PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ MARKETING ĐIỂM ĐẾN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển marketing du lịch tỉnh kon tum (Trang 46)

2.4.2 .Tỷ lệ tăng trưởng lượng khách của thị trường mục tiêu

3.3. PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ MARKETING ĐIỂM ĐẾN

Tất nhiên, một thương hiệu thành công không chỉ cần có logo, slogan thu hút. Yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của một thương hiệu là sản phẩm và các giá trị xuất phát từ bản chất của chính sản phẩm ấy. Đối với marketing điểm đến, sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp của tất cả các yếu tố từ di sản lịch sử, văn hóa, thiên nhiên đến chất lượng cơ sở vật chất và phong cách phục vụ của những người. Do đó, để có một thương hiệu điểm đến du lịch phát triển, cần phải có sự đánh giá nhìn nhận tổng thể tất cả các mặt và vận dụng các công cụ marketing điểm đến hợp lý trên từng mặt đó để chúng hỗ trợ, tương tác hiệu quả với nhau.

3.3.1. Quản trị sản phẩm du lịch

Đối với một thành phố lớn như Kon Tum, để tạo ra sự kết hợp hài hịa giữa các yếu tố mang tính truyền thống, lịch sử như các di sản, văn hóa với các yếu tố hiện mang đại, như các cơng trình kiến trúc mới, trước hết, nhà quản trị marketing điểm đến du lịch Kon

Tum cần đóng một vai trị lớn hơn trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nơi đây. Hạn chế các tác động tiêu cực từ phát triển cơ sở hạ tầng vào các cơng trình trọng điểm mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa cao. Theo quan cụ thể từng hạng mục sản phẩm du lịch, cần có các chiến lược phù hợp, các chiến lược quản trị sản phẩm du lịch cần được tiến hành ngay lập tức, từ đơn giản tới phức tạp, tránh lãng phí thời gian khi tập trung ngay vào những cơng việc khó thực hiện được trong một sớm một chiều, trong tình trạng các sản phẩm đang giảm sút về chất lượng đi trông thấy.

Dưới đây là một số giải phát nhằm nâng cáo giá trị, khác thác tiềm năng và phát triển sản phẩnm du lịch Kon Tum.

Chiến lược tận dụng điểm mạnh để đón đầu cơ hội:

Sử dụng các thế mạnh về sự đa dạng của sản phẩm để tận dụng sự phát triển và chuyển dịch của thị trường du lịch. Thiết kế các tour du lịch kết hợp giữa nhiều sản phẩm du lịch hơn, đưa thêm các sản phẩm mới vào danh sách, tạo ra các tour có nội dung đa dạng, sinh động, hấp dẫn hơn: Trong rất nhiều các di sản lịch sử văn hóa của Kon Tum, chỉ có vài cái tên được xem là nổi tiếng là thường xuyên xuất hiện trong các tour phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, như Nhà thờ Gỗ, Ngục Kon Tum hay làng cổ Kon Kơ Tu... điều này gây ra sự thiếu phong phú trong nội dung tour và dễ gây nhàm chán, vì khách hàng ít có lựa chọn dù có muốn quay lại lần sau. Có rất nhiều các di tích, di sản, làng nghề giàu giá trị đang bị lãng quên, như các làng nghề là nơi lưu giữ các nét bản sắc, truyền thống dân tộc, tuy nhiên lại bị lãng quên đối với ngành du lịch. Những sản phẩm này chính là nguồn tài nguyên lớn giúp du lịch Kon Tum có thêm các tour hấp dẫn, phong phú, độc đáo hơn, không những tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch, tạo điều kiện kéo dài thời gian lưu trú, mà còn tạo động lực thúc đẩy sự gìn giữ và phát triển của các di sản.

Chiến lược tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức:

Để hạn chế các thách thức cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm du lịch của Kon Tum phải được phát triển một cách có chiều sâu. Bên cạnh việc khai thác, đưa thêm các sản phẩm vào bản đồ du lịch nhằm đa dạng hóa, phong phú hơn các lựa chọn du lịch của khách hàng khi đến với Kon Tum, cần phải có thêm sự đầu tư nghiên cứu nhằm giúp khách hàng cảm nhận được nhiều hơn giá trị mà sản phẩm đem lại.

