Xây dưng và quản trị thương hiệu điểm đến

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển marketing du lịch tỉnh kon tum (Trang 32)

CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

2.3. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN CHO DU LỊCH KON

2.3.2 Xây dưng và quản trị thương hiệu điểm đến

Đối với điểm đến thương hiệu được coi là một công cụ quyết định sự thàng công của địa điểm. Để xây dựng được một thương hiệu thành cơng, địi hỏi phải có từng bước đi bài bản, từ nghiên cứu thị trường, đánh giá phản hồi từ công chúng, lựa chọn thơng điệp mang tính đại diện và cách chiến lược để truyền tải thơng điệp đó. Tuy nhiên, hiện nay các chương trình marketing điểm đến du lịch của Kon Tum mới chỉ dừng lại ở việc cố gắng đem những sản phẩm du lịch mà Kon Tum sở hữu, chủ yếu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại để đến và thu hút sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước. Mới nhất chiều 18-4, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Kon Tum, Hiệp hội Du lịch Việt Nam họp báo cung cấp thông tin về diễn đàn "Du lịch Kon Tum - Tiềm năng và triển vọng" năm 2022. Bên cạnh đó là lễ cơng bố và giới thiệu logo và slogan du lịch tỉnh Kon Tum "Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên".

Hình 2.10 Logo của Sở VHTT&DL Kon Tum 2.3.3. Về quản trị sản phẩm du lịch

Hiện nay, theo Sở VHTT&DL Kon Tum, du lịch Kon Tum mới dừng lại ở việc phân loại những loại hình du lịch thu hút du khách đến Kon Tum, qua đó tập trung đầu tư phát triển như:

- Du lịch văn hóa: Là thế mạnh và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Kon Tum, tập trung vào các loại hình như tham quan di tích lịch sử văn hoá, làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.

- Du lịch sinh thái tập trung vào các sản phẩm: Tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vườn quốc gia Chư Mom Ray, khu du lịch sinh thái Măng Đen.

- Du lịch nông nghiệp: Phát triển ở các vùng ngoại thành.

Với một hệ thống sản phẩm du lịch đông đảo về số lượng, đa dạng về chủng loại, để bảo tồn và giữ gìn được những nét đặc sắc của các sản phẩm này. Sau những ghi nhận

rất đáng báo động về tình trạng xuống cấp trầm trọng của một loạt các sản phẩm du lịch, các nhà quản trị du lịch Kon Tum cũng đã có những chương trình marketing điểm đến nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng trên.

Quản trị di tích lịch sử văn hố

Kon Tum có 26 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh, trong đó có 18 di tích đã và đang được đầu tư phục dựng, tu bổ, tơn tạo với tổng kinh phí trùng tu, tơn tạo trên địa bàn từ năm 2012 đến nay trên 156 tỷ đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đã nghiên cứu, biên tập, xuất bản nhiều ấn phẩm giới thiệu các di tích; phối hợp với các ngành chức năng, chủ động xây dựng các đề án, tuyến, tour du lịch gắn với các địa danh di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng trên địa bàn. Khu Di tích lịch sử quốc gia Ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei) với ba cơng trình gồm: Khu đồn canh gác, Khu “Căng an trí” và Khu nhà Ngục, mỗi năm đón từ 300-500 khách du lịch đến tham quan. Được Pháp xây dựng năm 1932, đây là nơi giam giữ các chiến sỹ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Năm 2015, UBND huyện Đăk Glei đã đầu tư 34,5 tỷ đồng để tu bổ, tơn tạo Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei. Đồng thời, huyện xây dựng đề án phát triển du lịch tầm nhìn đến năm 2025, đưa Khu Di tích này trở thành một trong những điểm đến trong tuyến du lịch Kon Tum - Đà Nẵng. Dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử song đến nay, hầu hết các huyện thành phố đều gặp khó khăn trong việc đưa di tích trở thành điểm đến trong các tour tuyến du lịch. Nguyên nhân bởi sự thiếu hụt cán bộ chuyên trách về di sản văn hóa, cũng như những tác động từ thiên nhiên và con người.

