Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu Thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum (Trang 30 - 35)

5. Bố cục đề tài

2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠ

2.2.6. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai

Trong hòa giải tranh chấp đất đai, kết quả việc hồ giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hồ giải thành hoặc khơng thành của UBND xã, phường, thị trấn. Việc xác nhận kết quả hoà giải thành hoặc khơng thành có ý nghĩa và

23

tác động trực tiếp cho việc tiến hành hay không tiến hành các bước tiếp theo để giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong trường hợp hoà giải thành, tranh chấp đất đai giữa các bên đương sự coi như đã được giải quyết. Các bên tranh chấp thực hiện đúng cam kết ghi trong biên bản hoà giải thành. UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, động viên, đơn đốc các bên tranh chấp thực hiện đúng nội dung của biên bản hoà giải thành. Ngược lại, trong trường hợp UBND cấp xã hoà giải tranh chấp đất đai không thành, lập biên bản hoà giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai để giải quyết. Các cơ quan này bao gồm Tòa án nhân dân và UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh.

a. Hình thức, nội dung biên bản hịa giải tranh chấp đất đai

Theo Khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 có quy định: Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải khơng thành của UBND cấp xã. Biên bản hịa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Đồng thời, theo quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: “Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; Thành phần tham dự hịa

giải; Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, khơng thỏa thuận. Biên bản hịa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hịa giải, các thành viên tham gia hịa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.

Như vậy, theo các quy định trên, biên bản hòa giải bắt buộc phải là hình thức văn bản và một biên bản hịa giải được coi là có giá trị khi có chữ ký của các bên tranh chấp có mặt tại buổi hịa giải, các thành viên của Hội đồng hòa giải và xác nhận của UBND cấp xã về kết quả hòa giải. Quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP là một quy định mới được bổ sung, pháp luật đất trước đây khơng có quy định cụ thể, việc đảm bảo nội dung lẫn hình thức giúp nâng cao giá trị pháp lý của văn bản hịa giải nói riêng và của cơng tác hịa giải nói chung đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

b. Hiệu lực của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

- Biên bản hòa giải thành

Khi các bên có tranh chấp về đất đai, nhiều trường hợp các mâu thuẫn đất đai đã được hóa giải nhờ việc hoà giải tại địa phương. Bằng cách thức để các bên có mâu thuẫn gặp gỡ và nhận được sự giúp đỡ của Hội đồng hịa giải là những người có hiểu biết về pháp luật hay có các thơng tin liên quan đến các phần đất có tranh chấp, các bên trong vụ tranh chấp có thể sẽ hiểu hơn về quyền lợi của mình và sẽ cùng dàn xếp hay thương lượng để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, khi tranh chấp đất đai được hoà giải tại UBND cấp phường, xã, thị trấn trong trường hợp hoà giải thành, vấn đề hiệu lực pháp lý của biên

24

bản hoà giải thành tranh chấp đất đai tại cấp xã hiện nay cũng là một vấn đề chưa được quy định cụ thể. Tại khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đối với trường hợp

hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất, UBND xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Mơi trường đối với các trường hợp khác. Phịng Tài nguyên và Mơi trường, Sở Tài ngun và Mơi trường trình UBND cùng cấp quyết định cơng nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Theo quy định này, biên bản hòa giải

thành là căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quyết định cơng nhận việc thay đổi thửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhưng trong trường hợp sau khi biên bản hòa giải thành và các cơ quan có thẩm quyền đã dựa vào đó để cơng nhận việc thay đổi thửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các bên tranh chấp. Sau đó, các bên tranh chấp khơng đồng ý và không thực hiện theo thỏa thuận trong biên bản hịa giải lúc đầu, luật lại khơng có cơ chế bắt buộc các bên thực hiện.

Như vậy, Luật đất đai hiện hành đã nêu ra hướng giải quyết tiếp theo đối với trường hợp hòa giải thành mà các bên có ý kiến khác về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hay trong trường hợp hịa giải thành mà các bên có ý kiến khác về kết quả hòa giải trong biên bản hòa giải.

- Biên bản hịa giải khơng thành

Trong hòa giải tranh chấp đất đai không phải lúc nào các cuộc hòa giải các bên tranh chấp đất đai đều đạt đến thỏa thuận, thống nhất ý kiến. Trong trường hợp hòa giải khơng thành, Hội đồng hịa giải phải ra biên bản hịa giải khơng thành, theo quy định tại Điều 2013 Luật Đất đai, các tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành, tùy trường hợp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay UBND cấp có thẩm quyền. Theo Nghị định 148/2020/NĐ-CP: Trường hợp hịa giải khơng thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải, UBND cấp xã lập biên bản hịa giải khơng thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Bên cạnh đó điều kiện để các bên tranh chấp yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết theo quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP về hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai khi chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh làm căn cứ để tiến hành giải quyết tranh chấp bao gồm có biên bản hịa giải của UBND cấp xã.

Nếu các bên tranh chấp chọn theo con đường tố tụng (tức là khởi kiện ra tòa án, hệ thống toàn án các cấp thực hiện theo công văn hướng dẫn số 117/TANDTC-KHXX để phổ biến, quán triệt và triển khai thi hành Luật Đất đai đến các đơn vị trong toàn ngành ngày 26/6/2014 của Tòa án nhân dân tối cao. Từ ngày 01/7/2014 khi thụ lý để giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp đất đai cần chú ý: Mọi tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà khơng thành, đương sự có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Đây là

25

một quy định bắt buộc, được coi như một thủ tục “tiền tố tụng” mà đương sự phải thực hiện trước khi khởi kiện tới Tòa án nhân dân. Và tất nhiên trong trường hợp này biên bản hịa giải khơng thành tại UBND cấp xã sẽ là căn cứ để Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp. Như vậy theo các quy định trên, biên bản hịa giải khơng thành là căn cứ để cho cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ tranh chấp.

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 cung cấp một số vấn đề cơ bản về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã. Theo đó, Chương 2 tập trung vào 02 nội dung chính đó là tổng quan về hòa giải tranh chấp đất đai và quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã. Các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã gồm quy định về thành phần, hội đồng và các bên tranh chấp đất đai và người có quyền và nghĩa vụ liên quan; thẩm quyền và phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai; điều kiện mở cuộc hịa giải; trình tự, thủ tục hịa giải tranh chấp đất đai; và kết quả hòa giải tranh chấp đất đai. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để tác giả phân tích thực tiễn vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông ở Chương 3.

27

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI

Một phần của tài liệu Thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum (Trang 30 - 35)