Ví dụ như: Đối với các di tích lịch sử, văn hóa: Tổ chức các hoạt động tái hiện lại giai thoại, sự kiện lịch sử, các câu chuyện về nhân vật nổi tiếng, anh hùng dân tộc gắn liền với các di tích đó qua các đoạn phim ngắn, diễn suất.

Đối với các danh thắng thiên nhiên, tái hiện lại các truyền thuyết liên quan đến địa danh, tổ chức các hoạt động khám phá, tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của Kon Tum như các loài động thực vật quý hiếm tại các địa điểm như Vườn quốc gia Chư Mom Ray, núi sâm Ngọc Linh...

Đối với các làng nghề, nên tạo cơ hội cho khách du lịch tìm hiểu sâu về lịch sử phát triển của làng nghề, tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất truyền thống của làng, từ đó du khách cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị văn hóa truyền thống của Kon Tum.

Nâng cao cảm nhận về sự yên bình, thân thiện của Kon Tum trong tâm trí khách du lịch, khơng chỉ từ sự có bước phát triển về kinh tế, chính trị, mà cịn từ chính mơi trường du lịch. Để làm được việc đó, các nhà quản trị cần phải thực hiện các hoạt động tổng hợp, nhằm chấm dứt các hiện tượng chèo kéo, bắt chẹt, “chặt chém” khách du lịch tại Kon Tum.

Chiến lược khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội:

Để đón nhận hầu hết các cơ hội mà du lịch Kon Tum đang có, việc ngăn chặn sự suy giảm và tìm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Kon Tum là yếu tố thiết yếu. Tuy nhiên, có thể thấy để thay đổi thực trạng chất lượng sản phẩm của một điểm đến, không thể tiến hành trong thời gian ngắn hạn, mà địi hỏi phải có những kế hoạch lâu dài, chi tiết từng bước với các mục thể.

Đối với các di tích lịch sử - văn hóa:

Việc nghiên cứu các phương án và thực hiện trùng tu là bắt buộc, nhưng giải pháp này cần có ngân sách lớn và nhiều thời gian nghiên cứu để đưa ra giải pháp trùng tu hiệu quả nhất vì số lượng các di tích bị xuống cấp của Kon Tum hiện nay khơng ít. Nên tiến hành một cuộc khảo sát đánh giá mức độ hư hại của các cơng trình, lên danh sách so sánh, ưu tiên nguồn lực và vốn trùng tu các di tích quan trọng đang bị hư hại nặng trước. Bên cạnh đó, việc có thể thực hiện ngay và hoàn thành trong thời gian ngắn hiện nay là quy hoạch lại không gian xung quanh di tích, loại bỏ sự xâm hại từ con người.

Đối với danh thắng thiên nhiên: Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân cần có biện pháp xử lý đối với các hành vi cố tình hủy hoại mơi trường của địa danh.

Đối với lễ hội:

Kon Tum có rất nhiều các lễ hội diễn ra trong một năm, chủ yếu tập trung vào dịp đầu xuân, trong đó có nhiều lễ hội độc đáo mang đậm chất văn hóa truyền thống, tuy nhiên, phần lớn các lễ hội hiện nay đều do người dân tự phát tổ chức với quy mơ và sức lan tỏa khơng lớn. Để có được những lễ hội thực sự mang dấu ấn riêng của Kon Tum, trở thành biểu tượng của văn hóa Kon Tum, các nhà quản trị nên cân nhắc nghiên cứu chọn lọc những lễ hội độc đáo của Kon Tum để đầu tư phát triển quy mô và chiều sâu nội dung, hoạt động của lễ hội, từ đó tạo động lực thu hút thêm những du khách quan tâm đến văn hóa truyền thống đến với du lịch Kon Tum.

Làng nghề truyền thống:

Việc đưa thêm các làng nghề vào danh mục địa điểm du lịch sẽ tạo động lực cho sự phát triển của làng nghề, thông qua tăng thu nhập của các gia đình nghệ nhân trong làng. Bên cạnh đó, cần có các chương trình định hướng phát triển làng nghề bền vững để vừa gìn giữ được nét văn hóa đặc sắc của làng, vừa thân thiện, bảo vệ môi trường sinh thái.

