Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Một phần của tài liệu Các thành phần của quản lý tri thức tác động đến sự hài lòng công việc nghiên cứu nhân viên ngành logistics tại TP HCM luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 111)

Như vậy, các giả thiết nghiên cứu chỉ còn lại 4 giả thiết, đó là:

H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự sáng tạo tri thức và sự hài lòng công việc. H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự sử dụng tri thức và sự hài lòng công việc. H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự chia sẻ tri thức và sự hài lòng công việc. H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự tích lũy tri thức và sự hài lòng cơng việc.

3.2.4.1 Điều chỉnh thang đo

Sau khi nghiên cứu định tính tác giả xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ lần 2 và sử dụng bảng phỏng vấn này khảo sát định lượng thử 100 nhân viên làm việc trong ngành logistics tại thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục hiệu chỉnh thang

đo quản lý tri thức và sự hài lòng công việc cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam và đạt được kết quả nghiên cứu chính xác nhất. Kết quả của bước này là xây dựng một bảng phỏng vấn chính thức (phụ lục 3) dùng cho nghiên cứu định lượng.

Hệ số Cronbach’s Alpha đo lường độ tin cậy của thang đo, được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,6 trở lên theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2004).

Kết quả khảo sát định lượng sơ bộ sau khi chạy Cronbach’s Alpha: Các biến quan sát được giữ nguyên như ở bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ lần 2. Cụ thể là: Thang đo “sự sáng tạo tri thức (Knowledge Creation)–ST” gồm 5 biến quan sát. Thang đo “sự sử dụng tri thức (Knowledge Utilization)–SD” gồm 5 biến quan sát. Thang đo “sự tích lũy tri thức (Knowledge Accumulation)–TL” gồm 7 biến quan sát Thang đo “sự chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing)– CS” gồm 6 biến quan sát. Thang đo “sự hài lòng công việc (Job Satisfaction)– HL” gồm 6 biến quan sát. 3.2.4.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Thang đo “sự sáng tạo tri thức (Knowledge Creation) ký hiệu là ST”

gồm 7 biến quan sát, điều chỉnh thành 5 biến quan sát bao gồm, theo đó thang đo sự sáng tạo tri thức được đo lường bởi 5 yếu tố (ST1- ST5):

ST1: Tôi nắm rõ về những tri thức cốt lõi cần thiết cho công việc của tôi.

ST2: Tơi thu được những đề xuất hữu ích từ các cuộc họp tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cho các vấn đề.

ST3: Tôi sẵn sàng tiếp thu những tri thức mới và áp dụng nó vào công việc khi cần thiết.

ST4: Tơi hiểu biết và sử dụng các chương trình phần mềm cần thiết để thực hiện cơng việc.

ST5: Tơi tìm kiếm thơng tin cho cơng việc từ những nguồn thông tin khác nhau được quản lí bởi cơng ty.

Thang đo “sự sử dụng tri thức (Knowledge Utilization) ký hiệu là SD”

gồm 6 biến quan sát, điều chỉnh thành 5 biến quan sát,theo đó thang đo sự sử dụng tri thức được đo lường bởi 5 yếu tố (SD1- SD5):

SD1: Công ty có bảng mô tả công việc cụ thể giúp nhân viên thực hiện công việc. SD2: Công ty sử dụng rộng rãi các phương thức trao đổi dữ liệu, thông tin để thực hiện công việc một cách dễ dàng.

SD3: Cơng ty có văn hóa khuyến khích chia sẻ kiến thức với nhau.

SD4: Cơng ty có chính sách khen thưởng cho nhân viên đưa ra ý tưởng mới. SD5: Cơng ty có các chương trình nghiên cứu và đào tạo nhân viên.

Thang đo “sự tích lũy tri thức (Knowledge Accumulation) ký hiệu là

TL” giữ nguyên 7 biến quan sát, theo đó thang đo sự tích lũy tri thức được đo lường bởi 7 yếu tố (TL1- TL7):

TL1: Tơi thường tìm kiếm tài liệu cần thiết trước khi thực hiện công việc. TL2: Tôi cố gắng bồi dưỡng chuyên môn giúp phát triển công việc mới.

TL3: Tôi thường xuyên cập nhật các chính sách, quy định liên quan đến cơng việc. TL4: Tơi thường thu thập, tích lũy các kiến thức cần thiết một cách có hệ thống. TL5: Tôi tham khảo cơ sở dữ liệu của đối tác trước khi thực hiện công việc.

