THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum (Trang 36 - 41)

5. Kết cấu đề tài

3.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG

ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

3.1.1. Tình hình giải quyết tranh thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017 - 2021 Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017 - 2021

Hiện nay kinh tế ngày càng pháp triển, nhu cầu về đất của người dân ngày càng tăng cao làm cho các tranh chấp liên quan QSDĐ cũng ngày càng phố biến hơn. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế thị trường cũng dần xâm chiếm vào cuộc sống các gia đình, những xung đột mâu thuẫn của các thành viên trong gia tộc, gia đình khơng cịn q mới lạ, thậm chí ngày càng phổ biến. Kon Tum, một tỉnh trẻ, năng động và đang trên đà phát triển. Với quyết tâm xây dựng một tỉnh văn minh, hiện đại và phát triển, trong những năm qua tình hình thu hút đầu tư, xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, các cơng trình cơng cộng diễn ra càng nhiều, thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Vì thế, đất đai từ nơi có giá trị thấp đột nhiên trở thành địa điểm kinh doanh, du lịch lý tưởng, khả năng khai thác lợi nhuận kinh tế cao, giá đất tăng mạnh trên thị trường. Huyện Sa Thầy là một trong những huyện trung tâm của tỉnh Kon Tum, Đây là huyện có diện tích nhỏ nhất tỉnh nhưng dân số đông nên mật độ dân số đông nhất tỉnh.

Với những tiềm năng về kinh tế, xã hội, về con người, về vị trí địa lý là huyện trung tâm tỉnh Kon Tum, tất cả tạo thành thế mạnh vốn có của huyện trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân, qua đó nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của người dân, người dân hiểu biết về pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật qua đó sẽ giảm tải được các vấn đề vi phạm pháp luật, các tranh chấp khơng đáng có, qua đó làm cho ngành tịa án ở huyện bớt gánh nặng, khi giải quyết cũng sẽ nâng cao hiệu quả trong giải quyết tranh chấp ở địa phương, đặc biệt là các vấn đề tranh chấp về đất đai, về thừa kế QSDĐ như hiện nay.

Qua tập hợp, thống kê số liệu về tranh chấp thừa kế QSDĐ thì thu thập được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê số liệu công tác giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND huyện Sa Thầy năm 2017

Tổng số án dân sự Án thừa kế Án thừa kế QSDĐ

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ 340 259 74% 9 6(Đình chỉ: 6) 66.7% 8 6(Đình chỉ: 6) 75%

29

Bảng 3.2. Bảng thống kê số liệu công tác giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND huyện Sa Thầy năm 2018

Tổng số án dân sự Án thừa kế Án thừa kế QSDĐ

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ 327 299 91.4% 6 4 (Đình chỉ: 3 Cơng nhận: 1) 66.7% 6 4 (Đình chỉ: 3 Cơng nhận: 1) 66.7%

Bảng 3.3. Bảng thống kê số liệu công tác giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND huyện Sa Thầy năm 2019

Tổng số án dân sự Án thừa kế Án thừa kế QSDĐ

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ Giải quyết Tỷ lệ 440 374 85% 14 16 (Đình chỉ: 11 Cơng nhận: 4 Chuyển vụ án: 2) 100% 14 16 (Đình chỉ: 11 Cơng nhận: 4 Chuyển vụ án: 2) 100%

Bảng 3.4. Bảng thống kê số liệu công tác giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND huyện Sa Thầy năm 2020

Tổng số án dân sự Án thừa kế Án thừa kế QSDĐ

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ Giải quyết Tỷ lệ 305 231 75.7% 16 7 (Đình chỉ: 1 Công nhận: 4 Bản án: 2) 43.8% 14 7 (Đình chỉ: 1 Cơng nhận: 4 Bản án: 2) 50%

30

Bảng 3.5. Bảng thống kê số liệu công tác giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND huyện Sa Thầy năm 2021

Tổng số án dân sự Án thừa kế Án thừa kế QSDĐ

Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ 282 195 69.1% 16 10 (Chuyển vụ án: 1 Đình chỉ: 2 Cơng nhận: 3 Bản án: 4) 62.5% 16 10 (Chuyển vụ án: 1 Đình chỉ: 2 Cơng nhận: 3 Bản án: 4) 62.5%

Qua bảng thống kê số liệu giải quyết vụ việc dân sự, vụ án thừa kế và thừa kế QSDĐ, cho thấy:

Năm 2017, tổng số vụ án tranh chấp thừa kế được TAND huyện Sa Thầy thụ lý là 9

vụ, giải quyết 6 vụ, trong đó án thừa kế QSDĐ là 8 vụ, chiếm 88,9% tổng số vụ án tranh chấp thừa kế. TAND huyện Sa Thầy giải quyết được 5 vụ, đạt tỷ lệ 71,4%.