Để tận dụng tối đa các cơ hội của du lịch Kon Tum, không chỉ cần những nỗ lực từ phía các nhà quản trị, mà bất cứ nhân tố nào tại điểm đến, đều phải có sự hưởng ứng, và

hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, phát triển hình ảnh địa danh nơi mình đang sinh sống, học tập hay làm việc. Để thay đổi ý thức, cần có sự chuyển biến tổng thể từ rất nhiều các yếu tố khác nhau, bao gồm cả giáo dục, tuyên truyền. Trong ngắn hạn, để người dân nhận thức được trách nhiệm của mình, có thể thực hiện các chương trình tun truyền qua các phương tiện truyền thơng như truyền hình, di động, mạng internet, báo chí. Hay qua các chương trình quan hệ cơng chúng cụ thể.

Chiến lược khắc phục điểm yếu để hạn chế thách thức:

Các chiến lược khắc phục điểm yếu để đón nhận cơ hội được đề xuất ở trên cũng là các chiến lược để đương đầu và xử lý các nguy cơ đến từ thách thức hiện có của du lịch Kon Tum. Thêm vào đó, để giảm bớt tác động từ các thách thức đến từ bên ngoài, gây cản trở sự phát triển của điểm đến, một vài điểm yếu khác như chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của con người tại KonTum, cũng cần được cân nhắc kỹ càng.

Để hạn chế sức ép ngày càng lớn từ các đối thủ cạnh tranh, du lịch KonTum cần chủ động nâng cao chất lượng, phong cách phục vụ, thái độ phục vụ tại các địa điểm cung cấp dịch vụ bao quanh của KonTum. Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ được xây dựng bởi 2 khía cạnh:

Kỹ năng chun mơn của người làm trong ngành dịch vụ liên quan tới chăm sóc khách hàng và ý thức của người đó về thái độ phục vụ của mình tác động tới cảm nhận của khách hàng. Để nâng cao chất lượng của cả hai khía cạnh này, cần có sự tác động từ cả nhận thức và ý thức.

Đào tạo: Tổ chức các diễn đàn về dịch vụ du lịch, nơi tập trung tất cả các thành viên đang tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch. Tổ chức các khóa đạo tạo, chương trình cung cấp các thơng tin, kiến thức để nâng cao hiểu biết của thành viên về dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Thông qua các kênh của diễn đàn, tạo mối liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, tự hồn thiện lẫn nhau thơng qua các buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các thành viên.

Điều chỉnh hành động từ mong muốn cạnh tranh: Tạo ra sự cạnh tranh từ các điều kiện về chất lượng dịch vụ, nhà quản trị có thể tạo sự liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, từ đó thống kê, thu thập thơng tin, kiểm tra kiểm sốt những cơ sở có chất lượng dịch vụ tốt, làm hài lòng khách hàng, ưu tiên giới thiệu đến du khách những địa điểm đó, từ đó khuyến khích cạnh tranh từ việc tăng chất lượng dịch vụ.

3.3.2. Giá

Nên đưa ra biện pháp ngăn chặn hiện tượng nâng giá tùy tiện, lợi dụng chuộc lợi từ du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh ngăn chặn hành vi này qua các chế tài xử phạt đối với người vi phạm, việc yêu cầu bắt buộc tất cả các cơ sở cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch của Kon Tum phải niêm yết công khai mức giá bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt là điều vô cùng cần thiết để vấn đề về giá trở nên minh bạch hơn. Khi giá cả đã được cơng khai hóa, khách hàng sẽ có căn cứ để lựa chọn, so sánh dịch vụ phù hợp với mình, và có căn cứ rõ ràng để khiếu nại nếu hành vi cố tình nâng giá xảy ra. Việc kiểm tra, kiểm sốt và xử lý các địa chỉ có mức giá vượt quá mức

giá trung bình của loại hình dịch vụ q nhiều (Ví dụ 50 – 70% so với các địa chỉ khác có sự ngang bằng chất lượng) là điều rất cần thiết.

3.4. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN CỦA MARKETING DIỂM ĐẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ, QUẢNG BÁ DU LỊCH KON TUM

3.4.1. Quan hệ công chúng tuyên truyền

Quan hệ công chúng là công cụ rất hữu hiệu để tạo dựng, duy trì sự liên kết, tin tưởng giữa doanh nghiệp (ở đây là điểm đến) và công chúng. Đối với marketing điểm đến, để tạo ra được các mối quan hệ chặt chẽ, cần xây dựng các hoạt động nhằm vào các công chúng mục tiêu thuộc cả nội bộ điểm đến và tại các thị trường mục tiêu. Trong khi các cơng chúng mục tiêu nội bộ đóng một vai trị quan trọng vào sự phát triển chất lượng thương hiệu điểm đến thì tại thị trường mục tiêu, xây dựng quan hệ tốt đồng nghĩa với việc nắm giữ nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút và mở rộng thị phần du lịch tại các thị trường này.