TL6: Tôi có những tri thức cần thiết cho cơng việc bằng cách tìm kiếm thơng tin một cách rộng rãi thông qua khách hàng và các cơ sở dữ liệu liên quan.

TL7: Tôi thường tóm tắt và tổng hợp lại các kiến thức thu thập

Thang đo “sự chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing) ký hiệu là CS”

điều chỉnh thành 6 biến quan sát, theo đó thang đo sự chia sẻ tri thức được đo lường bởi 6 yếu tố (CS1- CS6):

CS1: Cơ sở hạ tầng thông tin được phát triển để chia sẻ thông tin và tri thức.

CS2: Việc chia sẻ thông tin và tri thức giữa các nhóm được cơng ty khuyến khích. CS3: Việc chia sẻ thơng tin và tri thức giúp nâng cao hiệu quả cơng việc.

CS4: Tơi thường tìm kiếm những cơ hội để thể hiện các quan điểm của mình thơng qua các buổi họp đánh giá.

CS6: Trong q trình làm việc, thơng tin mới và những kỹ năng được phát hiện. Thang đo “sự hài lòng công việc (Job Satisfaction) ký hiệu là HL”:

Lee và Chang (2007) đã xây dựng và kiểm định thang đo sự hài lòng công việc gồm 12 biến quan sát. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu 10 chuyên viên ngành Logistics nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp với địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Thơng qua đo lường bằng bảng phỏng vấn sơ bộ lần 2 với 100 nhân viên ngành Logistic, tác giả đã điều chỉnh thang đo sự hài lòng công việc cho phù hợp với địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau: điều chỉnh từ 12 biến quan sát xuống còn 6 biến quan sát (HL1- HL6):

HL1: Tôi nhận được sự khen ngợi từ các khách hàng bởi những biểu hiện chun nghiệp của mình.

HL2: Những cơng cụ và trang thiết bị cần thiết được cung cấp cho tôi trong khi tơi làm việc của mình.

HL3: Những người quản lý khen ngợi tơi vì kết quả làm việc và những cải thiện mang tính chun nghiệp của tơi.

HL4: Tôi luôn giữ mối quan hệ tốt với những người quản lý và các đồng nghiệp. HL5: Công việc hiện tại của tôi phù hợp để thể hiện các khả năng của bản thân. HL6: Khối lượng công việc hiện tại là chấp nhận được.

3.2.5 Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức này được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết.

3.3 Thu thập dữ liệu

3.3.1 Tổng thể

Đối tượng khảo sát là nhân viên ngành logistics đang làm việc trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.

Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, thơng qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp và sử dụng cơng cụ khảo sát trực tuyến. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo quản lý tri thức, sự hài lòng cơng việc và kiểm định mơ hình lý thuyết. Phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá thang đo. Phương pháp phân tích mơ hình hồi quy bội thơng qua phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. 3.3.3 Cỡ mẫu

Theo Hair và cộng sự (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), cần ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất là 10 mẫu trên 1 biến quan sát trở lên.

Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo cơng thức:

n ≥ 8m + 50

Trong đó: n: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mơ hình

Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 350. 3.3.4 Mô tả mẫu

Trong 350 bảng câu hỏi được phát ra bao gồm 140 bảng được phát trực tiếp đến đối tượng được phỏng vấn và 210 bảng câu hỏi trực tuyến gửi qua địa chỉ email, kết quả thu về 326 bảng trả lời gồm 123 bảng câu hỏi giấy và 203 bảng trả lời. Sau khi tiến hành loại bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu (trả lời thiếu, câu trả lời mâu thuẫn nhau…), tác giả có được 316 bảng để tiến hành nhập liệu. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0, tác giả có được bộ dữ liệu sơ cấp với 312 mẫu.

3.3.5 Thu thập thông tin và xử lý dữ liệu

3.3.5.1.Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Đềtài này sử dụng các thang đo bao gồm: thang đo quản lý tri thức của Lee và cộng sự (2005) đo lường tại Hàn Quốc và thang đo sự hài lòng công việc của Lee và Chang (2007) đo lường tại Đài Loan. Thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm ngành Logistics tại TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp.Các biến có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2004).

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường là tốt, từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng về lý thuyết Cronbach’s Alpha càng cao càngtốt(thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (Alpha > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy).