Năm 2018, tổng số vụ án tranh chấp thừa kế được TAND huyện Sa Thầy thụ lý là 6

vụ, giải quyết 4 vụ, trong đó án thừa kế QSDĐ là 6 vụ, chiếm 100% tổng số vụ án tranh chấp thừa kế. TAND huyện Sa Thầy giải quyết được 4 vụ, đạt tỷ lệ 66,7%.

Năm 2019, tổng số vụ án tranh chấp thừa kế được TAND huyện Sa Thầy thụ lý là 14

vụ, giải quyết 16 vụ (vì có hai vụ án chuyển), trong đó án thừa kế QSDĐ là 14 vụ, chiếm 100% tổng số vụ án tranh chấp thừa kế. TAND huyện Sa Thầy giải quyết được 14 vụ, đạt tỷ lệ 100%.

Năm 2020, tổng số vụ án tranh chấp thừa kế được TAND huyện Sa Thầy thụ lý là 16

vụ, giải quyết 7 vụ, trong đó án thừa kế QSDĐ là 14 vụ, chiếm 87,5% tổng số vụ án tranh chấp thừa kế. TAND huyện Sa Thầy giải quyết được 7 vụ, đạt tỷ lệ 50%.

Năm 2021, tổng số vụ án tranh chấp thừa kế được TAND huyện Sa Thầy thụ lý là 16

vụ, giải quyết 10 vụ, trong đó án thừa kế QSDĐ là 16 vụ, chiếm 100% tổng số vụ án tranh chấp thừa kế. TAND huyện Sa Thầy giải quyết được 10 vụ, đạt tỷ lệ 62,5%.

Qua số liệu thống kê của TAND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và kết quả giải quyết vụ án thừa kế cho thấy rằng, so với tổng số lượng vụ việc tranh chấp nói chung thì tranh chấp thừa kế chiếm một tỷ lệ không cao, nhưng so sánh giữa số lượng vụ án tranh chấp thừa kế với tranh chấp thừa kế QSDĐ, ta thấy số lượng vụ án tranh chấp thừa kế QSDĐ mà Tòa án giải quyết chiếm tỷ lệ lớn hơn 85% tổng số vụ án thừa kế và ngày càng tăng. Điều này chứng minh rằng vấn đề thừa kế QSDĐ tiềm ẩn tranh chấp cao, phức tạp, kéo dài

31

ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống. Cũng thông qua số liệu thống kê trên, ta thấy rằng số lượng vụ án thừa kế QSDĐ được ra bản án rất ít, đa số các vụ án kết thúc bằng quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Việc giải quyết vụ án bằng quyết định đình chỉ xuất phát bởi nhiều nguyên nhân như do như các đương sự đã tự thỏa thuận với nhau và quyết định rút toàn bộ đơn khởi kiện, hay do nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của BLTTDS 2015, các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 217 BLTTDS 2015. Nhiều vụ án thừa kế QSDĐ được kết thúc bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay các đương sự rút đơn sau khi hòa giải, điều này cho thấy thủ tục hòa giải tại Tòa án rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Thủ tục này đã góp phần giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Việc hịa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và cơng dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các mâu thuẫn giữa các đương sự… Như đã trình bày ở chương 1, trong bất cứ vụ việc tranh chấp nào, đặc biệt là tranh chấp thừa kế QSDĐ, Tịa án ln khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận để giải quyết vụ việc một cách hịa thuận, giữ được tình nghĩa gia đình, tình nghĩa giữa những người có mối quan hệ hơn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với nhau, tránh trường hợp “nổi da, xáo thịt” hay “miếng đất cắt tình”. Do vậy hịa giải có thể diễn ra bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Chỉ khi đã qua hòa giải nhiều lần mà hịa giải khơng thành, khơng mang lại kết quả, khơng giải quyết được tranh chấp thì Tịa án mới tổ chức phiên tịa để xét xử.

Bên cạnh đó, kết quả giải quyết các vụ án nêu trên cũng đã thể hiện TAND huyện Sa Thầy đã vận dụng đúng và phù hợp các quy định về thừa kế QSDĐ trong q trình giải quyết vụ án, do đó tỷ lệ số vụ án được giải quyết tương đối cao so với tổng vụ án thừa kế QSDĐ được thụ lý.

3.1.2. Đánh giá tình hình giải quyết tranh thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum nhân dân Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum

a. Thành tựu

Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tịa án nhân dân Huyện Sa Thầy có thể khái quát những thành tựu đạt được trong công tác như sau:

Thứ nhất, số lượng các vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai nói chung cũng như giải

quyết tranh chấp đất đai bằng Tịa án nói riêng năm sau đều cao hơn năm trước.

