Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tạ

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum (Trang 29 - 36)

5. Kết cấu đề tài

2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ

2.2.3. Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tạ

đất tại Tòa án

Khi các bên liên quan đến tranh chấp thừa kế không thể thương lượng được nữa, thì các bên có thể chọn khởi kiện lên TAND để nhận được sự công bằng và phần di sản của mình. Để tranh chấp được giải quyết tại Tịa án, các bên phải thực hiện khởi kiện theo quy định của BLTTDS năm 2015, cụ thể:

a. Khởi kiện

Khi khởi kiện lên TAND đối với tranh chấp thừa kế QSDĐ thì người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định của BLTTDS năm 2015, cụ thể thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn khởi kiện:

Để Tòa án xem xét quyết định thụ lý vụ án dân sự, vì vậy, đơn khởi kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung theo quy định tại Khoản 4 Điều 189 BLTTDS năm 2015, cụ thể: “Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp không rõ nơi cứ trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của họ.

g) Quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”

Nếu thấy đơn khởi kiện không đầy đủ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS năm 2015 thì Tịa án thơng báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy đinh pháp luật TTDS (theo Khoản 3 Điều 191 BLTTDS năm 2015).

22

Điều 91 BLTTDS năm 2015 quy định “Đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp,…” Như vậy, người khởi kiện có

nghĩa vụ thu nhập, cung cấp cho Tòa án các chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015 quy định Tịa án cũng có thến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS năm 2015 quy định.

b. Thụ lý vụ án

Để vụ án tranh chấp thừa kế QSDĐ được thụ lý và giải quyết theo đúng thủ tục TTDS thì ngồi đơn khởi kiện và chứng cứ, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện về thẩm quyền của Tòa án:

Việc phân định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ tranh chấp dựa trên căn cứ tại các Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 39 BLTTDS năm 2015.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLTTDS năm 2015 thì TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tranh chấp dân sự theo Điều 26 trong đó có tranh chấp thừa kế tại Khoản 5 Điều 26 BLTTDS năm 2015. Vậy TAND là nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm 2015 thì TAND cấp tỉnh vẫn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ quy định tại khoản 5 điều 26 BLTTDS năm 2015, cụ thể gồm hai trường hợp:

- Trường hợp tranh chấp về thừa kế QSDĐ mà có đương sự hay di sản ở nước ngồi hoặc cần ủy thác cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án nước ngoài (Khoản 3 Điều 35 BLTTDS năm 2015);

- Trường hợp tranh chấp thừa kế QSDĐ thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nhưng TAND cấp tỉnh lấy lên giải quyết (Khoản 3 Điều 35 BLTTDS năm 2015).

Mặc dù đối tượng tranh chấp thừa kế là bất động sản nhưng thẩm quyền giải quyết của Tịa án khơng xác định theo nơi có bất động sản là di sản thừa kế theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015 mà thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39, cụ thể: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm

việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.”

- Điều kiện về tạm ứng án phí:

Nộp tiền tạm ứng án phí là một trong những điều kiện quan trọng để Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết. Khoản 3 Điều 195 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án thụ lý khi người

khởi kiện nộp cho Tịa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí”. Như vậy, ngay cả khi vụ án

thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, còn thời hiệu khởi kiện và người khởi kiện cũng đã nộp đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo đúng quy định pháp luật nhưng khơng nộp cho Tịa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Tịa án sẽ khơng thụ lý mà trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện trừ trường hợp họ được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí.

