Dự án “Em làm nhà điều tra dân số”

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - Vận dụng PPDHTDA vào hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán lớp 3 (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2. Thiết kế dự án trong Hoạt động thực hành và trải nghiệm môn Toán

2.2.4. Dự án “Em làm nhà điều tra dân số”

* Giới thiệu dự án

- Tên dự án: Em làm nhà điều tra dân số

- Quy mô dự án: Trong chủ đề 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100000 (Lớp 3 – tập 2 – sách Cánh Diều), với các bài học:

+ Thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê. + Bảng số liệu thống kê.

- Thời gian dự kiến:

+ Dự án diễn ra trong 3 ngày.

+ Thời gian triển khai dự án sau bài “Bảng số liệu thống kê”, thời gian tổng kết, đánh giá dự án thực hiện lồng ghép trong bài “Em ơn lại những gì đã học”. - Không gian diễn ra dự án: Trong và ngoài lớp học.

A. Chọn chủ đề và xác định mục tiêu

 Ý tưởng của dự án:

Dự án “Em làm nhà điều tra dân số” được xây dựng dựa trên nội dung các bài học “Thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê” và “Bảng số liệu thống kê”, với mục đích giúp HS thực hành thu thập, phân loại, sắp xếp được các số liệu thống kê (theo các tiêu chí cho trước) về một số đối tượng thống kê trong trường, lớp.

 Mục tiêu của dự án:

41

+ Biết cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê trong trường học theo các tiêu chí: tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng.

+ Đọc, mô tả số liệu ở dạng bảng.

+ Nêu được một số nhận xét từ bảng số liệu.

+ Lập kế hoạch nhóm, trình bày, bảo vệ được bảng số liệu thống kê của nhóm, phản biện các ý kiến thảo luận.

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

- Phẩm chất:

+ HS biết được ứng dụng của mơn Tốn trong cuộc sống, hình thành niềm u thích và hứng thú học tập mơn Tốn.

+ Có trách nhiệm với cơng việc của cá nhân và của nhóm. + Chăm chỉ, tích cực tìm tịi và sáng tạo trong học tập.

B. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Việc 1: Xác định nhiệm vụ

- GV đặt ra tình huống: Vào đầu và cuối mỗi năm học, nhà trường khảo sát về thể lực của tất cả các học sinh để đưa ra các đánh giá và một số giải pháp giúp các em phát triển đồng đều về thể lực, đạt chuẩn về chiều cao và cân nặng đúng với lứa tuổi. Dựa vào kiến thức đã học em hãy thu thập, phân loại, xây dựng bảng số liệu và đưa ra nhận xét về thông tin khảo sát thể lực cho từng khối lớp. Việc 2: HS thảo luận nhóm và thống nhất các nhiệm vụ được giao.

- GV chia lớp thành 5 nhóm (chia theo danh sách lớp) + Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí.

+ Phân chia khối lớp cần khảo sát cho tất cả các nhóm. - Các nhiệm vụ học tập:

42

+ Thu thập thơng tin về tên, giới tính, chiều cao, cân năng ở từng lớp và khối lớp.

+ Thiết kế bảng số liệu thống kê.

+ Thực hành đối chiếu Bảng chiều cao, cân nặng của WHO để đưa ra các nhận xét.

+ Tổng hợp và trình bày kết quả khảo sát.

Việc 3: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

- Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ, thời gian thực hiện, sản phẩm cần có và một số lưu ý (nếu có) cụ thể cho từng thành viên.

Việc 4: Các nhóm tiến hành báo cáo về cách thực hiện nhiệm vụ, công việc cụ thể của các thành viên trong nhóm mình và cả lớp trao đổi góp ý cho từng nhóm, GV thảo luận và thống nhất với từng nhóm các việc cần làm.

C. Tiến hành thực hiện dự án

Từng nhóm và các cá nhân làm việc theo phân cơng. Trong q trình làm việc, cần có thơng tin phản hồi thường xuyên với GV và bạn bè trong lớp về kết quả và chất lượng cơng việc. Từng nhóm có thể phải trao đổi để giải quyết những vấn đê nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

D. Trình bày kết quả của dự án

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm báo cáo kết quả khảo sát thông tin chiều cao cân nặng của các khối lớp.

- Tổng kết cuộc khảo sát mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả nhóm mình đạt được, GV thu thập các thơng tin phản hồi của các nhóm và các thành viên trong lớp.

E. Phản hồi và đánh giá

- GV tổ chức cho các nhóm báo kết quả.

- GV tổ chức cho các nhóm đánh giá, góp ý về kết quả khảo sát của các nhóm. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, mở rộng, chốt các thông tin đúng về kiến thức của một số yếu tố thống kê.

43

- GV tổ chức tổng kết dự án: tổ chức tổng hợp tất cả các kết quả đánh giá kết quả, tổ chức cho HS nhìn nhận lại quá trình thực hiện về dự án về những điều đã làm được, những điều cấn phải khắc phục, rút ra và chia sẻ bài học kinh nghiệm. Cuối cùng là mở rộng dự án “Em làm nhà điều tra dân số”.

44

KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự

án vào hoạt động thực hành và trải nghiệm trong mơn Tốn lớp 3”, tiểu luận

đã thu được những kết quả chính sau:

1. Góp phần khẳng định cơ sở lí luận của việc sử dung phương pháp dạy học theo dự án nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của q trình dạy học nói chung và dạy học mơn Tốn nói riêng.

2. Nghiên cứu và thiết kế các dự án trong dạy học nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm mơn Tốn lớp 3.

3. Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra được kết luận bước đầu về tính khả thi và hiệu quả của dạy học theo dự án góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh lớp 3 trên cơ sở vận dụng dạy học theo dự án đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quá trình dạy học, tạo ra một mơi trường dạy học với đặc tính tương tác mạnh, gây hứng thú, kích thích trí tị mị, tính tự lực, năng động, sáng tạo nhằm phát triển tư duy bậc cao của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học mơn Tốn ở trường Tiểu học.

Với những kết quả trên, đề tài nghiên cứu đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo, (2013)

2. Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 3. Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn 2018

4. Tài liệu tập huấn GV tiểu học về dạy học mơn Tốn theo chương trình 2018

5. Đỗ Đức Thái, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Anh, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam (2019), Hướng dẫn dạy học mơn Tốn tiểu học, theo chương trình giáo dục phổ thơng mới, Nxb ĐHSP Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Cường (1997), “Dạy học Project hay dạy học theo dự án”, Thông báo khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội (3), tr. 3 - 7.

7. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên Trung học cơ sở môn công nghệ, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học SP Hà Nội.

8. Nguyễn Đắc Thắng (2012), Vận dụng PPDH theo dự án vào dạy học cho học sinh lớp 10-11 Trung học phổ thông (ban cơ bản), Luận văn thạc sĩ sư phạm Toán. Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Khoa, Vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng

10. Nguyễn Văn Cường (2009), Lí luận dạy học hiện đại, Trường Đại học Potsdam, Hà Nội.

11. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB Đại học sư phạm.

12 Phạm Hồng Quang (2005), Một số vấn đề về lí luận dạy học hiện đại, tài liệu dùng cho học viên Cao học, Đại học Thái Nguyên.

13. Nguyễn Thị Kiều (2018), Một số biện pháp phát triển năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Đại học Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - Vận dụng PPDHTDA vào hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán lớp 3 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)