Quản trị danh thắng thiên nhiên

Các di sản thiên nhiên : Khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Plông), Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Sa Thầy), Rừng đặc dụng Đăk Uy (Đăk Hà), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ( Đăk Glei), Khu vực lịng hồ Yaly... Điển hình tại khu du lịch sinh thái Măng Đen những năm gần đây, cùng với việc chỉnh trang đô thị và các khu - điểm du lịch, huyện Kon Plông đầu tư trồng thêm nhiều loại hoa phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, tạo ra những cảnh đẹp để cho du khách tham quan “chụp ảnh check-in” khi đến với địa phương. Trong đó có hoa mai anh đào với nét đẹp thân thiện, quyến rũ, mang đặc trưng riêng của Măng Đen đang ngày càng thu hút du khách gần xa mỗi khi đến mùa hoa nở vào dịp cuối năm và đầu năm mới Dương lịch. UBND huyện Kon Plông cũng đã ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường dẫn đến các điểm du lịch. Đồng thời, chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các địa phương làm việc với các nhà hàng, khách sạn, các khu - điểm du lịch trồng thêm nhiều hoa, cây cảnh, tạo cảm giác an lành, gần gũi với thiên nhiên cho du khách mỗi khi đến đây; xây dựng các sản phẩm du lịch mới, các chương trình kết nối tour, các điểm du lịch để thu hút khách.

Quản trị bảo tồn phát huy văn hoá truyền thống

Trong mỗi DTTS tại chỗ của tỉnh, có nhiều nhóm tộc người khác nhau (dân tộc Xơ Đăng có 05 nhóm: Xơ Teng, Tơ Đră, Ha Lăng, Ca Dong và Mơ Nâm; dân tộc Ba Na có 03 nhóm: Bahnar, Rơ Ngao và Jơ Lâng; dân tộc Giẻ - Triêng có 02 nhóm: Jeh và

Trieng….); đồng thời, địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS phân bố đều khắp ở các huyện, thành phố của tỉnh. Trong điều kiện hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, trong đó có việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS của tỉnh; đặc biệt, sự tác động mạnh mẽ của văn hóa hiện đại, nhất là về âm nhạc đương đại, truyền thanh, truyền hình, khoa học cơng nghệ và mạng lưới thông tin... đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các DTTS. Xác định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung nổ lực triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các DTTS trên địa bàn tỉnh và đạt được những kết quả khả quan, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch địa phương.

Quản trị về giá

Tình hình giá cả thị trường tháng 5 năm 2022 trên địa bàn tỉnh nhìn chung có biến động tăng, giảm ở một số mặt hàng như: Thực phẩm, vật tư, hàng tiêu dùng; vàng có biến động tăng giảm qua từng thời điểm. Riêng các mặt hàng khác nhìn chung ổn định. Tuy nhiên vẫn đưa ra biện pháp ngăn chặn hiện tượng nâng giá tùy tiện, lợi dụng chuộc lợi từ du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Bên cạnh ngăn chặn hành vi này qua các chế tài xử phạt đối với người vi phạm, việc yêu cầu bắt buộc tất cả các cơ sở cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch của Kon Tum phải niêm yết công khai mức giá bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt là điều vô cùng cần thiết để vấn đề về giá trở nên minh bạch hơn. Khi giá cả đã được cơng khai hóa, khách hàng sẽ có căn cứ để lựa chọn, so sánh dịch vụ phù hợp với mình, và có căn cứ rõ ràng để khiếu nại nếu hành vi cố tình nâng giá xảy ra. Việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các địa chỉ có mức giá vượt q mức giá trung bình của loại hình dịch vụ q nhiều (Ví dụ 50 – 70% so với các địa chỉ khác có sự ngang bằng chất lượng).