PR/Tuyên truyền nội bộ

Để sử dụng hiệu quả hơn công cụ PR/Truyền thông, NTO cần tập trung xây dựng các chương trình đa dạng dưới nhiều hình thức, có tác dụng tác động mạnh mẽ hơn. Đối với môi trường nội bộ, bên cạnh các du khách đang tham quan du lịch tại Kon Tum, hai chủ thể công chúng quan trọng nhất mà PR cần hướng tới chính là doanh nghiệp lữ hành và người dân.

Doanh nghiệp lữ hành vừa là các đối tác, vừa là các tuyến cơ sở trực tiếp áp dụng các hiệu quả marketing vào thu hút và phục vụ khách du lịch. Mục đích các chương trình PR hướng tới doanh nghiệp: Nhằm tăng cường sự gắn kết, tạo sự đồng bộ giữa các hoạt động của NTO và doanh nghiệp, kêu gọi sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp tới các chương trình marketing điểm đến do NTO triển khai. Như vậy, cần thường xuyên có sự liên hệ, trao đổi thơng tin thơng qua các phương tiện. Ví dụ như: Các diễn đàn du lịch Kon Tum (Cả online và offline); các buổi hội thảo, thăm dò ý kiến do NTO tổ chức và doanh nghiệp tham dự – nơi các doanh nghiệp chia sẻ các khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp hiệu quả, hoặc tiếp nhận các định hướng mới từ NTO về hình ảnh du lịch Kon Tum.

Không chỉ các doanh nghiệp lữ hành, người dân cũng là yếu tố tiếp xúc và tác động trực tiếp tới cảm nhận của khách du lịch khi đến KonTum. Mục đích các hoạt động PR cần hướng tới khơi gợi sự quan tâm của người dân đến mơi trường du lịch, để họ hiểu rằng bản thân mình cũng tác động không nhỏ vào việc xây dựng môi trường ấy, tạo ra sự thay đổi trong suy nghĩ, thái độ và hành động của người dân đối với môi trường du lịch của điểm đến. Cần đưa ra các chương trình Pr hướng tới người dân như:

- Liên kết với các trường cấp 2, cấp 3, đại học trên địa bàn thành phố, tổ chức các buổi tuyên truyền về vẻ đẹp của Kon Tum, về tầm quan trọng của du lịch Kon Tum

- Khuyến khích các phong trào cùng nhau làm sạch môi trường. Tổ chức chuỗi các hoạt động tập trung quy mô lớn các bạn trẻ cùng nhau dọn dẹp rác thải khuôn viên xung quanh các địa danh du lịch. Khi những hành động đẹp này được thực hiện một cách đông

đảo từ các học sinh – sinh viên, là con em của rất nhiều người đang sinh sống và làm việc tại Kon Tum, sẽ tác động tới chính các phụ huynh, về thái độ của họ đối với mơi trường, cảnh quan của chính nơi họ đang sống. Khơng chỉ vậy, hành động này cịn để lại những ấn tượng đẹp về ý thức giữ gìn mơi trường của người Kon Tum trong mắt du khách. Để hoạt động này thực sự hiệu quả, cần triển khai hàng loạt tại nhiều địa danh, nhằm tạo ra hiệu ứng lan truyền tốt nhất.

- Tạo bản đồ du lịch Kon Tum từ ảnh của chính người dân Kon Tum: Triển khai tuyên truyền trên các phương tiện truyền thơng, khuyến khích đơng đảo người dân tham gia bằng nhiều hình thức, gửi ảnh trực tiếp đến địa chỉ do NTO cung cấp, hoặc qua website, mail...Việc hình ảnh của mình được sử dụng để tạo ra bản đồ du lịch của Kon Tum, sẽ kích thích sự tự hào của người dân, khiến họ trân trọng hơn mảnh đất nơi mình đang sống.

PR/Tuyên truyền tại thị trường mục tiêu

Sơ đồ 3.1 Các nhóm cơng chúng mục tiêu tại các thị trường trọng điểm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển marketing du lịch tỉnh kon tum (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)