5. Bố cục của đề tài
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức phường Thống Nhất, tỉnh Kon Tum Nhất, tỉnh Kon Tum
Để thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, trước hết phải nhanh chóng tiến hành điều tra, rà soát, đánh giá tổng thể, xác định số lượng thiếu, thừa của các phòng ban để đưa vào dự án quy hoạch cán bộ; xác định chính xác chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức để làm cơ sở cho việc quy hoạch cán bộ, công chức và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
3.2.2. Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ bảo đảm khoa học, hợp lý
Tiếp tục thực hiện và hoàn chỉnh công tác quy hoạch cán bộ theo. Chỉ thị 19-
CT/TU của Thường vụ Tỉnh uỷ. Trong nội dung quy hoạch phải chú ý những vấn đề sau đây: Tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ kế cận. Hằng năm cần lựa chọn trong đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, cán bộ nữ, con em gia đình có cơng cách mạng, sinh viên học sinh có thành tích học tập xuất sắc…và tuổi đời dưới 40 tuổi đưa đi học chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị để sau này về nhận nhiệm vụ tại cơ quan theo những chuyên ngành được đào tạo.
Việc bố trí các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cần quy hoạch 3 tuyến dự bị: Tuyến một: là tuyến dự bị trực tiếp, khi cần có thể bổ sung, thay thế ngay cho cán bộ đương chức. Tuyến này trước mắt cần có 1, 2 cán bộ dự bị.
Tuyến hai: Là tuyến dự bị cho nhiệm kỳ sau. Tuyến này trước mắt cần có 2, 3 cán bộ dự bị.
Tuyến ba: Mỗi chức vụ cần có 3, 4 cán bộ dự bị. Cán bộ dự bị phải được đưa vào danh sách để quản lý, theo dõi. Hằng năm, phải tổng kết, rút kinh nghiệm công tác quy hoạch cán bộ để có hướng điều chỉnh, bổ sung
3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức thì trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải theo quy hoạch đã duyệt; thực hiện theo kế hoạch khảo sát để xác định nhu cầu cán bộ, công chức cho cơng việc; từ đó, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu bổ sung biên chế hàng năm.
Khi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phải mang tính chiến lược lâu dài nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao. Chú ý xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng loại cán bộ, từng ngành. Trong kế hoạch này phải chú ý xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
38
dưỡng cán bộ, công chức cho từng giai đoạn. Mỗi loại cán bộ, cơng chức phải có chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp đảm bảo sau khi học xong sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Cần đào tạo đội ngũ cán bộ một cách kịp thời, nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao bằng cách: số cán bộ trẻ cần phải được tập trung đào tạo dài hạn, số cán bộ trung niên đào tạo tại chức, số cán bộ lớn tuổi nên cho đi bồi dưỡng ngắn hạn nhằm bổ sung một số kiến thức thông tin mới để vận dụng vào công tác tốt hơn.
Chú trọng đến việc nâng cao kiến thức kĩ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức theo chức trách nhiệm vụ mình đảm nhận. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, làm tốt khâu luân chuyển cán bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực, có đức, có tài, mà có đức là cái gốc. Đó là đạo đức cách mạng: cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức phải đảm bảo khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm của cơ quan. Phải bố trí cán bộ cho đúng để phát huy mọi khả năng và sở trường của họ, người nào có năng lực nào thì đặt vào vị trí ấy. Kiên quyết thay thế những cán bộ kém năng lực, uy tín giảm sút, xử lý nghiêm những cán bộ kém phẩm chất, hư hỏng, có khuyết điểm nghiêm trọng. Bố trí lại những cán bộ phân cơng khơng hợp lý.
Có kế hoạch khảo sát, phát hiện những người có năng lực, có trình độ chun mơn để tuyển chọn theo u cầu cơng việc của cơ quan. Có thể tuyển chọn cả những người có năng lực, phẩm chất để đưa đi đào tạo trước khi tuyển dụng, bố trí nhằm phát huy năng lực trước mắt và phát triển năng lực lâu dài.
3.2.4. Thực hiện tốt việc đổi mới chế độ, chính sách
Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng cho người có đức, có tài trên các lĩnh vực. Chế độ chính sách bao gồm chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức.