Trong nghiên cứu này, ngồi việc khảo sát định tính để xác định các thành phần của các thang đo quản lý tri thức và thang đo sự hài lòng công việc, tác giả cũng tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ với 100 mẫu khảo sát để tiến hành điều

chỉnh thang đo cho phù hợp với đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh trước khi nghiên cứu chính thức.

3.3.5.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).

Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

Hệ số KMO (Kaiser–Meyer–Olkin) ≥ 0,5, mức ý nghĩa của kiểm định

Barlett ≤ 0,05. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5, nếu biến quan sát nào có hệ

số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại. Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (1998) cũng khuyên như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0,75.

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.

Hệ số Eigenvalue >1 (Gerbing và Anderson, 1998, trích trong Trần

48

Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥

0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003, trích trong Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Tồn, 2005).

Khi phân tích EFA đối với thang đo, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1.

3.4 Tóm tắt

Để đạt được kết quả nghiên cứu chính xác nhất, tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn tay đơi 10 chun gia trong lĩnh vực logistics, đồng thời khảo sát thử 100 nhân viên để điều chỉnh thang đo quản lý tri thức và sự hài lòng công việc cho phù hợp với đặc thù của các cơng ty ngành logistic tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng cách chọn mẫu thuận tiện với kích thước mẫu là 350 nhằm thỏa mãn yêu cầu của kỹ thuật phân tích chính sử dụng trong đề tài: phân tích nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy bội. Đối tượng khảo sát của đề tài là nhân viên làm trong ngành logistics trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Các thành phần của quản lý tri thức được đo lường qua 4 thang đo (23 biến quan sát) gồm: sự sáng tạo tri thức (5 biến quan sát), sự tích lũy tri thức (7 biến quan sát), sự chia sẻ tri thức (6 biến quan sát), sự sử dụng tri thức (5 biến quan sát). Sự hài lòng công việc được đo lường bởi 1 thang đo gồm 6 biến quan sát.

4.1. Giới thiệu

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày các thơng tin về mẫu khảo sát và tiến hành kiểm định mơ hình nghiên cứu. Ngồi việc phân tích kết quả ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu, chương 4 cũng tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của các thành phần quản lý tri thức đến sự thỏa mãn của nhân viên ngành logistics tại thành phố Hồ Chí Minh.

4.2. Đặc điểm mẫu khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nam và nữ trả lời câu hỏi có sự chênh lệch nhau, với 61,2% nữ và 38,8% là nam. Số người được hỏi đa phần nằm ở độ tuổi dưới 30 với 63,8%, số người được hỏi nằm ở độ tuổi từ 30 - 45 là 31,1% và số người được hỏi nằm ở độ tuổi trên 45 là 5,1%.

Về trình độ học vấn thì kết quả khảo sát cho thấy: đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,1%, kế đến là sau đại học với 18,6%, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 9% và 8,3%.

Kinh nghiệm làm việc thì kết quả khảo sát cho thấy: 45,8% người trả lời có từ 1-5 năm kinh nghiệm, 35,3% có trên 5 năm kinh nghiệm và 18,9% có dưới 1 năm kinh nghiệm.

49

Bảng 4.1. Thống kê mẫu khảo sát

Tần số Tỷ lệ % % tích lũy Giới tính Nữ 191 61,2 61,2 Nam 121 38,8 100,0 312 Độ tuổi < 30 199 63,8 63,8 30-45 97 31,1 94,9 >45 16 5,1 100,0 312 Trình độ học vấn Trung cấp 26 8,3 8,3 Cao đẳng 28 9,0 17,3 Đại học 200 64,1 81,4 Sau đại học 58 18,6 100,0 312

Kinh nghiệm làm việc

<1 năm 59 18,9 18,9

1 – 5 năm 143 45,8 64,7

> 5 năm 110 35,3 100,0

312

Nguồn: tác giả

4.3. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy các thang đo ST, CS, SD và HL đều đạt độ tin cậy cho phép, riêng thang đo TL phải loại biến TL5 do có hệ số tương quan biến - tổng thấp nhất là 0,267 (nhỏ hơn 0,3) thì mới đạt độ tin cậy.

Một phần của tài liệu Các thành phần của quản lý tri thức tác động đến sự hài lòng công việc nghiên cứu nhân viên ngành logistics tại TP HCM luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w