Chương 2 : TỔ NG QUAN VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
2.1 Tổng quan về ngân hàng Á Châu
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng ACB được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do ngân hàng nhà nước cấp ngày 24/04/1993, và giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. ACB được Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Á Châu
Tên giao dịch bằng tiếng anh: Asia Commercial Bank
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM Điện thoại: (848)39290999 Fax: (848)38399885
Email: acb@acb.com.vn Trang web: www.acb.com.vn
Các hoạt động chính của ACB: huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng; sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh); các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh tốn trong và ngồi nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng; kinh doanh ngoại tệ và vàng; phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
Bộ máy tổ chức của ACB gồm: chín khối (khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, thị trường tài chính, phát triển kinh doanh, vận hành, quản lý rủi ro, quản trị nguồn nhân lực, quản trị hành chánh và công nghệ thông tin); bốn ban (kiểm toán nội bộ, chiến lược, đảm bảo chất lượng, chính sách và quản lý tín dụng); sáu phịng (tài chính, kế tốn, quản lý rủi ro thị trường, thông tin quản trị, quan hệ đối ngoại và đầu tư); ba trung tâm (công nghệ thông tin, giao dịch vàng và vàng).
Mạng lưới kênh phân phối: tính đến 31/12/2012 ACB có tổng cộng 342 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc.
Quá trình tăng vốn điều lệ của ACB qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Vốn điều lệ của ACB từ 2004 - 2012
Năm Vốn điều lệ (VNĐ) Phần tăng thêm (VNĐ)
2004 481,138,000,000 - 2005 948,316,000,000 467,178,000,000 2006 1,100,046,560,000 151,730,560,000 2007 2,630,059,960,000 1,530,013,400,000 2008 6,355,812,780,000 3,725,752,820,000 2009 7,814,137,550,000 1,458,324,770,000 2010 9,376,965,060,000 1,562,827,510,000 2011 - 2012 9,376,965,060,000 -
(Nguồn: báo cáo tài chính của ACB qua các năm 2005-2012)
Về nhân sự: tính đến ngày 31/12/2012 tổng số nhân viên của ACB là 10.276 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
2.1.2 Quá trình phát triển
Trong suốt 20 năm hoạt động từ lúc thành lập đến nay, ACB đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận và đã khẳng định được vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:
Giai đoạn 1993 - 1995: giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).
Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là NH TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành
thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực
tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000.
Giai đoạn 2001 - 2005: cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện.
Giai đoạn 2006 - 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007 thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Ngân hàng Standard Charterd về phát hành trái phiếu. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh tốn thẻ JCB. Năm 2009, ACB hồn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối.
Giai đoạn 2010 - 2011: năm 2010, ACB xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng
đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai, phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại. Năm 2011, ACB khánh thành Trung tâm dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại TP.HCM với tổng giá trị đầu tư là 2 triệu USD. Đây là trung tâm xây dựng theo chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 2012: sự cố tháng 8 năm 2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xãy ra trong tuần cuối tháng 8 và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm VNĐ chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. Đáng lưu ý là tuy tổng tiền gửi khách hàng có giảm nhưng huy động tiết kiệm VNĐ tăng trưởng 16.3% so với đầu năm. Tuy lợi nhuận năm của ACB không như kỳ vọng nhưng là kết quả chấp
nhận được trong bối cảnh môi trường hoạt động đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng và ACB cũng thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch.
2.1.3 Các giải thưởng, bằng khen đạt được
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Gần hai mươi năm hoạt động ACB ln giữ vững vị trí hàng đầu về quy mơ trong hệ thống các ngân hàng TMCP. Chính vì vậy ACB là thương hiệu được ghi nhận và đánh giá cao trên thị trường tài chính ngân hàng khơng những trong mà cả ngồi nước. ACB đã đạt nhiều bằng khen và thành tích như: huân chương lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng; cờ thi đua của Chính Phủ; cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; hai giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức; giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gịn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” đạt bốn năm liên tiếp từ 2009-2012 do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Á Châu
Giai đoạn 2009 - 2011 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng, trong đó có ACB. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ACB vẫn giữ vững được đà tăng trưởng mạnh và ổn định qua các năm.
