6. Kết cấu của luận văn
2.2 Phân tích các yếu tố môi trường đến hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và
2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP: GDP năm 2012 tăng 5,03%, thấp hơn gần 1% so với
5,89% của năm 2011. Sự giảm sút trong tăng trưởng GDP là kết quả tất yếu của khủng hoảng tài chính tồn cầu và những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ.
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành Ngân hàng/ Chứng khốn Phương Nam [4]
Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP 2004-2012
Nguồn cung tiền: Nhìn lại 15 năm qua, tăng trưởng thị trường 2 (M2) luôn cao hơn tăng trưởng GDP từ 3-4 lần. Năm 2012, tỷ lệ này là 1,67. Đây là tỷ số báo hiệu tích cực bởi nền kinh tế chỉ cần cung cấp 1,67 đồng tín dụng để có 1 đồng tăng trưởng GDP. Nói cách khác, giá của sự tăng trưởng rẻ đi, khơng cịn q đắt như giai đoạn 1996-2011. Nếu tỷ lệ này được duy trì, thể hiện nền kinh tế đã vận hành hiệu quả hơn trước.
Nguồn: DVC Sepculator, Dự báo kinh tế và thị trường chứng khốn [4]
Hình 2.9: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền 2006-2012
Lạm phát: Năm 2012 đạt 6,81%, đây là mức lạm phát thấp nhất của kinh tế Việt Nam trong vịng 5 năm trở lại đây. Có thể nói đây là một trong những điểm sáng nhất của bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2012. Lạm phát năm 2013 nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức thấp (khoảng 6-7%) và tiếp tục nằm trong tầm kiểm sốt của Chính phủ.
Nguồn: http://vneconomy.vn/20121224080150571P0C9920/lam-p hat-2012-k hi-an- khong -con-la-so- 1.htm
Hình 2.10: Diễn biến CPI của Việt Nam giai đoạn 2002-2012
Tỷ giá hối đoái: Năm 2012 là một năm thành công đối với công tác điều hành tỷ giá. Tỷ
giá bình quân liên ngân hàng gần như được kéo ngang quanh mốc 20.828 VND/USD trong cả năm và với biên độ dao động rất hẹp ±1% so với tỷ giá NHNN công bố.
Trong những năm 2006 đến 2010, VND luôn chịu áp lực nặng nề và liên tục mất giá so với đồng USD. Nhìn chung ngun nhân chính vẫn là do tính cơ cấu của nền kinh tế (thâm hụt thương mại lớn), sự bất ổn kinh tế vĩ mô (lạm phát cao, bội chi ngân sách lớn). Năm 2011, tỷ giá vẫn được xem là biến số nóng nhất của nền kinh tế Việt Nam khi NHNN quyết định điều chỉnh tỷ giá chính thức tăng 9,3% vào tháng 2/2011. Tuy nhiên, nhờ những chính sách bình ổn ngoại hối: (1) tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ, hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ xuống mức thấp, (2) dự trữ ngoại hối cũng tăng mạnh từ 2,5 tuần lên gần 4 tuần nhập khẩu và (3) sự quản lý chặt chẽ của NHNN, tỷ giá đã bắt đầu hạ nhiệt từ q 2/2011 và vẫn trong vịng kiểm sốt cho đến thời điểm hiện tại.
Mức độ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 đã giảm xuống 2,27%, từ mức 2,88% năm 2010, và tiếp tục giảm còn 1,99% trong năm 2012, thấp nhất trong 4 năm gần đây.
Chính sách thuế:
Hàng loạt chính sách mới có ảnh hưởng quan trọng đến xã hội như tăng thuế xuất khẩu vàng lên 10%, tăng lương tối thiểu, thuế tài nguyên môi trường... được áp dụng từ năm 2011. Trong đó có một chính sách tác động trực tiếp đến các Ngân hàng
nước ngồi. Đó là “ngân hàng ngoại khơng bị hạn chế mức huy động VND”. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng sẽ được hoạt động bình đẳng như các ngân hàng thương mại trong nước trong, trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng và bảo lãnh. Cụ thể, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng mà khơng cịn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh như quy định đang áp dụng.
Cán cân thanh toán:
Cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012 ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là sau hai năm liên tục thâm hụt (năm 2009 thâm hụt 8,9 tỷ USD, năm 2010 thâm hụt 1,6 tỷ USD), cán cân tổng thể của Việt Nam trong năm 2011 thặng dư khoảng 1,6 tỷ USD và năm 2012 là thặng dư 22 tỳ USD, cao hơn ngưỡng của năm 2008.
Bước sang năm 2013, dự báo mức thặng dư của cán cân thanh tốn có thể sẽ tiếp tục ở mức cao (20 tỷ USD). Dự báo này được đưa ra dựa trên các yếu tố: (1) cán cân thương mại thâm hụt nhẹ 3,4 tỷ USD; (2) FDI giải ngân dự kiến khoảng 10 tỷ USD; (3) Kiều hối dự báo khoảng 9 tỷ USD và 4) ODA và FII duy trì mức tương đương với năm 2012
Đây được xem như điểm sáng nhất trong bức tranh vĩ mô Việt Nam, góp phần bổ sung vào nguồn dự trữ ngoại hối đang ở mức khiêm tốn của Việt Nam hiện nay.
Nh
ậ n xét:
Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Do vậy, lạm phát sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2013. Bên cạnh đó, việc giải quyết nợ xấu là cũng trọng tâm chính sách điều hành của NHNN. Trong thời gian gần đây, có rất nhiều phương án giải quyết nợ xấu được đưa ra, bao gồm việc kiểm toán cuốn chiếu tất cả các ngân hàng từ 2013-2015 về nợ xấu, thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia (AMC), …