Liên hệ thực tế với kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu cac nhan to tac dong den cau truc von cua cac cong ty niem yet tren HOSE thuoc nhóm VNINDEX30 (Trang 43 - 45)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Results)

4.3. Tác động tổng hợp của các nhân tố lên cấu trúc vốn

4.3.5. Liên hệ thực tế với kết quả nghiên cứu

Xem số liệu các tỷ số tài chính của các doanh nghiệp qua các năm tại PHỤ LỤC3.

Nhìn vào cấu trúc vốn của 30 doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu thì có gần một nửa là có sự góp vốn của nhà nước. Ở các doanh nghiệp này thì tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản luôn cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực trong cùng một năm tài chính. Trong khi, tỷ lệ thanh khoản của các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước lại tương quan nghịch với tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp đó. Mở rộng ra cho tổng thể các doanh nghiệp Việt Nam, ta vẫn thấy sự đúng đắn của kết luận này. Điều này có thể lý giải được như sau: “Một trong những đặc thù của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn ở Việt Nam là đa số đều có nguồn gốc từ các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, vì thế nhờ những mối quan hệ có từ trước họ dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng vay khi cần, nhất là trong các thời điểm khó khăn như năm 2010 và 2011. Và một điều nữa là cơ chế quản lý, kiểm soát sử dụng nợ ở các doanh nghiệp này chưa được hồn tồn minh bạch cơng khai, vì thế các nhà quản lý các doanh nghiệp này rất dễ lợi dụng điều này để tăng sử dụng nợ nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích riêng cho chính họ”. Để gia tăng hiệu quả trong việc sử dụng nợ thì ở những doanh nghiệp loại này tỷ lệ nợ nên được sử dụng như một công cụ theo dõi các nhà quản lý doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp tương quan thuận với địn bẩy tài chính. Điều này thấy rõ khi xem xét quy mô và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của 30 doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu, doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì khả năng sử dụng nợ càng nhiều do họ dễ dàng tiếp cận với các khoản tín dụng vay nhiều hơn nhờ vào kỷ lục của những năm hoạt động tốt trong quá khứ, dễ dàng thương lượng để có được mức phí sử dụng nợ thấp nhất có thể. Ngồi ra, các doanh nghiệp có quy mơ và vốn hóa lớn còn gia tăng sử dụng nợ để gia tăng tận hưởng những lợi ích từ tấm chắn thuế.

Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp mặc dù có quy mơ lớn, vốn góp của nhà nước cao nhưng tỷ lệ sử dụng nợ rất thấp so với các doanh nghiệp có cùng tầm cỡ

hoạt động như “Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh”, và lẽ dĩ nhiên là tỷ lệ thanh khoản của hai doanh nghiệp này rất cao. Và đây cũng là hai doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận ổn định ở mức cao kể cả trong hai năm tài chính khó khăn vừa qua 2010-2011. Ở các doanh nghiệp này ta thấy tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư khá cao và họ ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn là vay nợ từ bên ngoài.Điều này hoàn toàn đúng với thuyết trật tự phân hạn của M&M cũng như kết quả kiểm định của bài nghiên cứu là: “ROA tương quan nghịch với địn bẩy tài chính”.

Các doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn và sử dụng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu trong cấu trúc tài chính của mình. Họ thích sử dụng cấu trúc vốn có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn nợ vì vốn chủ sở hữu không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trả nợ và có chi phí sử dụng rẻ hơn chi phí nợ vay. Tại Việt Nam hiện nay, thị trường trái phiếu chưa phát triển, ngân hàng là nguồn cung cấp vốn chính yếu bên cạnh thị trường chứng khốn cịn non kém. Thế nên, các doanh nghiệp bắt buộc phải dựa vào vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại. Theo lý thuyết và ở các quốc gia phát triển thì chi phí sử dụng nợ vay sẽ rẻ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần, nhưng với Việt Nam trong những năm gần đây thì hồn tồn ngược lại. Các doanh nghiệp phải chấp nhận mức lãi vay có lúc lên đến 23%/tháng - 25%/tháng khi sử dụng nợ và cũng không phải dễ dàng tiếp cận các khoản vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROE tương quan thuận với đòn bẩy tài chính điều đó cho thấy lợi nhuận trên vốn cổ phần càng tăng thì doanh nghiệp càng gia tăng sử dụng vốn cổ phần. Và trong những năm vừa qua, chính việc gia tăng phát hành, huy động vốn liên tục đã đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm khi khủng hoảng tài chính xảy ra và thị trường chứng khoán giảm liên tục trong hai năm qua đã đẩy giá cổ phiếu của hầu hết các doanh nghiệp về mức thấp hơn mệnh giá rất nhiều. Từ thực tế trong hoạt động kinh doanh của năm 2011 vừa qua, ta thấy rõ rằng: “các doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì rủi ro tài chính càng cao và nguy cơ đối mặt với kiệt quệ tài chính càng lớn, nguy cơ bị thâu tóm càng cao”. Minh chứng cho điều này là hàng loạt doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ khổng lồ như Vinashin, Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco), Cơng ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (mã chứng

khoán: SHN)….và hàng loạt phi vụ thâu tóm sát nhập đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt, khi mã giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đã giảm liên tục trong hai năm qua và đang ở mức rất thấp so với giá trị của nó, điển hình là các thương vụ Eximbank thâu tóm Saccombank, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thâu tóm Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (HBB)….và còn rất nhiều thương vụ khác đang âm thầm diễn ra trên thương trường Việt. Và nguy cơ thâu tóm, sát nhập này vẫn sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai nếu các doanh nghiệp Việt Nam không sớm tỉnh táo chọn cho mình một cấu trúc tài chính, một chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế và sự thay đổi ngày một nhanh hơn, khi Việt Nam ngày một giao thoa nhiều hơn với nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu cac nhan to tac dong den cau truc von cua cac cong ty niem yet tren HOSE thuoc nhóm VNINDEX30 (Trang 43 - 45)