42 2.2.3.1 Về doanh số
3.2 Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tạ
3.2.1.2 Đối với Agribank Việt Nam
Thứ nhất, Hồn thiện mơ hình quản lý, quy trình hoạt động TTQT
Agribank nên thành lập thêm một SGD thứ 2 tại khu vực miền nam để kiểm sốt khu vực này và giảm thiểu cơng việc cho SGD tại Hội sở chính. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên tại SGD phải được kiểm tra chặt chẽ về trình độ, các điều kiện, chuẩn điện quốc tế tại các quốc gia khác nhau để có thể giúp chi nhánh thực hiện giao dịch nhanh chóng và an tồn nhất.
Bên cạnh đó, SGD cần quản lý, giám sát và điều tiết tài khoản Nostro để đảm bảo nhu cầu của chi nhánh. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về tài khoản Nostro, Vostro thì SGD cần phải thông báo ngay cho chi nhánh để chi nhánh nắm bắt kịp thời. Phát triển và nâng cao chất lượng quan hệ ngân hàng đại lý
Xây dựng hệ thống phân loại và có chính sách quan hệ đại lý phù hợp để nâng cao uy tín quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch tại hệ thống Agribank, mở rộng thị trường, qua đó hỗ trợ cơng tác đào tạo, tận dụng kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài, đồng thời khai thác ngay hệ thống thanh toán của ngân hàng đại lý để phục vụ cho nhu cầu thanh toán, tăng cường quan hệ hai chiều với các đối tác có nhiều tiềm năng. Do vậy trong thời gian tới Agribank cần tiếp tục củng cố mạng lưới ngân hàng đại lý hiện có, tích cực và chủ động mở rộng thêm mạng lưới ngân hàng đại lý sang các thị trường mới mà các doanh nghiệp của Việt Nam bắt đầu có quan hệ làm ăn bn bán, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời của các doanh nghiệp đồng thời thông qua ngân hàng đại lý giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình của đối tác để thực hiện mua bán hàng hoá.
Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh ngoại hối, chủ động để có nguồn ngoại tệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh
Hội sở Agribank cần tổ chức tốt hoạt động kinh doanh ngoại hối để đáp ứng được nguồn ngoại tệ cung cấp cho từng chi nhánh. Trong những thời điểm khó khăn
về ngoại tệ, để tạo điều kiện cho chi nhánh, SGD nên khảo sát nhu cầu ngoại tệ và cân đối ngoại tệ cho chi nhánh.
Hiện nay, hạn mức các loại ngoại tệ của chi nhánh là 150 ngàn USD. Đây không phải là số lượng lớn. Chi nhánh mua được nguồn ngoại tệ lớn từ khách hàng đều phải bán hết cho SGD, chỉ được giữ lại tối đa là 150 ngàn USD. Khi có nhu cầu ngoại tệ thanh tốn chi nhánh đều phải mua lại của SGD. Vì vậy, cần có chính sách tỷ giá phù hợp cho các chi nhánh có doanh số bán ngoại tệ lớn có nhu cầu mua lại ngoại tệ để thanh toán.
Thứ hai, Tăng cường chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của ngân hàng và tài chính, hoạt động thanh tốn quốc tế đang ngày càng đa dạng và phức tạp. Điều này tạo điều kiện tốt cho các chi nhánh để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nhưng nó cũng phát sinh nhiều rủi ro trong hoạt động. Vì vậy yêu cầu về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ đã được đặt ra.
An tồn và hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng là mục tiêu của kiểm tra kiểm soát nội bộ trong đó có mục tiêu an tồn trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Do vậy, Agibank cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cụ thể như sau:
Thành lập bộ phận chuyên kiểm tra kiểm soát nội bộ, định kỳ nửa năm kiểm tra, giám sát một lần. phân công, phân quyền và trách nhiệm cụ thể cho các nhân viên kiểm soát, liên tục cập nhật phổ biến các tình huống rủi ro cho nhân viên.