Tranh chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sa Thầy ngày càng có xu hướng tăng kể cả về số tượng và mức độ phức tạp, do đó để tránh tình trạng án tồn đọng, khơng giải quyết kịp thời làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện thi trong thời gian vừa qua Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy luôn chỉnh đốn lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án, đẩy nhanh tiến độ thụ lý giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai, hướng dẫn người dân làm lại đơn khởi kiện theo đúng yêu cầu. Các tranh chấp đất đai đều được Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy giải quyết dứt điểm, nhanh

32

chóng, theo tinh thần thượng tơn pháp luật, được các bên tham gia tranh chấp và dư luận trong nhân dân đồng tình.

Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy luôn

tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.

Trong quá trình giải quyết, về mặt hình thức Tịa án nhân dân huyện Sa Thầy đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Còn về mặt nội dung, do nhận thức rõ tính đặc thù, phức tạp của Tịa án nhân dân, nó liên quan đến nhiều quan hệ khác nhau của đời sống xã hội nên trong q trình giải quyết ngồi áo dụng Luật đất đai thì cịn vận dụng áp dụng các quy định của Luật nhà ở, Luật công chứng, Luật xây dựng, Luật hơn nhân và gia đình,… để vụ việc được giải quyết triệt để.

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy đảm

bảo vận dụng một cách phù hợp các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Bên cạnh việc áp dụng đúng đắn, thống nhất hệ thống pháp luật đất đai và các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao trong cơng tác xét xử thì trong q trình giải quyết, Tịa án còn vận dụng một cách phù hợp các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc giải quyết các tranh chấp đất đai sao cho phù hợp với đặc điểm chính trị của địa phương và đặc trưng của chế độ quản lý về đất đai khác nhau qua mỗi thời kỳ ở nước ta.

Thứ tư, Tịa án nhân dân huyện Sa Thầy ln chú trọng thực hiện cơng tác hịa giải

trong giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.

Hịa giải trong q trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là cơng tác được Tịa án nhân dân huyện Sa Thầy chú trọng thực hiện và đạt được hiệu quả trong thời gian qua. Hòa giải thành tranh chấp đất đai khơng chỉ giúp cho ngành Tịa án rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp mà còn giúp các bên đương sự tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức trong việc theo đuổi khởi kiện, đánh tan tâm lý “thắng – thua” duy trì sự ổn định, đồn kết và khơng làm sức mẻ tình cảm trong nội bộ nhân dân.

Những kết quả trên trong việc giải quyế tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy đã góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế địa phương, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, bảo vệ các giao dịch hợp pháp trong đời sống xã hội. Phần lớn các bản án, quyết định của Tòa án xét xử các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành.

b. Hạn chế

- Việc thu thập chứng cứ của đương sự khá khó khăn vì gặp phải một số vướng mắc từ các cơ quan có thẩm quyền liên quan, đương sự phải nhờ đến sự giúp đỡ của tòa án trong việc thu thập chứng cứ nên thời gian giải quyết án kéo dài.

- Pháp luật về đất đai khá phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp nên vẫn có sai sót về thẩm quyền thụ lý vụ án.

33

- Trong quá trình giải quyết án vẫn cịn bỏ sót người tham gia tố tụng dẫn đến án bị hủy.

-Vẫn còn 1 số án bị hủy do xác định sai tư cách đương sự, xét xử vượt quá phạm vi khởi kiện của nguyên đơn.

- Xác định pháp luật tranh chấp không đúng dẫn đến việc áp dụng luật chuyên ngành sai.

- Công tác tuyên truyền pháp luật đạt được nhiều kết quá tích cực, song vẫn chưa thực sự thâm nhập vào sâu trong người dân, các tranh chấp vẫn diễn ra do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do việc giao dịch quyền sử dụng đất hoặc việc sử dụng đất để sinh sống, canh tác không đúng với quy định của pháp luật.

c. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế.

Quá trình thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh nguồn gốc đất tranh chấp do cơ quan có thẩm quyền quản lý gặp nhiều khó khăn như: Phịng tài ngun mơi trường; văn phịng đăng ký đất đai; địa chính xã và thị trấn thiếu sự hợp tác trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án.

Tài liệu, chứng cứ lưu trữ qua các thời kỳ có nhiều mâu thuẫn về số liệu, vị trí, loại đất, ví dụ như: Diện tích đất được cấp ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lớn hơn hoặc nhỏ hơn với kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ; đối với đất liền kề với đường Quốc lộ, tỉnh lộ thì chỉ giới xây dựng và chỉ giới giao thơng thường có sự thay đổi theo quy hoạch trong khi người đang sử dụng đất thì khơng được thơng báo về sự thay đổi đó.

Do đối tượng tài sản tranh chấp là quyền sử dụng đất - có sự biến động thay đổi về hình thể, diện tích theo thời gian nên trong những trường hợp thửa đất dốc, khơng có vật ngăn cách cố định thì khi tuyên trong bản án, quyết định rất khó mơ tả chính xác, cụ thể. Dẫn đến hậu quả Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khó thi hành.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)