CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực
2.2.3. Nghiên cứu của Joseph Bradley (2008)
Joseph Bradley (2008) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP và đề xuất 7 yếu tố quan trọng trong việc triển khai thành công ERP là: (1) Kế hoạch kinh doanh, (2) sự tham gia của tư vấn, (3) quản lý dự án hiệu quả (4) sự tham gia của lãnh đạo, (5) đào tạo và người sử dụng, (6) sự tham gia của cố vấn và (7) quản lý sự thay đổi.
Trong đó:
-Kế hoạch kinh doanh: Bao gồm việc lên kế hoạch hoàn chỉnh, cụ thể cho dự án, xác định rõ các mục tiêu của tổ chức và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Các kế hoạch kinh doanh sau đó được tích hợp với kế hoạch phát triển CNTT sao cho doanh nghiệp có thể sử dụng CNTT như một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình (Kearns và Lederer, 2001). Sự tích hợp càng cao giữa kế hoạch kinh doanh và phần mềm ERP sẽ nâng cao mức độ thành công của việc triển khai phần mềm ERP trong doanh nghiệp.
-Sự tham gia của tư vấn: Sử dụng chuyên gia tư vấn ERP để tư vấn và hướng dẫn trong quá trình triển khai ERP. Tư vấn đúng ngay từ đầu sẽ làm tăng mức độ triển khai thành công ERP. Theo Welti (1999), sự thành công của dự án phụ thuộc mạnh mẽ vào khả năng của các chuyên gia tư vấn. Tuy nhiên, chi phí để thuê tư vấn gần tương đương với chi phí cho phần mềm ERP (Davenport, 1998). Các nhà quản lý đối mặt với tình thế tiến thối lưỡng nan giữa việc thuê tư vấn rất tốn kém và vấn đề nội bộ của họ thiếu kiến thức và kỹ năng để triển khai ERP
-Quản lý dự án hiệu quả: Cần chú trọng việc tuyển dụng người có nhiều kinh nghiệm cho vị trí quản lý dự án. Người quản lý dự án có kinh nghiệm sẽ biết làm thế nào để tránh những rủi ro xảy ra. Điều này góp phần quan trọng vào sự thành công của dự án. Người quản lý triển khai dự án ERP phải tập trung toàn thời gian cho dự án, điều này rất cũng quan trọng góp phần tạo nên sự thành cơng cho dự án. Các dự án CNTT thông thường sẽ được chỉ đạo bởi ban chỉ đạo để kiểm soát dự án. Ban chỉ đạo dự án có thể kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan hỗ trợ cho dự án. Điều này giúp điều tiết các hoạt động nhằm phù hợp với các kế hoạch, mục tiêu và các tiêu chuẩn đã đề ra ban đầu trong kế hoạch triển khai dự án (Daft, 2000). -Sự tham gia của lãnh đạo: Để triển khai một phần mềm ERP thuận lợi và thành
công, lãnh đạo trong doanh nghiệp phải tham gia các cuộc họp và giám sát các nỗ lực thực hiện, dành nhiều thời gian với mọi người và cung cấp hướng dẫn rõ ràng về dự án. Sự tham gia của lãnh đạo vào việc lập kế hoạch và triển khai phần mềm ERP sẽ góp phần tạo nên thành cơng cho dự án. Triển khai một dự án CNTT bao gồm phát triển và nghiên cứu về các khả năng và hạn chế của CNTT, thiết lập mục tiêu hợp lý cho các hệ thống CNTT, cam kết mạnh mẽ cho sự thành công của CNTT, và thảo luận về chiến lược CNTT của doanh nghiệp cho tất cả nhân viên (McKersie và Walton, 1991).
-Đào tạo và người sử dụng: Theo Nelson và Cheney (1987) có mối liên hệ tích cực giữa việc đào tạo nhân viên và khả năng họ sử dụng các sản phẩm công nghệ hay liên quan đến máy tính. Một loạt các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sự hài lòng của người dùng phần mềm ERP và việc họ được đào tạo đầy đủ về phần mềm ERP. Một nghiên cứu khác của Gartner Group cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp nên dành 25% kinh phí của dự án ERP cho việc đào tạo người sử dụng. Việc rút ngắn thời gian đào tạo nhanh nhất và ít tốn kém nhất sẽ phản tác dụng trong thời gian dài (Wah, 2000).
