So sánh thành phần hóa học của tinh dầu quả tiêu lốt chín với các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Khảo sát tinh dầu tiêu lốt (Piper longum Linn.) (Trang 67 - 68)

trước đây

Bảng 2.31 So sánh hàm lượng các cấu phần chính của tinh dầu quả tiêu lốt chín của luận văn với các TLTK

STT Cấu phần % GC

Luận văn Tewtrakul [28] Shankaracharya [25]

1 Tridecan 1.59 0.3 6.8 2 α-Humulen 11.56 2.9 1.9 3 β-Cariophilen 14.91 10.2 17 4 Germacren-D 19.98 16.5 4.9 5 β-Selinen 4.09 3.9 - 6 Zingiberen 2.94 - 5.0 7 Pentadecan 7.54 6.6 17.8 8 β-Bisabolen 5.67 3.3 11.2 9 Heptadecan 4.27 9.6 5.7

Hàm lượng cấu phần chính trong tinh dầu của luận văn là germacren-D (CHHD:

19.975%, MIHD: 16.863%) là tương đối phù hợp với tinh dầu tiêu lốt ở Indonesia theo tác giả Tewtrakul [28]. Trong khi đó, hàm lượng germacren-D được tìm thấy trong tinh dầu tiêu lốt ở Ấn Độ là không cao lắm. Ngược lại, hai thành phần là pentadecan và β- bisabolen chiếm hàm lượng lớn trong tinh dầu Ấn Độ thì trong tinh dầu tiêu lốt của luận văn là chưa cao lắm, nhưng vẫn cao hơn so với tinh dầu tiêu lốt ở Indonesia.

Tinh dầu tiêu lốt ở các quốc gia khác nhau đều có hàm lượng β-cariophilen cao, hàm lượng của cấu tử này có sự thay đổi không đáng kể giữa các quốc gia với nhau.

Cấu phần zingiberen được tìm thấy trong tinh dầu tiêu lốt của luận văn thì không thấy xuất hiện trong tinh dầu tiêu lốt của Indonesia. Cấu phần β-selinen được tìm thấy trong tinh dầu tiêu lốt của luận văn thì cũng không thấy xuất hiện trong tinh dầu tiêu lốt của Ấn Độ.

Có thể giải thích, sự khác nhau về chất lượng hạt giống, cách gieo trồng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thời kỳ sinh trưởng, phương pháp ly trích đã dẫn đến sự khác nhau về thành phần hóa học và hàm lượng tinh dầu giữa các nước với nhau.

Một phần của tài liệu Khảo sát tinh dầu tiêu lốt (Piper longum Linn.) (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)