Alpha nếu loại biến NTKS 26 6.72 1.352 .420 .176 .537 NTKS 27 6.93 1.415 .431 .186 .525 (Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS)
Thang đo Nhận thức kiểm sốt có Cronbach’s Alpha đạt 0.622 > 0.6, các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bất kỳ biến quan sát nào đều bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha ban đầu. Hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh) của từng biến quan sát so với tổng các biến cịn lại đều lớn hơn 0.3, vì vậy biến quan sát có mối tương quan tốt với tổng các biến còn lại. Kết quả trên chứng tỏ thang đo đạt yêu cầu.
Bảng 4.9: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Ý định lựa chọn Cronbach’s Alpha = 0.631 Cronbach’s Alpha = 0.631 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh Bình phương hệ số tương quan bội Cronbach's Alpha nếu loại biến LC 28 7.07 .982 .432 .187 .549 LC 29 7.15 1.032 .462 .214 .503 LC 30 7.09 1.106 .431 .188 .548 (Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS)
Thang đo Ý định lựa chọn có Cronbach’s Alpha đạt 0.631 > 0.6, các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bất kỳ biến quan sát nào đều bé hơn hệ số Cronbach’s
Alpha ban đầu. Hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh) của từng biến quan sát so với tổng các biến còn lại đều lớn hơn 0.3, vì vậy biến quan sát có mối tương quan tốt với tổng các biến cịn lại. Kết quả trên chứng tỏ thang đo đạt yêu cầu.
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Trước hết thang đo cần được kiểm định tính đơn hướng và độ giá trị. Tính đơn hướng là sự tồn tại của chỉ một khái niệm trong một tập biến quan sát (Garver & Mentzer, 1999). Nói cách khác, một tập biến quan sát chỉ biểu thị cho một khái niệm tiềm ẩn duy nhất.
Độ giá trị của thang đo là phạm vi mà thang đo bao phủ tất cả những khía cạnh của khái niệm cần đo (Parasuraman, 1991). Độ giá trị của một phép đo là mức độ mà phép đo tránh được cả sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Nói cách khác, một thang đo có thể đo đúng những gì cần đo là một thang đo đạt độ giá trị. Độ giá trị bao gồm độ giá trị nội dung và độ giá trị khái niệm.
Độ giá trị nội dung là phạm vi mà một thang đo đề cập đến tất cả mọi khía cạnh của khái niệm cần đo (Parasuraman, 1991). Để đạt được giá trị nội dung, các lý thuyết liên quan và quy trình nghiên cứu phải được thực hiện chặt chẽ.
Độ giá trị khái niệm bao gồm độ giá trị phân biệt và độ giá trị hội tụ. Độ giá trị phân biệt biểu thị phạm vi đo lường những khái niệm khác nhau thì khác nhau, nghĩa là các tập biến đo lường các khái niệm khác nhau thì khác nhau. Độ giá trị hội tụ liên quan đến câu hỏi “Các biến đo lường dùng để đo một khái niệm tiềm ẩn có hội tụ về mặt thống kê hay khơng?”
Để đánh giá tính đơn hướng và độ giá trị của các thang đo, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Đây là kỹ thuật dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), để phân tích EFA thì các biến phải có liên hệ với nhau.
Mối liên hệ này được xem xét thông qua hệ số tương quan, nếu hệ số tương quan giữa các biến là nhỏ, phân tích nhân tố khám phá có thể khơng phù hợp.
Chúng ta xem xét sự phù hợp bằng kiểm định Bartlett. Nếu kiểm định có ý nghĩa thống kê (sig < 0.05) thì phân tích EFA là phù hợp. Ngoài ra chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) cũng được sử dụng để xem xét sự thích hợp của EFA. Khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.
Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (Hair & ctg, 1998). Factor loading ≥ 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading ≥ 0.4 được xem là quan trọng, Factor loading ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này, nếu biến quan sát nào có Factor loading < 1.5 sẽ bị loại khỏi thang đo.