Nêu cao quan điểm đầu tư cho chế độ tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội để từ đó động viên khuyến khích cán bộ, cơng chức tồn tâm, tồn ý cống hiến khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Vận dụng tốt các văn bản hướng dẫn thi đua các cấp để xây dựng hợp lý công tác thi đua của đơn vị nhằm khen thưởng kịp thời những cán bộ, cơng chức có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, từ đó lơi kéo mọi người vào tham gia cơng tác thi đua, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan.
Hằng năm phải phân bổ một khoản ngân sách thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đội ngũ cán bộ, công chức
Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ, xây dựng, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Đưa yêu cầu “cán bộ tự học để nâng cao trình độ về mọi mặt” và tiêu chí đánh giá đảng viên. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên. Bố trí, bổ nhiệm,
39
đề bạt cán bộ phải dựa trên trình độ chun mơn, trình độ chính trị và phẩm chất đạo đức. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên tổ chức chức tuyển chọn cán bộ, công chức một cách công khai, dân chủ, lựa chọn đúng những cán bộ thực sự có tài và uy tín, phù hợp với tiêu chuẩn theo từng chức danh. Bố trí, đề bạt cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường. Kiên quyết bãi miễn, không sử dụng những cán bộ kém phẩm chất và năng lực.
Phải có cách nhìn mới về vấn đề cán bộ, quan điểm mới trong việc đánh giá, cán bộ, công chức. Đánh giá cán bộ phải dân chủ, công khai phải dựa vào những việc làm cụ thể của mỗi người, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ. Trong đánh giá cán bộ, phải xét mục đích, động cơ hồn thành nhiệm vụ, và khơng hồn thành nhiệm vụ trong điều kiện thuận lợi hay khó khăn, thành tích và khuyết điểm là nhất thời hay liên tục. Việc đánh giá cán bộ phải làm hàng năm có ý kiến nhận xét của quần chúng nơi cán bộ đang công tác, của tổ chức Đảng và quần chúng nơi cán bộ đang cư trú.
40
KẾT LUẬN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp về
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân phường Thống Nhất, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum”, tơi có những kết luận sau: phường Thống Nhất là
một trong những phường có cả người kinh và người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Qua một vài phản ánh, tổng kết như trên đã thấy được thực tế tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định góp phần quan trọng vào những kết quả về tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội mà chúng ta đã đạt được trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh đây, vấn đề đặt ra cần thực hiện trong thời gian tới với công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở cũng không phải là nhỏ để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Cần tổng hợp những thành tích đã đạt được, đồng thời nghiêm chỉnh nhìn nhận những mặt yếu kém, khuyết điểm gây cản trở cho quá trình thực hiện nhiệm vụ, đề ra những phương hướng thực hiện cụ thể tiếp tục với những công việc đã làm tốt, chỉnh sửa những hạn chế sai lầm. Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành Kinh tế phát triển, tơi nhận thấy rằng việc tìm hiểu về nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức ở một phường trong TP Kon Tum, cụ thể phường Thống Nhất là một việc rất cần thiết vì qua việc tìm hiểu đó nó hình thành động cơ cho người học tìm tịi, nâng cao trình độ tự trang bị kiến thức về lý luận và thực tiễn khi còn ngồi trên ghế nhà trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do khả năng và kiến thức cịn hạn chế, thêm vào đó khơng có đủ số liệu để phân tích nên đề tài vẫn cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự thông cảm của quý thầy cô.
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH năm 2020; phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2021.
[2] Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện kết luận số 50-KL/TW ngày 29/6/2009 của
Bộ chính trị.
[3] Luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phịng
[4] Luật cán bộ, cơng chức 2008 của Quốc hội số 22/2008/QH13
[5] Báo cáo tình hình chất lượng đội ngũ CBCC phường thống nhất năm 2020 [6] Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 của Quốc hội số 77/2015/QH13 [7] Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016 – 2021 phường thống nhất
[8] Báo cáo thống kê tình hình cán bộ, cơng chức số 120-BC/ĐU, của Đảng phường thống nhất
[9] Báo cáo số 52-BC/ĐU, ngày 15/6/2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức phường thống nhất