THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI UBND XÃ SA

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Sa Loong, huyện Ngọc, tỉnh Kon Tum (Trang 28 - 33)

5. Bố cục báo cáo

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI UBND XÃ SA

LOONG

2.2.1. Tình hình đăng ký khia sinh từ khi triển khai luật hộ tịch năm 2016 đến năm 2019.

Tình hình ĐKKS tại xã Sa Loong từ khi triển khai luật hộ tịch năm 2016 đến nay đã

có nhiều chuyển biến đáng kể, để có thể tìm hiểu và đánh giá đúng hiệu quả công tác

ĐKKS tại xã có thể nghiên cứu bảng thống kê đánh giá công tác ĐKKS tại UBND xã Sa Loong trong năm 2016 và năm 2019 như sau:

Bảng 2.1: Bảng thống kê hoạt động ĐKKS tại UBND xã Sa Loong.

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng:

- Trẻ em được ĐKKS đúng hạn trong hai năm (2016-2017) (chiếm 54,49%) tăng so

Năm Tổng số sinh Đăng ký đúng hạn Đăng ký quá hạn Đăng ký lại Năm (2016-2017) 420 376 39 5 Năm (2018-2019) 479 452 13 14

22

với giai đoạn (2018-2019) (chiếm 45,51%) tăng 7,26%. - Số trẻ em đăng ký quá hạn giảm 26 trẻ (ứng 25%)

- Số trẻ đăng ký lại tăng 9 trường hợp so với giai đoạn (2016-2017)

Sở dĩ có tình trạng trên bởi:

Việc ban hành Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 và Nghị

định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch đã quy định đầy đủ, chi tiết và ưu việt

hơn trong việc khai sinh cho trẻ. Nếu như trước đây theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP

ngày 27/12/2005 về đăng ký hộ tịch, thì thẩm quyền ĐKKS được quy định tại nơi có hộ khẩu thường trú, tạm trú của người mẹ nên gây ra nhiều vướng mắc cho việc ĐKKS, đặc biệt khi không xác định rõ nơi cư trú của người mẹ hoặc quá xa so với nơi ở hiện tại nên tỷ lệ trẻ đăng ký quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số trẻ được ĐKKS (2010-2015):

9,29%). Theo quy định mới thẩm quyền cấp giấy khai sinh thuộc UBND cấp xã, nơi cư

trú của người mẹ; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã

nơi cư trú của người cha thực hiện việc ĐKKS. Việc mở rộng thẩm quyền ĐKKS cho trẻ theo nơi cư trú theo luật Hộ tịch năm 2014 đã góp phần làm tăng tỷ lệ trẻ đăng ký đúng

hạn, giảm tỷ lệ đăng ký quá hạn trong 2 năm (2018-2019) so với năm (2016-2017). Số trẻ em đăng ký khai sinh lại giai đoạn (2018-2019) tăng so với giai đoạn (2016- 2017) bởi: so với quy định trước đây thì việc khai sinh đã giảm bớt những yêu cầu về sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú của người mẹ, đồng thời giảm bớt các điều kiện đối với người làm chứng cho việc sinh của trẻ. Nếu quá thời hạn 60 ngày, GKS cũng vẫn

được cấp nhưng ghi vào đó là đăng ký quá hạn. Với quy định thơng thống như thế tạo điều kiện thuận lợi giúp những gia đình ở xa khơng có người thân tại nơi cư trú hoặc do điều kiện không về được ĐKKS cho con em họ đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ được sinh ra.

Với việc ban hành luật Hộ tịch thay thế cho Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch, những quy định, sửa đổi quan trọng trong việc phân cơng, phân cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong ĐKKS cho trẻ đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả người dân lẫn

cán bộ tư pháp hộ tịch trong việc cấp GKS và quản lý ĐKKS.

2.2.2. Công tác triển khai các văn bản pháp luật về đăng ký khai sinh

Công chức Tư pháp - Hộ tịch của xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã

thường xuyên nắm bắt và cập nhật các văn bản mới về hộ tịch. Trước đây, việc đăng ký

và quản lý hộ tịch chủ yếu thực hiện theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP, kèm theo Thông

tư số 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Đến nay Luật Hộ tịch 2014 đã có hiệu lực kèm theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật Hộ tịch và Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định thi hành một số điều của Luật Hộ

tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Kể từ khi Luật Hộ tịch 2014 ra đời đã rút gọn một số thủ tục rờm rà, phức tạp và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi đăng ký

23

hộ tịch.. Từ những văn bản pháp luật nêu trên đã góp phần trong việc giải quyết các

trường hợp về hộ tịch. Không những thế Ủy ban nhân dân xã cịn khơng ngừng triển khai

công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã ngày càng chặt chẽ hơn. Đây là điều kiện góp phần to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Bao gồm các văn bản:

- Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

- Thông tư 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản

lý hộ tịch.

- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa

đổi Nghị định về hộ tịch, hơn nhân và gia đình và chứng thực.

- Luật Hộ tịch năm 2014.

- Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

- Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và

Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ. - Bộ Luật Dân sự năm 2015.

- Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. - Hiến pháp năm 2013.

2.2.3. Một số vấn đề đặt ra về công tác quản lý đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Sa Loong dân xã Sa Loong

a. Đăng ký khai sinh trong trường hợp thông thường

* Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ

thực hiện đăng ký khai sinh.

* Thời hạn: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm

đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đi khai sinh cho con, thì ơng,

bà hoặc những người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang ni dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em ( Theo điều 13,14,15 mục 1 chương II của Luật

hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội)

Ví dụ : Ngày 20 tháng 5 năm 2018, anh A Thun sinh năm 1986, hộ khẩu thường trú

tại Đăk Vang đến Ủy ban nhân dân xã Sa Loong đăng ký khai sinh cho con là Y Khang

sinh ngày 10 tháng 5 năm 2018, sau khi cán bộ Tư pháp-Hộ tịch xã yêu cầu xuất trình các

giấy tờ hợp lệ như giấy chứng sinh, giấy chứng minh thư nhân dân và giấy chứng nhận

đăng ký kết hôn, sau khi kiểm tra đầy đủ giấy tờ trên, cán bộ Tư pháp-Hộ tịch tiến hành

làm bản chính và cấp bản sao giấy khai sinh và thu hồi giấy chứng sinh và vào sổ đăng ký

khai sinh theo đúng quy định của Pháp luật.

* Nhận xét về thủ tục đăng ký khai sinh đúng hạn: Trong năm 2016, trên địa bàn xã

Sa Loong có tỉ lệ khai sinh tương đối cao, nhưng tỉ lệ đăng ký khai sinh đúng pháp luật còn quá thấp, nó cho thấy rằng ý thức của người dân mà ở đây đại đa số là các dân tộc

24

anh em trên địa bàn còn chưa ý thức được sự quan trọng và cần thiết của việc đăng ký khai sinh cũng như phản ánh đúng thực trạng của Ủy ban nhân dân xã Sa Loong về công

tác quản lý hộ tịch về đăng ký khai sinh trên địa bàn xã.

b. Đăng ký lại khai sinh.

* Theo quy định tại điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của

Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau:

Công dân đi đăng ký lại khai sinh phải nộp đầy đủ các giấy tờ sau:

+ Tờ khai đăng ký lại khai sinh theo mẫu( trong đó có cam đoan về việc đã đăng ký

khai sinh nhưng người đó khơng lưu giữ được bản chính giấy khai sinh.)

+ Bản sao tồn bộ hồ sơ giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác

trong đó có thơng tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó.

- Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơng chức tư pháp –hộ tịch kiểm tra nếu đúng, đủ thẩm

quyền thì giải quyết, vào sổ và cấp bản chính giấy khai sinh cho cơng dân. Nếu khơng

đúng đủ các giấy tờ thì từ chối và giải thích cho cơng dân biết lý do vì sao bị từ chối.

Ví dụ: Chị Xa Thị Hợp sinh năm 1990, có hộ khẩu thường trú tại xã Sa Loong, dân

tộc Mường, Quốc tịch Việt Nam. Vào ngày 03 tháng 6 năm 2018, chị đến Ủy ban nhân dân xã Sa Loong để yêu cầu việc đăng ký lại việc sinh vì giấy khai sinh bản chính và bản sao đã mất và hư hỏng. Sau khi kiểm tra sổ đăng ký khai sinh và thời gian xác minh là 05

ngày thấy hợp lệ, Cán bộ Tư pháp-Hộ tịch xã đã thực hiện việc đăng ký lại và ghi vào

bản chính đăng ký lại và cấp bản sao theo yêu cầu và ghi vào sổ đăng ký khai sinh trong mục ghi chú đã ghi rõ là đăng ký lại theo đúng quy định của Pháp luật.

- Nhận xét về thủ tục đăng ký lại việc khai sinh: So với việc đăng ký đúng hạn và

đăng ký khai sinh theo thủ tục quá hạn thì thủ tục đăng ký lại khai sinh là tương đối ít so

với số liệu trong tổng số việc đăng ký khai sinh trong năm 2018. đây là một việc thể hiện ý thức tốt của người dân trên địa bàn về cất giữ, bảo quản các loại giấy tờ hộ tịch.

c. Đăng ký khai sinh quá hạn:

+ Trong năm 2018, Ủy ban nhân dân xã Sa Loong đã thực hiện đăng ký khai sinh

cho 141 trường hợp trên địa bàn xã, trong đó có tới 35 trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn, 04 trường hợp đăng ký lại và 102 trường hợp là đăng ký khai sinh đúng hạn, cụ thể: Có 17 trẻ em là nữ và 18 trẻ em là nam khai sinh quá hạn; 01 trẻ nam và 03 trẻ nữ đăng ký lại khai sinh, Có 43 trẻ em là nam và 59 trẻ em nữ khai sinh đúng hạn.

