Thực tế hoạch định kế hoạch tài chính của các hợp tác xã

Một phần của tài liệu 235 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang (Trang 31 - 32)

IV. Cơ chế bảo tồn và phát triển vốn

2. Thực tế hoạch định kế hoạch tài chính của các hợp tác xã

Hiện nay các hợp tác xã chỉ dừng lại ở lập Phương án sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên vẫn chưa đúng bản chất của phương án – đã gọi là phương án thì cĩ nhiều phương án, ở đây hợp tác xã chỉ lập duy nhất một phương án và sau một vụ hoặc một năm vẫn khơng cĩ sự đối chiếu (giữa kế hoạch và thực hiện). Vấn đề ở trình độ quản lý của các hợp tác xã cịn yếu kém, chưa được nâng cấp phù hợp với điều kiện mới, chưa đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu thị trường, cho nên việc xây dựng kế hoạch khơng phù hợp với thị trường; Chưa xây được một chiến lược phát triển dài hạn cho hợp tác xã, nên vấn đề định hướng phát triển gặp nhiều khĩ khăn. Các hợp tác xã chủ yếu là hoạt động theo từng vụ (năm), chỉ tính tốn một cách đơn giản là cố gắng gia tăng doanh thu và gia tăng lợi nhuận hàng năm mà khơng thấy được sự tăng giá trị hoạt động của hợp tác xã, nhất là đối với các hợp tác xã.

Qua những phân tích trên đây về thực trạng kế hoạch tài chính hàng năm của các hợp tác xã nĩi chung và hợp tác xã nĩi riêng, ta cĩ thể thấy cơng tác kế hoạch hĩa tài chính hiện nay ở các hợp tác xã cịn rất yếu. Do đĩ cần phải cĩ những mơ hình kế hoạch tài chính phù hợp. Đây là một vấn đề cấp thiết nhằm hồn thiện cơ chế kế hoạch hĩa tài chính trong các hợp tác xã.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP TỈNH

AN GIANG

Dưới gĩc độ cơ chế quản lý tài chính, để cơng tác quản lý tài chính cĩ hiệu quả hợp tác xã cần tập trung những vấn đề sau:

Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, tài chính luơn luơn là tổng hịa các mối quan hệ kinh tế, tổng thể các nội dung và giải pháp tài chính, tiền tệ. Khơng chỉ cĩ nhiệm vụ khai thác các nguồn lực tài chính, tăng thu nhập, mà cịn phải sử dụng cĩ hiệu quả mọi nguồn lực. Điều đĩ địi hỏi các hoạt động tài chính cần phải được thể chế hĩa một cách cụ thể.

Qua theo dõi, nghiên cứu các vấn đề về tổ chức quản lý hợp tác xã, vấn đề tạo lập và huy động vốn, vấn đề phân phối lợi nhuận, vấn đề bảo tồn và phát triển vốn, vấn đề kế hoạch hĩa tài chính ở một số hợp tác xã chọn nghiên cứu cho thấy được những điểm cịn vướng mắc trong thực tiễn quản lý tài chính đối với loại hình hợp tác xã vốn cịn khá mới mẻ này. Để đạt hiệu quả trong cơng tác quản lý tài chính cần chú trọng các giải pháp sau:

I. Về cơ chế tổ chức quản lý hợp tác xã

Để cơ cấu tổ chức quản lý hợp tác xã chặt chẽ, và cơ cấu tổ chức này vừa cĩ nét cơ bản của một doanh nghiệp nĩi chung, lại vừa cĩ nét riêng biệt của loại hình hợp tác xã và đúng Luật, hợp tác xã cần phải:

1. Xác định cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp. Hợp tác xã khơng nhất thiết là chọn mơ hình theo kiểu vừa quản lý vừa điều hành hoặc khơng nhất thiết chọn theo mơ hình tách hai chức năng quản lý và điều hành riêng, vấn đề chọn mơ hình nào là tùy năng lực quản lý.

2. Thành phần ban quản lý điều hành phải thật sự “đúng người – đúng việc”. Khơng nên tồn tại dưới hình thức, cĩ thể thành phần từng bộ phận khơng nhiều nhưng đảm trách tốt cơng việc.

3. Năng lực điều hành và quản trị của các hợp tác xã cịn yếu. Việc tìm một đội ngũ nhân sự cĩ năng lực thực sự, cĩ uy tín, cĩ đủ sức thuyết phục cơng chúng bằng một hình ảnh hợp tác xã thành cơng khơng phải dễ dàng. Điều này địi hỏi phải cĩ chương trình huấn luyện, đào tạo một đội ngũ những nhà quản lý trong cơ chế mới.

4. Đối với Ban kiểm sốt, trên thực tế vai trị của ban kiểm sốt rất quan trọng, họ là người đại diện cho xã viên để kiểm sốt hoạt động của hợp tác xã về các lĩnh vực tài chính - kế tốn và cĩ thể triệu tập Đại hội xã viên bất thường. Do vậy, nên chăng là phải cĩ ít nhất một kiểm sốt viên am tường về lĩnh vực tài chính - kế tốn (chứ khơng chỉ là kế tốn) và phải cĩ tốt nghiệp chuyên ngành về tài chính - kế tốn ở trình độ ít nhất là trung cấp. Ban đầu khi hợp tác xã mới thành lập thì cĩ thể chưa đưa ra tiêu chuẩn này nhưng phải cĩ kinh nghiệm về cơng tác tài chính - kế tốn ít nhất là hai năm. Và sau hai năm hoạt động của hợp tác xã thì tiêu chuẩn bằng cấp nhất thiết phải được đặt ra.

5. Thành phần xã viên tham gia. Do xã viên – cĩ thể là đại hội xã viên – là cơ quan quyền lực cao nhất và là chủ sở hữu do vậy những quyết định của họ phải vì mục tiêu chung khơng vì lợi ích cá nhân. Được như vậy chính họ phải là những người thật sự cĩ nhu cầu tham gia vào hợp tác xã, mong muốn được hỗ trợ trong sản xuất.

Một phần của tài liệu 235 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)