So sánh hoạt tính kháng oxid hóa của tinh dầu tiêu lốt với vitami nC

Một phần của tài liệu Khảo sát tinh dầu tiêu lốt (Piper longum Linn.) (Trang 81 - 84)

Bảng 2.42 So sánh hoạt tính kháng oxid hóa của tinh dầu tiêu lốt với vitamin C thông qua giá trị IC50

Mẫu thử Phương pháp Giá trị IC50

Tinh dầu quả tiêu lốt chín CHHD 84.093

MIHD 236.51

Tinh dầu quả tiêu lốt xanh CHHD 78.52

MIHD 135.09

Tinh dầu lá tiêu lốt CHHD 89.53

MIHD 89.53 Chất chuẩn - vitamin C 45.76

Bảng số liệu trên cho thấy:

Tinh dầu quả và lá tiêu lốt có hoạt tính kháng oxid hóa yếu hơn chất chuẩn - vitamin C. Trong đó, tinh dầu lá tiêu lốt ly trích được từ phương pháp MIHD thể hiện hoạt tính kháng oxid hóa là tốt nhất và gần tương đương với hoạt tính kháng oxid hóa của vitamin C.

Khi so sánh giữa hai phương pháp ly trích khác nhau, thì phương pháp CHHD cho hoạt tính kháng oxid hóa tốt hơn phương pháp MIHD đối với tinh dầu quả tiêu lốt chín và tiêu dầu quả tiêu lốt xanh. Tuy nhiên, đối với tinh dầu lá tiêu lốt thì phương pháp MIHD cho hoạt tính kháng oxid hóa tốt hơn phương pháp CHHD.

Hoạt tính kháng oxid hóa ở tinh dầu quả tiêu lốt chín và tinh dầu quả tiêu lốt xanh có sự khác biệt vì thành phần hóa học của chúng không giống nhau.

CHƯƠNG 3

3.1 Nguyên liệu

Mẫu cây tiêu lốt được thu hái tại vườn của ông Sáu Nốp ở A51, ấp Bình Hòa, xã Bình Nhâm, thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương.

Bộ phận sử dụng: lá, quả xanh và quả chín.

Quả và lá tiêu lốt sau khi thu hái được rửa sạch, cho vào bao nilon, bảo quản lạnh và để đảm bảo độ tươi của nguyên liệu thì thời gian sử dụng tối đa là 5 ngày sau khi thu hái.

Một phần của tài liệu Khảo sát tinh dầu tiêu lốt (Piper longum Linn.) (Trang 81 - 84)