2.3.4 Về quảng bá xúc tiến hỗn hợp

Sau tình hình dịch Covid-19 từ năm 2020 các hoạt động văn hoá của tỉnh Kon Tum đều dừng hoạt động cho tới đầu năm nay mới hoạt động lại. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Kon Tum (Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum) Bà Lê Thị Tiến - Giám đốc phụ trách cho biết, để giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, ngành Du lịch tỉnh Kon Tum đang từng bước đổi mới hình thức truyền thơng, đồng thời đưa ra các giải pháp để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi các hoạt động du lịch trong bối cảnh mới. Theo đó, cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch được đa dạng hóa qua nhiều kênh truyền thơng. Việc truyền thông cổ động trực quan bằng pa nô, bảng hiệu, ấn phẩm du lịch truyền thống được phong phú hóa bằng nhiều chất liệu, đơn vị đang tiến hành triển khai các ấn phẩm chuyên đề như: Măng Đen - Chạm vào tinh khôi; Vườn di sản Asean tại Kon Tum; Nhà thờ gỗ - Dấu ấn thời gian; Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch tỉnh Kon Tum (gồm bản giấy và bản Media Hoạt hình 2D sinh động).

Theo sở VHTT&DL tỉnh Kon Tum nhằm tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư và du khách trong việc tiếp cận nhanh các thông tin về du lịch Kon Tum, trong 2 năm qua, Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch tỉnh chú trọng đầu tư, nâng cấp trang thông tin điện tử du lịch Kon Tum theo hướng chuyên nghiệp, tương tác mạnh với người dùng và các trang mạng xã hội. Thường xuyên cập nhật thông tin, đăng gần 800 bài viết về du lịch trên Trang thông tin điện tử Du lịch Kon Tum, thu hút được hơn 75.000 lượt truy cập; fanpage Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thu hút hơn 400 lượt theo dõi. Thiết lập các chuyên mục mang tính thời sự, phục vụ chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2020 "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" và các chuyên mục mới như: Camera Du lịch; các chuyên mục về Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm lưu niệm văn hóa – du lịch, Cuộc thi Ảnh đẹp du lịch Kon Tum 2020. Ngoài ra, đơn vị phối hợp với HTV7, HTV9 thực hiện phóng sự về du lịch Kon Tum; đăng bài viết giới thiệu du lịch Kon Tum trên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại, Tạp chí Du lịch Việt Nam; thực hiện đặt Baner liên kết quảng bá website du lịch tỉnh Kon Tum (kontumtourism.com.vn, dulichkontum.com.vn) trên Website của Tổng cục Du lịch (vietnamtourism.gov.vn); thực hiện cài đặt dịch vụ quảng cáo website trên Google (Google Ads); tham gia cuộc thi "Clip quảng bá Du lịch Việt Nam"...

Bên cạnh đó, Trung tâm Thơng tin - Xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức sản xuất ấn phẩm phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch như tái bản bản đồ du lịch, xuất bản Brochure du lịch chủ đề "Hành trình khám phá thiên nhiên Kon Tum", tập gấp Ẩm thực Kon Tum, tái bản ấn phẩm Cẩm nang Du lịch Kon Tum, xuất bản đĩa DVD quảng bá du lịch Kon Tum chủ đề "Kon Tum - sức sống đại ngàn". Đồng thời, phối hợp với đơn vị truyền thơng thực hiện phóng sự "Khám phá Việt Nam" nhằm tuyên truyền quảng bá về vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch Kon Tum; thường xuyên cập nhật danh mục các dự án thu hút đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư tìm hiểu; chủ động phối hợp với các trường đại học (Phân hiệu Đại học Đà Đẵng tại Kon Tum, Đại học Phú Xuân - Huế, Đại học FPT thành phố Hồ Chí Minh...) xây dựng các chương trình nghiên cứu thực tế tại tỉnh Kon Tum cho học sinh, sinh viên; qua đó, tranh thủ nguồn nhân lực quảng bá của giới trẻ qua các kênh mạng xã hội như zalo, facebook, instagram,..