-Sự tham gia của cố vấn: Dự án ERP cịn cần có sự tham gia của các nhà cố vấn, những người này có sự am hiểu rõ ràng, sâu sắc về công nghệ lẫn bối cảnh
Kế hoạch kinh doanh Sự tham gia của tư vấn Quản lý dự án hiệu quả
Triển khai thành công ERP
Sự tham gia của lãnh đạo Đào tạo và người sử dụng Sự tham gia của cố vấn Quản lý sự thay đổi
kinh doanh và tình hình nội tại của tổ chức (Somers và Nelson, 2001). Họ truyền cảm hứng cho người khác, có thể lãnh đạo để vượt qua các rào cản hành chính, duy trì động lực cho đội dự án và có thể gây ảnh hưởng đến các bên liên quan bao gồm cả lãnh đạo cấp cao.
-Quản lý sự thay đổi: Việc triển khai một hệ thống ERP làm thay đổi hầu hết các bộ phận trong tổ chức. Theo Somers và cộng sự (2001) dự án thực hiện không tránh khỏi việc gây ra những thay đổi lớn trong các tổ chức dẫn đến “sức đề kháng, sự nhầm lẫn, dư thừa và lỗi”. Theo Appleton (1997), một nửa trong số những dự án ERP thất bại bởi vì các doanh nghiệp “đánh giá thấp đáng kể những nỗ lực tham gia quản lý sự thay đổi” (Appleton, 1997). Lập kế hoạch quản lý thay đổi phải là một phần của kế hoạch dự án. Nó phải được “lên kế hoạch một cách chặt chẽ và hào phóng nguồn lực” (Brown và Vessey, 2003).
Hình 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP của Joseph Bradley
Nguồn: Joseph Bradley (2008)
Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 yếu tố đều ảnh hưởng đến triển khai thành cơng ERP, trong đó ba yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đó là: Quản lý dự án hiệu quả, đào tạo và người sử dụng, sự tham gia của cố vấn.
Như vậy, có thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP trong các nghiên cứu đã trình bày ở trên theo bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP
STT Các yếu tố xem xét Các nghiên cứu
1 Sự tham gia của lãnh đạo Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008)
2 Tái cấu trúc quy trình kinh doanh Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005) 3 Quản lý dự án hiệu quả Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008) 4 Sự cam kết của toàn doanh
nghiệp Zhang và cộng sự (2002)
5 Đào tạo Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008) 6 Người sử dụng Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008) 7 Sự phù hợp phần mềm và
phần cứng Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005) 8 Sự chính xác của dữ liệu Zhang và cộng sự (2002)
9 Sự hỗ trợ của nhà cung cấp Zhang và cộng sự (2002) 10 Văn hóa tổ chức Zhang và cộng sự (2002) 11 Kế hoạch kinh doanh Joseph Bradley (2008) 12 Sự tham gia của tư vấn Joseph Bradley (2008) 13 Sự tham gia của cố vấn Joseph Bradley (2008) 14 Quản lý sự thay đổi Joseph Bradley (2008)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP trong các nghiên cứu, yếu tố sự tham gia của lãnh đạo là yếu tố được hầu hết các nghiên cứu đề cập nhất. Người lãnh đạo tạo ra môi trường thuận lợi và cung cấp tài nguyên cần
thiết cho việc triển khai ERP, đảm bảo cho việc thực hiện thông suốt. Nên sự tham gia của lãnh đạo đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc triển khai thành công ERP. Tiếp theo là các yếu tố quản lý dự án hiệu quả, đào tạo, người sử dụng, sự phù hợp phần mềm và phần cứng, tái cấu trúc quy trình kinh doanh cũng được nhiều nghiên cứu quan tâm đến.