Ví dụ: Anh A Biêu sinh năm 1986, dân tộc Kdong, Quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu

thường trú tại xã Sa Loong. Ngày 30 tháng 6 năm 2018 đến Ủy ban nhân dân xã Sa Loong đăng ký khai sinh cho con là A Bảo sinh ngày 29 tháng 5 năm 2018, sau khi cán

bộ Tư pháp-hộ tịch yêu cầu xuất trình các giấy tờ hợp lệ như giấy chứng sinh, giấy chứng

minh thư nhân dân và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sau khi kiểm tra đầy đủ giấy tờ

trên, cán bộ Tư pháp-hộ tịch tiến hành làm đăng ký khai sinh theo thủ tục đăng ký quá hạn và vào mục ghi chú sổ đăng ký khai sinh là đăng ký quá hạn theo đúng quy định của Pháp luật.

25

tục đăng ký khai sinh quá hạn còn quá nhiều, thể hiện ý thức ý thức của cộng đồng dân

cư chưa cao đã dẫn đến chưa ý thức được việc làm đúng các quy định về đăng ký khai sinh đúng hạn chưa tốt, dẫn đến việc đăng ký khai sinh quá hạn còn rất nhiều trên địa bàn

xã Sa Loong còn phổ biến hiện nay.

d. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Theo quy định tại điều 15 chương III Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày

15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ

tịch như sau:

UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác

định được cha, mẹ.

Ví dụ: Ngày 07 tháng 08 năm 2018 UBND xã Sa Loong tiếp nhận hồ sơ của bà Y

Hlong, thường trú tại thôn Bun Ngai, xã Sa Loong về việc bà đến đăng ký khai sinh cho

bé trai bị bỏ rơi tại cổng Trạm y tế xã Sa Loong, xã đã giao cho bà Y Hlong nuôi dưỡng

xã đã thông báo trên phát thanh truyền hình để tìm cha mẹ cho trẻ, nhưng vẫn chưa tìm

thấy cha mẹ đẻ nên bà đi đăng ký khai sinh cho trẻ. Hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai theo mẫu

+ Biên bản của UBND nhân dân xã Sa Loong lập khi thấy trẻ + CMND, hộ khẩu mang tên Y Hlong

Sau khi nhận đủ hồ sơ xét thấy việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi do bà Y Hlong nuôi dưỡng là đúng theo quy định pháp luật, công chức Tư pháp- hộ tịch đã vào sổ cùng người đi khai sinh ký tên vào sổ. Chủ tịch UBND xã cấp bản chính giấy khai sinh

cho cơng dân.

* Nhận xét: Việc UBND xã Sa Loong đăng ký khai sinh cho cơng dân là hồn tồn

đúng theo quy định của pháp luật được quy định tại điều 15 chương III Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện

pháp thi hành Luật hộ tịch.

e. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ

* Theo quy định tại điều 15 chương III Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày

15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ

tịch như sau:

Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định pháp luật và văn bản

xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần ghi về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ…

Ví dụ: Ngày 19/07/2018 UBND xã Sa Loong có tiếp nhận hồ sơ của cơng dân Bùi

Xuân Hưởng thường trú tại thôn Hào Lý, xã Sa Loong, về việc ông Bùi Xuân Hưởng đến để yêu cầu đăng ký khai sinh cho con của ông do mang thai hộ.

Hồ sơ bao gồm:

- Bản chính giấy chứng sinh của bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

26 do mang thai hộ.

- Chứng minh nhân dân của Bùi Xuân Hưởng, Đinh Thị Liên (Vợ của Bùi Xuân

Hưởng), Đinh Thị Hoa (người được chọn mang thai hộ). Hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn mang tên Bùi Xuân Hưởng và Đinh Thị Liên.

Sau khi nhận đủ hồ sơ, công chức Tư pháp - hộ tịch kiểm tra xác minh nội dung hồ

sơ là đúng sự thật. Công chức Tư pháp vào sổ (phần ghi tên cha mẹ sẽ ghi tên cha mẹ

nhờ mang thai hộ) Chủ tịch UBND xã Sa Loong cấp bản chính giấy khai sinh cho cơng dân. (Trích lục bản sao cấp theo yêu cầu)

* Nhận xét: Việc UBND xã Sa Loong cấp giấy khai sinh cho công dân là đúng thẩm

quyền và thủ tục theo quy định tại điều 15 chương III Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Sa Loong, huyện Ngọc, tỉnh Kon Tum (Trang 28 - 33)