Công tác xúc tiến, quảng bá tại các thị trường trọng điểm được Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch tỉnh chú trọng thực hiện. Theo đó, trong 2 năm qua, đơn vị tích cực tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch Kon Tum như: Triển lãm Di sản Văn hóa và Sâm Ngọc Linh Kon Tum "Báu vật đại ngàn"; Hội thi ẩm thực Tây Nguyên tại Đắk Lăk (đạt giải Nhì trên 33 đội thi); Hội nghị Xúc tiến du lịch miền Trung - Tây Nguyên; Hội nghị Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội...

Đặc biệt, gian hàng của Kon Tum tham gia Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 đã thu hút được hơn 50.000 lượt khách tham quan và trải nghiệm. Tại đây, đơn vị phát hành 300 đĩa DVD giới thiệu về du lịch Kon Tum, Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, 200 bản đồ du lịch Kon Tum, 250 cuốn cẩm nang du lịch Kon Tum

và hơn 2.000 tập gấp, tờ rơi, chương trình tua kích cầu du lịch giới thiệu về các điểm tham quan du lịch của các công ty lữ hành du lịch và các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Gian hàng tỉnh Kon Tum được Ban tổ chức trao giải Nhì gian hàng tiêu chuẩn trên 230 gian hàng của 50 tỉnh thành tham dự. Các hoạt động tại gian hàng Kon Tum được ghi hình và phát sóng trên kênh HTV1, HTV7 của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị còn tham gia các sự kiện, hội nghị, hội thảo tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh như: Hội nghị giới thiệu điểm đến du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long; Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Vĩnh Phúc "Vĩnh Phúc - điểm đến ấn tượng, an toàn 2020; Hội nghị công bố sản phẩm Du lịch Y tế TP.HCM; Hội thảo giới thiệu điểm đến tỉnh Quảng Ninh; Hội thảo giới thiệu điểm đến tỉnh Hà Giang; Hội thảo giới thiệu điểm đến Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Bình; Hội nghị Liên kết sức mạnh Du lịch Việt Nam. Tại các sự kiện du lịch mà Trung tâm Thông tin - Xúc tiến Du lịch tỉnh tham gia trong 2 năm qua, các doanh nghiệp du lịch Kon Tum có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, hợp tác, xúc tiến, quảng bá du lịch với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, doanh nghiệp trong và ngoài nước (Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippin, Malaixia, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Campuchia…). Thơng qua đó, đơn vị đã phát hành 400 đĩa DVD giới thiệu về du lịch Kon Tum, Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen; 400 bản đồ du lịch Kon Tum; 700 cuốn sách giới thiệu về Du lịch Kon Tum; hơn 3.000 tập gấp, tờ rơi giới thiệu về các điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh tham gia các sự kiện đã tiến hành ký gần 100 biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đáng chú ý, đầu năm 2021, Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đặc sản địa phương của tỉnh tham gia Lễ hội Tết Việt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong 4 ngày diễn ra lễ hội, gian hàng du lịch của tỉnh Kon Tum đã thu hút được hơn 20.000 lượt khách tham quan và trải nghiệm. Tại đây, đơn vị phát hành 100 đĩa DVD giới thiệu về du lịch Kon Tum, 100 bản đồ du lịch Kon Tum, 100 cuốn cẩm nang du lịch Kon Tum, 100 tập gấp ẩm thực Kon Tum, 100 tệp ảnh đẹp du lịch Kon Tum, 200 Brochure Hành trình khám phá thiên nhiên Kon Tum. Ngồi ra, đơn vị tích cực giới thiệu tiềm năng du lịch Kon Tum đến với Ban tổ chức Lễ hội, các cơ quan thơng tấn, báo chí trong nước, các tỉnh bạn thông qua các ấn phẩm du lịch Kon Tum nhằm quảng bá các mẫu sản phẩm đến trực tiếp khách tham quan du lịch, được khách đánh giá khá cao về chất lượng và mẫu mã; qua đó kết nối được hơn 10 doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển marketing du lịch tỉnh kon tum (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)