Kết quả phân tích ở bảng 2.2 và hình 2.1 cho thấy các chỉ tiêu về quy mơ tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho vay giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 có mức tăng mạnh mẽ qua các năm: mức tăng về tổng tài sản lần lượt là 22%/năm và 37%/năm; mức tăng về vốn huy động lần lượt là 36%/năm và 28%/năm; mức tăng về dư nợ cho vay lần lượt là 40%/năm và 18%/năm. Về chỉ tiêu
lợi nhuận trước thuế từ năm 2009 đến năm 2011 có mức tăng lần lượt là 9%/năm và 35%/năm. Các chỉ tiêu ROA, ROE ln duy trì trên mức lần lượt là 1.6% và 28%.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2009-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số liệu So với năm 2011
Tổng tài sản 167,724 205,103 281,019 176,308 Giảm 37% Vốn huy động 134,479 183,132 234,503 159,500 Giảm 24% Dư nợ cho vay 62,358 87,195 102,809 102,815 Tương đương Vốn chủ sở hữu 10,106 11,377 11,959 12,624 Tăng 5,6% Lợi nhuận trước thuế 2,838 3,102 4,203 1,043 Giảm 75%
ROA 2.08% 1.66% 1.73% 0.50% Giảm 71%
ROE 31.76% 28.91% 36.02% 8.5% Giảm 76%
(Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất từ 2010-2012 của ACB và tính tốn của tác giả)
Tình hình tăng trưởng quy mơ hoạt động, lợi nhuận trước thuế của ACB trong giai đoạn năm 2011 - 2012 được thể hiện qua hình 2.1 như sau:
(Nguồn: báo cáo kiểm tốn hợp nhất các năm 2010-2012 của ACB)
Hình 2.1: Quy mơ hoạt động và lợi nhuận trước thuế của ACB 2009-2012
Năm 2012 với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và sự cố tháng 8 năm 2012 đã dẫn đến tình hình kinh doanh của ACB giảm mạnh: tổng tài sản, vốn huy động giảm lần lượt 37% và 24% so với năm 2011. Hơn nữa, do thực hiện triệt để
chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của ngân hàng nhà nước đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng lợi nhuận của ACB giảm hơn 75% so với năm 2011. Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh ROA, ROE theo đó thấp nhất từ 2009 đến nay, chỉ đạt lần lượt là 0.5%/năm và 8.5%/năm.
2.2 Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp
2.2.1Dịch vụ quản lý tiền – Cash ManagementQuản lý khoản phải thu và phải trả Quản lý khoản phải thu và phải trả
Thu hoặc chi hộ tiền mặt: doanh nghiệp có nhu cầu thu hoặc thanh tốn tiền hàng hóa dịch vụ tại văn phòng, trụ sở hoặc các đại lý đối tác sẽ được ACB hỗ trợ thu tiền hoặc chi tiền hộ cho doanh nghiệp.
Thu hoặc thanh toán hộ tiền hóa đơn: đối với doanh nghiệp có số lượng khoản
phải thu lớn, việc thu tiền và quản lý công nợ nhanh chóng và đơn giản hơn với việc ACB tự động trích tiền từ tài khoản của đại lý, đối tác để chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp. Hoặc với doanh nghiệp có nhiều hóa đơn phải thanh tốn cho các đối tác định kỳ hàng tháng sẽ được ACB hỗ trợ thanh toán trong thời gian nhanh nhất.
Chi hộ lương/hoa hồng đại lý: doanh nghiệp phải trả lương/hoa hồng hàng tuần, hàng tháng cho nhân viên hoặc các đại lý, ACB sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và thực hiện các lệnh chi này một cách nhanh chóng và chính xác.
Quản lý khoản thanh khoản
Quản lý tài khoản tập trung: dịch vụ đáp ứng nhu cầu của đối tượng doanh nghiệp có quy mơ lớn, có nhiều đơn vị thành viên hạch tốn phụ thuộc, kinh doanh đa mặt hàng với hệ thống đại lý bán hàng rộng khắp. Với dịch vụ này, ACB tập trung vốn từ nhiều tài khoản phụ thuộc về một tài khoản chính của doanh nghiệp hoặc bổ sung vốn từ tài khoản chính cho các tài khoản phụ trong trường hợp tài khoản phụ bị chi vượt số dư hiện có.
