[8,54]
Nguyên lý: DPPH (2,2-diphenil-1-picrilhidrazin) là gốc tự do không bền ở nhiệt độ phòng, nó có thể nhận một điện tử hoặc gốc hidrogen để trở thành phân tử bền. Vì DPPH có một điện tử tự do nên nó có màu tím đậm trong metanol và hấp thụ mạnh ở độ dài sóng
cực đại 517 nm. Khi điện tử tự do đó được ghép cặp thì độ hấp thu giảm và kéo theo đó là sự giảm màu tỉ lệ với số điện tử được ghép cặp. Khi có mặt chất kháng oxid hóa nó sẽ bị hoàn nguyên thành 2,2-diphenil-1-picrilhidrazen (DPPH-H) có màu vàng nhạt. Đo độ giảm độ hấp thu ở bước sóng 517 nm để xác định khả năng hoàn nguyên gốc DPPH của chất kháng oxid hóa.
Cơ chế phản ứng của gốc tự do DPPH và chất kháng oxid hóa :
Khả năng kháng oxid hóa của các hợp chất được tính dựa trên phần trăm ức chế Phần trăm ức chế: % ức chế = o m 100% o A A A − × Trong đó:
Ao: độ hấp thu quang của dung dịch chuẩn. Am: độ hấp thu quang của dung dịch mẫu.
Kết quả đo khả năng kháng oxid hóa của các hợp chất được đánh giá thông qua giá trị IC50 (inhibitory concentration). IC50 là nồng độ chất kháng oxid hóa cần để ức chế 50% gốc tự do DPPH trong khoảng thời gian xác định.
Giá trị IC50: là giá trị dùng để đánh giá khả năng ức chế mạnh hay yếu của mẫu khảo sát. IC50 được định nghĩa là nồng độ của mẫu mà tại đó nó có thể ức chế 50% gốc tự do hoặc enzim. Mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC50 càng nhỏ.
Cách xác định IC50
- Với những mẫu có hoạt tính biến thiên với nồng độ thì chúng ta vẽ một đường thẳng y = ax + b (với y là % ức chế và x là nồng độ.)
- Với những mẫu hoạt tính không biến thiên tuyến tính với nồng độ, một cách gần đúng, chúng ta chọn 2 nồng độ ức chế trên và dưới 50% và cũng tiến hành vẽ đường thẳng y = ax + b. ta sẽ thu được phương trình y = ax + b với 2 hệ số a,b đã biết. Thay y = 50% vào phương trình ta sẽ thu được giá trị x, đó chính là nồng độ ức chế được 50% gốc tự do (IC50).
CHƯƠNG 2