23

Ngồi ra, như đã đề cập ở phần trên, hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án vừa được ban hành và có hiệu lực năm 2020 có quy định về việc hịa giải, đối thoại trước tố tụng, tức là sau khi các bên nộp đơn khởi kiện và trước khi Tòa án tiến hành thụ lý, tranh chấp thừa kế QSDĐ là tranh chấp được tiến hành hòa giải, đối thoại do Hòa giải viên tiến hành. Nếu các bên lựa chọn tiến hành hịa giải hoặc các bên khơng trả lời thì Hịa giải viên tiến hành hịa giải đối thoại (theo Khoản 6, 8 Điều 16 Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án năm 2020). Việc hòa giải đối thoại chấm dứt theo các trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Hịa giải đối thoại tại Tịa án, sau đó, Hịa giải viên chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án đã nhận đơn để tiến hành xem xét, thụ lý vụ việc theo quy định của BLTTDS năm 2015 trong trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020. Nếu các bên khơng lực chọn hịa giải đối thoại thì Tịa án tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục TTDS.

c. Chuẩn bị xét xử và xét xử trong giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là 4 tháng, “trừ các vụ án được xét xử theo thủ

tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngồi.” Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 1 Điều 203

BLTTDS năm 2015 cũng quy định: “Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện

bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này”. Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp thừa kế QSDĐ

tối đa là sáu tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa theo quy định tại Điều 205 BLTTDS năm 2015. Quy định này là phù hợp, thật sự cần thiết và có ý nghĩa nhân văn trong giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ. Bởi lẽ, như đã đề cập ở trên, đặc thù của các đương sự trong tranh chấp này là những người có cùng quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng,… những mối quan hệ rất gần gũi về mặt tình cảm, vì mâu thuẫn khơng thể giải quyết được nên đưa ra Tịa án giải quyết. Vì vậy, hòa giải trong giai đoạn xét xử là tạo điều kiện cho họ được thỏa thuận lại sau khi tư vấn, giải thích. Hịa giải trong giai đoạn xét xử tạo điều kiện cho các đương sự hàn gắn lại tình cảm, thỏa thuận lại với nhau. Khơng những vậy, hịa giải thành sẽ giúp giải quyết vụ án hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ (Theo Điều 212 BLTTDS năm 2015). Theo quy định tại Khoản 2 Điều 212 BLTTDS năm 2015 thì: “Thẩm

phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”. Theo quy định này ta thấy, chỉ khi

các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tồn bộ vụ án thì Tịa án mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự, nếu các bên chỉ thỏa thuận được mơt phần thì vẫn là hịa giải khơng thành, Thẩm phán ghi vào biên bản hòa giải về những việc mà các bên thỏa thuận được và ra quyết định xét xử theo quy định tại Khoản 3 Điều 203

24

BLTTDS 2015 (nếu khơng thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc định chỉ quy định tại Điều 214 bà Điều 217 BLTTDS năm 2015). Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu khơng đồng ý với bản án và phải có căn cứ. (Theo Điều 271 BLTTDS năm 2015).

d. Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai bằng biện pháp khác khi không thỏa thuận được

• Giải quyết thơng qua Tịa án: Nếu một trong các đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết là Tòa án nhân dân.

Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai khi đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại tịa án có thẩm quyền (Tịa án nơi có bất động sản đó). Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tịa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hồn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tịa án chủ trì và tiến hành. Nếu hịa giải thành thì Tịa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hịa giải khơng thành thì Tịa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Biện pháp hành chính: Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà

các đương sự khơng có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân hoặc tại Bộ Tài nguyên và Mơi trường.

• Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp

huyện, cấp tỉnh: Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngồi với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh sau khi tiếp nhận đơn giao cho cơ quan chuyên môn tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc và tiến hành tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức các cuộc họp các ban, ngành có liên quan nhằm giải quyết tranh chấp. Tiến hành hoàn

25

chỉnh hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định cơng nhận sự thỏa thuận (hịa giải thành) cho các bên tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường: Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngồi với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi tiếp nhận đơn giao cho cơ quan chuyên môn tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; lập đồn cơng tác để thanh, kiểm tra, xác minh tại địa phương và tiến hành tổ chức hịa giải, hồn chỉnh hồ sơ. Bộ trưởng ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định hòa giải thành và gửi cho các bên xảy ra tranh chấp cũng như các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan.

Ngồi ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tịa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong q trình giải quyết tranh chấp đất đai.

• Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà khơng thành

thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 100 Luật đất đai 2013;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu khơng đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum (Trang 29 - 36)