CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2. Nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong mơn Tốn lớp
1.2.1. Quan niệm về hoạt động thức hành và trải nghiệm
Để hiểu về HĐTH&TN, trước hết, chúng ta tìm hiểu lịch sử của giáo dục hướng tới thực hành và trải nghiệm. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử đã nói: “Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn; những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ; những gì tơi làm tơi sẽ hiểu”. Cùng thời gian đó, ở Phương Tây, nhà Triết học Xôcrat cũng đưa ra quan điểm: “Người ta phải học cách làm một việc gì đó; Với những gì bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy khơng chắc chắn cho đến khi làm nó”. Đây chính là nguồn gốc, tư tưởng đầu tiên của hoạt động thực hành và trải nghiệm. Trong lịch sử, nhiều đất nước đã đưa hoạt động thực hành và trải nghiệm vào giáo dục từ thế kỉ 20. Tuy nhiên, hoạt động này đã tiến lên một bước mạnh mẽ vào 2002, tại Hội nghị thưởng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững, chương trình “Dạy
24
và học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO thơng qua, trong đó có phần giáo dục trải nghiệm. Ngày nay, giáo dục thực hành trải nghiệm đang được phát triển mạnh mẽ trên tồn thế giới. Nó trở thành một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn câu trong nhiều thập kỉ tới.
Vậy HĐTH&TN được hiểu như sau: - Hoạt động
Theo sinh lí: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng, tinh thần và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính mình.
Theo tâm lí học duy vật biện chứng: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người với hiện thực, thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan nhằm tạo ra sản phẩm về cả thế giới, về cả con người.
Nói ngắn gọn hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người và thế giới nhằm tạo ra sản phẩm.
- Thực hành
Theo từ điển tiếng Việt: “thực hành” là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế
Như vậy thực hành là việc vận dụng những kiến thức lý luận được học vào một ngữ cảnh khác, hoặc vận dụng để thực hiện nhiệm vụ nào đó của thực tiễn
- Trải nghiệm
Theo từ điển tiếng Việt: “trải” là đã từng qua, đã từng biết, đã từng chịu đựng; “nghiệm” là qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng; “trải nghiệm” là qua thực tế nhận biết cái đúng.
Theo quan điểm triết học, trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan.
Chúng ta có thể hiểu trải nghiệm là sự tương tác của con người với thế giới khách quan, đem lại cho con người những bài học và kinh nghiệm
Từ việc phân tích các thành tố, tơi đưa ra quan niệm về HĐTH&TN như sau: “Hoạt động thực hành và trải nghiệm là hoạt động vận dụng những kiến
25
nhiệm vụ nào đó của thực tiễn để từ đó rút ra được kinh nghiệm, trải nghiệm để hình thành kiến thức, năng lực cho chính bản thân”.
1.2.2. Mục tiêu của hoạt động thực hành và trải nghiệm
Chương trình mơn Tốn ở từng cấp cũng dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh chẳng hạn như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các trị chơi tốn học, câu lạc bộ tốn học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán; ra báo tường (hoặc nội san) về Toán; tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học, giao lưu với học sinh có khả năng và u thích mơn Tốn,... Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích luỹ từ giáo dục tốn học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hố bản thân; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo lập một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người cơng dân có trách nhiệm.
1.2.3. Nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong mơn Tốn lớp 3 chương trình 2018 chương trình 2018
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn 2018, nội dung HĐTH&TN là nội dung học bắt buộc, được trình bày tương ứng với theo các mạch kiến thức từ lớp 1 đến lớp 5, HĐTH&TN trong mơn Tốn lớp 3 có các hoạt động chính sau:
Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức Toán học vào thực tiễn
chẳng hạn:
- Thực hành các hoạt động liên quan đến tính tốn, đo lường và ước lượng như: thực hành tính và ước lượng chu vi, diện tích của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã được học; thực hành đo, cân, đong và ước lượng độ Iài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, …
- Thực hành thu thập, phân loại sắp xếp số liệu thống kê (theo các tiêu chí cho trước) về một số đối tượng thống kê trong trường lớp.
26
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động ngồi giờ chính khóa (ví dụ: trị chơi học
Toán hoặc các hoạt động “Học vui – Vui học”; trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa; lắp ghép, gấp, xếp hình; tung đồng xu, xúc xắc, …) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức tốn.
HĐTH&TN trong mơn Tốn lớp 3 có thời lượng từ 6 đến 8 tiết và được tổ chức sau một chủ đề kiến thức. Chẳng hạn, sau chủ đề kiến thức “Bảng nhân, bảng chia” (Toán 3 – sách Cánh Diều), HS được ôn luyện những kiến thức đã học và giải quyết các tình huống thực tiễn qua hoạt động vui học toán, hoạt động trải nghiệm.
Căn cứ vào nội dung HĐTH&TN trong chương trình mơn Tốn ở bậc Tiểu học nói chung, mơn Tốn lớp 3 nói riêng và phân phối chương trình, tơi nhận thấy có hai hình thức tổ chức HĐTH&TN, đó là tổ chức trong lớp học và tổ chức ngoài lớp học.
1.2.4. Ý nghĩa Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn
HĐTH&TN là hoạt động nhằm tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực hiện/giải quyết một tình huống thực tiễn, trong đó coi tốn học là một cơng cụ. Theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn, HĐTH&TN được tổ chức sau khi HS đã hoàn thành các nội dung về kiến thức và kĩ năng. Do đó, HĐTH&TN có vai trị:
- Giúp HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm đã được tích lũy từ giáo dục toán học vào thực tiễn.
- Phát triển cho HS các NL như: phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; tổ chức và quản lí HĐ; giao tiếp, …
- Bước đầu giúp HS xác định được sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.
- Đây còn là một trong những hoạt động giúp giáo viên phát hiện năng khiếu của mỗi HS để có định hướng và biện pháp bồi dưỡng phù hợp trong dạy học.
27
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DỰ ÁN HỌC TẬP TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM MƠN TỐN LỚP 3