Tiền gửi thanh tốn và tiền gửi kỳ hạn: sau khi tập trung tiền về tài khoản
chính và thơng qua sản phẩm: “Tiền gửi thanh tốn lãi suất có thưởng” nếu có số dư bình qn duy trì trên tài khoản của doanh nghiệp càng lớn thì mức lãi suất càng cao. Với những khoản tiền nhàn rỗi lớn trên tài khoản trong thời gian ngắn, doanh
nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thỏa thuận với ACB lãi suất tối ưu và kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2.2.2 Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp
Tài trợ vốn lưu động: gồm cho vay sản xuất kinh doanh trong nước, cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp và thấu chi tài khoản nhằm giải quyết nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho doanh nghiệp.
Tài trợ xuất khẩu: cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng
xuất khẩu, tài trợ thu mua dự trữ, tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói, tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức L/C, D/A, D/P và cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C.
Tài trợ nhập khẩu: các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu vật tư hàng hóa… ACB sẽ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ABC cịn có thể nhận thế chấp bằng chính lơ hàng nhập khẩu với danh mục các mặt hàng do ACB quy định.
Tài trợ tài sản cố định - dự án: đáp ứng nhu cầu vốn trong thời hạn dài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, văn phịng làm việc, nhà xưởng… ACB sẽ tài trợ khoản vay trung dài hạn phù hợp với doanh nghiệp.
Tài trợ mua xe thế chấp bằng chính xe mua: ACB sẽ tài trợ cho doanh nghiệp
mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua với thời hạn linh hoạt từ 36-48 tháng và không cần tài sản đảm bảo nào khác. ACB sẽ ưu đãi đối với các doanh nghiệp đã có quan hệ với ACB.
Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán thuế, bảo lãnh đối ứng và các loại bảo lãnh khác.
Bao thanh toán: ACB ứng trước lên đến 80% trị giá hóa đơn cho doanh nghiệp ngay sau khi giao hàng. ACB sẽ thu hồi công nợ từ bên mua hàng vào ngày đến hạn thanh toán và chuyển trả phần chênh lệch cho doanh nghiệp.
2.2.3 Dịch vụ thanh toán quốc tế
Chuyển tiền ra nước ngoài: doanh nghiệp muốn thanh tốn tiền hàng nhập khẩu, phí dịch vụ, hoa hồng… cho đối tác hay muốn chuyển lợi nhuận doanh thu được chia và thu nhập về nước (đối với nhà đầu tư nước ngoài).
Nhờ thu xuất khẩu và nhập khẩu: sau khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi, ACB sẽ chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài nhờ thu hộ, theo dõi, nhắc nhở thanh toán, chuyển tiền vào tài khoản và thông báo cho doanh nghiệp khi đối tác nước ngồi thanh tốn. Với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo phương thức nhờ thu và muốn lựa chọn ngân hàng thu hộ tiếp nhận bộ chứng từ nước ngồi chuyển về, thơng báo cho doanh nghiệp và thực hiện thanh tốn cho nước ngồi theo chỉ thị.
Thư tín dụng nhập khẩu và xuất khẩu: doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và phía đối tác muốn chọn phương thức thanh toán đảm bảo, ACB sẽ bảo lãnh phát hành L/C cho doanh nghiệp và thực hiện thanh tốn cho nước ngồi khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ. Với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và cần đảm bảo thanh tốn thì đề nghị đối tác phát hành L/C và chọn ACB là ngân hàng thông báo. Sau khi xuất khẩu hàng hóa, bộ chứng từ sẽ được ACB hỗ trợ kiểm tra, chiết khấu và gửi đi nước ngồi u cầu thanh tốn.
2.2.4 Kinh doanh vàng, ngoại hối
Giao dịch giao ngay (SPOT): doanh nghiệp có nhu cầu mua hoặc bán vàng, ngoại tệ có hiệu lực thanh tốn là cùng ngày, ngày làm việc kế tiếp hoặc sau ngày làm việc 2 ngày kể từ ngày giao dịch với tỷ giá do ACB niêm yết hoặc tỷ giá thỏa thuận tại thời điểm mua bán.
Giao dịch kỳ hạn (FORWARD): với sản phẩm này, doanh nghiệp chỉ cần ký quỹ một khoản tiền từ 0% - 10% giá trị hợp đồng để mua hoặc bán vàng, ngoại tệ trong tương lai mà không sợ rủi ro tỷ giá và kinh doanh trên sự biến động tỷ giá.
Giao dịch hoán đổi (SWAP): giao dịch SWAP bao gồm hai giao dịch: giao