6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KD THẺ TẠI NHTM
1.2.2. Đo lường rủi ro
Có hai phương pháp cơ bản để ngân hàng thương mại đánh giá rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ đó là: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Hai phương pháp này không loại trừ nhau nên ngân hàng có thể sử dụng cả hai phương pháp để đánh giá, đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.
Phương pháp định tính: là việc phân tích đánh giá, nhận xét chủ quan của mỗi ngân hàng thương mại về mức độ tốt - xấu, lớn - nhỏ; tính nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định và giải thích khả năng ảnh hưởng đến công việc được giao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phương pháp định tính được sử dụng để đo lường các rủi ro liên quan đến cán bộ, rủi ro liên quan đến cơ chế văn bản, quy trình, quy định. Ngân hàng có thể dựa vào các tài liệu: xếp hạng của kiểm toán nội bộ; khuyến cáo của kiểm tốn, thanh tra bên ngồi; thơng tin báo chí , hiệp hội thẻ để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.
Phương pháp định lượng: là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro (xác suất xảy ra), tổn thất cụ thể của từng loại dấu hiệu rủi ro đã được xác định. Phương pháp này chủ yếu dựa vào số liệu thống kê của ngân hàng và được sử dụng để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ như: rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin; các gian lận nội bộ hoặc bên ngồi. Qua q trình hoạt động, các NHTM dần chú trọng hơn đến mảng nghiệp vụ này và đề ra những chỉ tiêu cụ thể để theo dõi, đo lường và đánh giá kết quả của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ như sau:
- Số lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ: chỉ tiêu này được thống kê bằng số đếm và đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất kết quả của công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Để đo lường được chỉ tiêu này, các Ngân hàng phải xây dựng một hệ thống theo dõi, thống kê được
cập nhật thường xuyên các lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng mình, từ đó mới có thể đưa ra được những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất. Chỉ tiêu “số lỗi” được dùng để đo lường cho hầu hết các loại rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng bao gồm số lỗi do rủi ro công nghệ, số lỗi do rủi ro tác nghiệp và số lỗi do rủi ro đạo đức. Chỉ tiêu này càng cao hay khơng có sự giảm dần qua các năm, tức là số lỗi của hoạt động kinh doanh thẻ xảy ra một cách thường xuyên cho thấy được công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng khơng có kết quả và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM. Ngân hàng có thể tham khảo các chỉ số rủi ro chính(KRIs).
- Nợ xấu của thẻ TDQT: Chỉ tiêu này dùng để đo lường trực tiếp cho các rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM và được thể hiện là số dư nợ xấu hoặc tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của thẻ TDQT. Để đo lường được chỉ tiêu này, các Ngân hàng phải xác định được tổng số dư nợ thẻ TDQT và số dư nợ xấu của thẻ TDQT. Chỉ tiêu này phản ánh được chất lượng công tác thẩm định khách hàng khi phát hành thẻ TDQT.
- Mức độ tổn thất: là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Chỉ tiêu này được thể hiện bằng một giá trị cụ thể hoặc mức độ ảnh hưởng đến thị phần, uy tín, thương hiệu của ngân hàng và được dùng để đánh giá cho tất cả các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM. Có loại rủi ro khi xảy ra thì gây tổn thất ngay tại thời điểm xảy ra rủi ro, và có những rủi ro khi mới xảy ra chưa gây tổn thất gì nhưng lại để lại hậu quả và tổn thất qua thời gian dài. Vì vậy, chỉ tiêu này chỉ có thể đo lường được chính xác những tổn thất về vật chất tại từng thời điểm xảy ra rủi ro, còn những tổn thất phi vật chất chỉ đo lường được ở mức độ tương đối và phải đo lường trong một thời gian dài.
Bảng 1.1. Bảng chỉ số đo lường rủi ro tác nghiệp
Sự cố Chỉ số đo lường rủi ro (KRIs)
Số lượng gian lận nội bộ Gian lận
Số lượng gian lận bên ngoài
Số lượng báo cáo khiếu nại và tranh chấp. Khiếu nại và tranh chấp
của khách hàng Số lượng báo cáo khiếu nại vượt quá X ngày Tỷ lệ phần trăm nhân viên bỏ trống
Các vị trí bỏ trống
Số lượng các vị trí bỏ trống hơn X ngày
Số sản phẩm đưa ra nhưng khơng hồn thành đúng chương trình sản phẩm
Chính sách sản phẩm
Số sản phẩm được triển khai quá chậm Số lượng tiền mặt thừa thiếu
Số tiền thu thừa hoặc bị mất do sai sót Lỗi, sai sót
Số vi phạm quá giới hạn Khối lương giao dịch Xử lý giao dịch
Số nợ quá hạn trong quá trình chờ xử lý Số lượng và độ dài thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch
Công nghệ thông tin
Số lượng và độ dài thời gian ngừng hệ thống không theo kế hoạch
Vi phạm quy định Số lượng vi phạm, phạt/ cảnh cáo những vi phạm quy định của cơ quan/ luật pháp
Nguồn KPMG International 2007