghệ tiên tiến có thể giúp các nhà sản xuất trong nước sản xuất một sản phẩm tốt tương tự với doanh nghiệp FDI với chi phí thấp hơn hoặc phải tạo ra các sản phẩm tốt hơn để cạnh tranh. Do đó, nhập khẩu được kì vọng sẽ tác

động đến TFP. Lý thuyết học tập bằng cách thực hành -learning by doing (Arrow, 1962) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể học tập thơng qua làm việc, việc cố gắng giải quyết một vấn đề sẽ giúp rút ra nhiều bài học bổ ích. Ở đây các nhà doanh nghiệp trong nước sẽ học tập bằng cách xuất khẩu, tham gia vào thị trường xuất khẩu. Khi tham gia vào thị trường quốc tế, các nhà xuất khẩu phải tuân thủ các qui định quốc tế về chất lượng sản phẩm cũng như các điều kiện giao dịch. Hơn thế nữa, để xuất khẩu ra thị trường nước ngồi các nhà xuất khẩu phải tìm hiểu về thị trường và nhu cầu khách hàng của nước đó. Từ đó, các nhà xuất khẩu trong nước sẽ nhận sự giúp đỡ của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Các nhà nhập khẩu nước ngồi sẽ chỉ cho cách quản lý qui trình sản xuất sao cho hiệu quả, cách kiểm soát chất lượng đầu ra sản phẩm cũng như huấn luận lao động. Như nhận định của Grossman và Helpman (1991) rằng ” khi sản phẩm nội địa được xuất khẩu, các nhà nhập khẩu nước ngồi có thể đề xuất những cách để cải tiến qui trình sản xuất”. Mặt khác, sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế sẽ làm cho các nhà xuất khẩu trong nước sẽ dần lớn mạnh lên. Xuất khẩu cũng giúp làm mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất từ đó sẽ tận dụng lợi thế kinh tế theo qui mô giúp nâng cao năng xuất. Nghiên cứu Miller và Upadhyay (2000) với 83 quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng xuất khẩu, đo lường bởi tỷ trọng xuất khẩu trong GDP, tác động tích cực đến tăng trưởng TFP (ở mức ý nghĩa 1%). Nghiên cứu khác của Jajri (2007) với nền kinh tế Malaysia giai đoạn 1971-2004 chỉ ra rằng mở cửa thương mại quốc tế, đo lường bởi tỉ số của tổng giá trị xuất, nhập khẩu chia cho GDP, có tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Trong nghiên cứu này, biến Tradeit được kỳ vọng tác động dương lên tăng trưởng TFP.

Biến Scaleit là biến đại diện cho qui mô của ngành. Theo lý thuyết về tính kinh tế theo qui mô, khi doanh nghiệp mở rộng qui mơ sản xuất thì sẽ giúp giảm chi phí cố định, tăng hiệu quả sản xuất. Mặt khác, khi mở rộng sản xuất, đồng nghĩa doanh nghiệp đầu tư cải tiến cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Vì vậy, qui mơ sản xuất được kỳ vọng tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Trong nghiên cứu của mình về tác động

lan tỏa của FDI ở Bồ Đào Nha giai đoạn 1996-1998, dữ liệu bảng với 2133 doanh nghip, Proenỗa (2002) đã cho thấy qui mô doanh nghiệp, đo bằng tỉ lệ đầu ra của doanh nghiệp chia cho giá trị trung bình của đầu ra của 5 doanh nghiệp lớn nhất cùng ngành, tác động tích cực đến năng suất lao động. Trong nghiên cứu của Thangavelu, Findlay và Chongvilaivan (2010) cũng cho thấy tác động tích cực (mức ý nghĩa 1%) của biến qui mô doanh nghiêp, được đo bằng logarit của tổng doanh thu doanh nghiệp, trong nghiên cứu của mình ở Việt Nam giai đoạn 2002-2008.

K_intensityit là biến đo cường độ sử dụng vốn trên 1 lao động của ngành, được tính bằng vốn cố định bình qn trên 1 lao động. Biến này được coi là đại lượng đo tài sản vốn vật chất mà ngành tạo ra trong q trình đầu tư. Ngành có cường độ vốn cao đồng nghĩa với ngành thâm dụng vốn, và ngành này đầu tư lớn vào trang thiết bị, máy móc và vì vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng TFP. Trong nghiên cứu của Ahluwalia (1991), với các ngành công nghiệp ở Ấn Độ đã chỉ ra tác động tiêu cực của biến cường độ vốn lên tăng trưởng TFP và cho rằng ngành cơng nghiệp có tỷ lệ vốn- lao động cao hơn là những ngành công nghiệp nặng thuộc khu vực nhà nước, được bảo hộ và quản lý kém làm ảnh hưởng đến năng suất. Trong nghiên cứu của Ghose và Chakraborty (2012) ở Ấn Độ giai đoạn 1973-2004 đã chỉ ra tác động dương của cường độ vốn lên tăng trưởng TFP của ngành công nghiệp dược phẩm.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

Nội dung chính của chương này là trình bày kết quả tính tốn tăng trưởng TFP và kết quả hồi qui, xem xét tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng TFP cho 16 ngành ở Việt Nam. Thêm vào đó phần này cịn đưa ra phân tích và giải thích về các kết quả thu được. Tuy nhiên, trước khi trình bày kết quả phân tích là phần tổng quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây.

4.1. Tổng quan xu hướng dòng FDI vào Việt Nam

Bằng việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO tháng 12 năm 2006, về thực tế, Việt Nam đã mở rộng cửa hơn nền kinh tế để có thể đón nhận nguồn vốn nước ngồi chảy vào dồi dào hơn trước. Đến năm 2011 Việt Nam ghi nhận nguồn vốn đăng ký xấp xỉ 198 tỉ USD về tổng số từ hơn 13.600 dự án vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn thực hiện những dự án này lên tới gần 80 tỉ USD. Ngoại trừ hai điểm đột biến vào các năm 1996 và 2008, đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam đã có xu hướng tăng dần như được thể hiện trên các Hình 4.1 và 4.2. Trong giai đoạn 1988 tới 2010, mức tăng trưởng hàng năm của vốn nước ngoài được đăng ký và thực hiện ở quanh mức 34%, vượt xa mức tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển nhận vốn đầu tư nước ngoài khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giai đoạn 2000-2010 cao hơn bốn lần so với thập kỷ trước. Bất chấp khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên thế giới, đăng ký vốn đầu tư nước ngồi năm 2009 và 2010 có dấu hiệu khả quan, gần đạt mức đầu tư trực tiếp nước ngồi năm 2007, cho thấy dịng vốn đổ vào cao hơn những năm trước. Xu hướng tương tự cũng nhận thấy đối với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và thực hiện, thu hẹp dần khoảng cách giữa vốn đăng ký và thực hiện theo thời gian, điều này chỉ ra rằng việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là khá khả quan trong những năm gần đây.

Như minh họa trong các Hình 4.1 và 4.2, mức vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt đỉnh năm 2008. Sự tăng đột xuất này là do tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên

thế giới năm 2007, các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh lượng vốn đầu tư, và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Năm 2008 vốn đầu tư nươc ngoài tập trung vào khu vực sử dụng nhiều vốn, như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với mức đầu tư trung bình khoảng 52 triệu USD một dự án, chứng tỏ mức hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những năm trước.

Hình 4.1. Xu thế số dự án và các dòng vốn FDI giai đoạn 2000-2010

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w