Cần xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra hoạt động TTQT một cách thường xuyên: kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình TTQT, phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Trong q trình kiểm tra, có thể kết hợp hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh còn non yếu.
Kiểm tra và kiểm soát nội bộ được tiến hành nghiêm túc khi cán bộ giám sát có trình độ tốt, nắm vững quy trình đặc biệt là họ cần phải được đào tạo chuyên nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế, tiếp xúc với công việc thực tế thông qua việc luân chuyển cán bộ.
Kiểm tra và kiểm sốt nội bộ phải có một kế hoạch và quy trình cụ thể để phát hiện và ngăn chặn những sai lầm phát sinh kịp thời. Các hoạt động hiệu quả của phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ sẽ giúp cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn, từ đó khả năng sai sót sẽ giảm. Từ đó, kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng sẽ tăng từng ngày.
Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ phải ngày một nâng dần về chất, phát triển về lực nhằm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao, thật sự trở thành công cụ quản lý có hiệu quả của Agribank.
Thứ ba, Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo có sự tham gia của
ngân hàng nước ngồi để nâng cao trình độ cho nhân viên TTQT
Ban lãnh đạo phải tiến hành từng bước rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm TTQT, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ TTQT, lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ TTQT đảm bảo cho việc xử lý chứng từ tại SGD đựoc tiến hành một cách thông suốt với năng suất và chất lượng cao hạn chế rủi ro trong cơng tác thanh tốn. Ngoài những lớp đào tạo định kỳ, cần tổ chức những buổi tọa đàm, nói chuyện
của những chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế về những tình huống phức tạp trong hoạt động thanh toán quốc tế. Nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tránh sai sót xảy ra, đưa hoạt động TTQT lên ngang tầm với các NHTM khác.
Định kỳ một năm, Agribank nên tổ chức kiểm tra trình độ nhân viên TTQT của cả SGD và các chi nhánh để nhân viên ngày càng nắm vững, nâng cao trình độ, tránh những rủi ro trong hoạt động TTQT.
Thứ tư, Có chính sách riêng cho các chi nhánh ở các địa bàn khác nhau
Agribank là môt trong những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh và PGD rộng khắp cả nước, trải dài từ thành thị đến nông thôn. Hiện nay trong hệ thống Agribank có hơn 120 chi nhánh trên cả nước, trong đó có hơn 50 chi nhánh tại TpHCM. Với số lượng chi nhánh trải dài như vậy đòi hỏi Hội sở chính phải có những biện pháp cụ thể, riêng biệt để quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và TTQT nói riêng của từng chi nhánh:
Đưa tiêu chí phát triển TTQT: doanh số, phí dịch vụ, bán ngoại tệ, chi trả kiều hối... vào một trong những tiêu chí để xếp loại chi nhánh vào cuối năm.
Cần có chính sách ưu tiên về ngoại tệ, tỷ giá cho các chi nhánh có doanh số TTQT, bán ngoại tệ với số lượng lớn cho SGD, trong thời điểm khó khăn về ngoại tệ ưu tiên bán ngoaị tệ cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như lúa gạo, phân bón, dược phẩm...
Đối với những địa bàn mà ngành nông sản phát triển mạnh, tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, Agribank cần có kế hoạch cấp vốn kịp thời để chi nhánh giải ngân cho doanh nghiệp hoạt động kịp thời vụ. Một mặt vừa đảm bảo tăng trưởng dư nợ, còn giúp doanh nghiệp thực hiện mua, sản xuất, chế biến và giao hàng kịp tiến độ.
Có chính sách động viên, khuyến khích, ưu đãi đối với những chi nhánh có thành tích xuất sắc trong nghiệp vụ, doanh số bán ngoại tệ lớn, chi trả kiều hối nhiều. Kịp thời động viên khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc, có đóng góp nhiều cho chi nhánh .