Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 50 - 52)

TFPG FDI Trade Scale K_intensity

TFPG 1

FDI -0,062 1

Trade -0,112 -0,087 1

Scale 0,128 -0,056 0,045 1

K_intensity 0,009 -0,055 -0,086 0,228 1

Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi qui Random Effect (RE)và Fixed Effect (FE) cho dữ liệu bảng của 16 ngành trong giai đoạn 2000-2011 ở Việt Nam, sử dụng phần mềm Stata. Biến phụ thuộc của mơ hình là TFPG, các biến giải thích bao gồm FDI, Trade, Scale, K_intensity. Kết quả ước lượng sử dụng Random Effect được trình bày từ cột (1) – (3) và Fixed Effect được trình bày từ cột (4) – (6) (Xem thêm Phụ lục 3).

Tác giả thực hiện kiểm định Hausman test để kiểm tra trong hai mơ hình phân tích hồi qui Fixed Effect và Random Effect mơ hình nào thích hợp hơn. Hausman test kiểm định giả thuyết H0 là hệ số ước lượng bởi Fixed Effect và Random Effect là khơng

khác nhau. Bởi vì (Prob>chi2 =0.6627 > 0.05) nên ta khơng bác bỏ H0. Do đó, hệ số ước lượng bởi Fixed Effect và Random Effect là tương tự nhau (xem phụ lục 4).

Mơ hình (1) nhằm xem xét tác động của các yếu tố xuất nhập khẩu, qui mô và cường độ vốn đến tăng trưởng TFP khi bỏ qua tác động của FDI. Tiếp theo, ở mơ hình (2) ta đưa biến mục tiêu FDI vào trong mơ hình. Mơ hình này nhằm đánh giá tác động

của FDI cùng các yếu tố khác đến tăng trưởng TFP. Cuối cùng, mơ hình (3) nhằm mục đích kiểm chứng lại kết quả thu được khi ta loại bỏ biến khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình trước đó. Thực hiện tương tự cho mơ hình (4), (5) và (6) khi chạy mơ hình hồi qui Fixed Effect. Tiếp theo là phần trình bày một số kết quả cụ thể của các mơ hình trên.

Cột (1) thể hiện kết quả ước lượng TFPG với các biến Trade, Scale và K_intensity. Khi khơng có sự tác động của FDI, ta nhận thấy rằng, như mong đợi biến Scale có tác động dương đến TFPG ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả giúp ta khẳng định lại rằng qui mô của ngành thực sự tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Tuy nhiên, trong kết quả hồi qui này biến Trade lại cho kết quả không như mong đợi, tác động âm đối với TFPG ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này có thể là do xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc vào một số ít sản phẩm với giá trị xuất khẩu lớn, chủ yếu là dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp sơ cấp (gạo, cao su, cà phê, thủy sản) và một số sản phẩm chế tạo với hàm lượng cơng nghệ thấp hay trung bình như hàng may mặc, giầy dép, điện tử và sản phẩm gỗ. Năm 2010, tất cả 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn hơn 2 tỷ USD nằm trong nhóm này và chiếm 62,1% tổng giá trị xuất khẩu. Tính gộp lại, xuất khẩu dệt may, giày dép, thủy sản và dầu thô đạt 26,3 tỷ USD và chiếm 36,4% tổng xuất khẩu (CIEM và the Asia Foundation, 2011).

Biến K_intensity khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình này.

Tiếp theo ta thêm biến mục tiêu FDI vào mơ hình ước lượng, kết quả trình bày ở cột (2) cho thấy rằng FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng TFP ở mức ý nghĩa 1%.

Kết quả chỉ ra rằng khi tỉ lệ vốn FDI trên tổng đầu ra của ngành tăng 10% thì tăng trưởng TFP sẽ giảm 0,27%. Và tương tự như kết quả trên, biến Trade có tác động tiêu cực đến tăng trưởng TFP, khi tỉ lệ xuất nhập khẩu tăng lên 10% thì TFPG giảm 10,49%. Biến Scale có tác động tích cực đến tăng trưởng TFP ở mức ý nghĩa 5% và biến K_intensity khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình phân tích này.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w