4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Results)
4.1. Thống kê mô tả
4.1.2. Về các biến giải thích hay độc lập
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả thống kê trung bình về các biến giải thích TSCDHH, THUE_DN VÀ QUI_MO từ năm 2007-2011
Năm TSCDHH % THUE_DN % QUI_MO (lần) ROE % ROA % 2007 14.60 -32.67 29.35 14.39 7.24 2008 12.87 16.52 29.43 16.36 7.16 2009 12.28 15.40 29.75 20.25 9.50 2010 10.69 17.92 30.13 19.63 8.78 2011 10.29 27.27 30.28 13.83 6.37
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả thống kê trung bình về các biến giải thích T_KHOAN và VON_GOV từ năm 2007-2011
Năm T_KHOAN (%) VON_GOV (%)
2007 670.90 21.86
2008 579.49 25.80
2009 398.33 25.02
2010 215.23 24.95
2011 213.38 24.83
Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trung bình của các doanh nghiệp trong năm 2007 là 14.60% cao nhất trong cả giai đoạn 2007-2011, và có xu hướng giảm dần về mức thấp nhất 10.29% năm 2011. Tỷ lệ thuế thu nhập mà doanh nghiệp thực nộp có xu hướng tăng dần về cuối giai đoạn. Trong đó, tỷ lệ thuế doanh nghiệp thực nộp trung bình là -32.67 năm 2007, điều này lý giải là cho việc các doanh nghiệp
hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế trong giai đoạn đầu khi Việt Nam mới gia nhập WTO. Những năm về sau, những ưu đãi về thuế được cắt bỏ dần theo lộ trình cam kết gia nhập WTO. Quy mơ doanh nghiệp lại tăng dần từ 29.35 lên đến 30.28 lần. Tỷ suất trung bình sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) năm 2007 là 14.39% lên đến đỉnh điểm 20.25% vào năm 2009 là năm bùng nổ về doanh số của các doanh nghiệp Việt và giảm nhanh về mức 13.83% năm 2011 là năm các doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, lạm phát trầm trọng nhất trong giai đoạn. Tỷ suất sinh lợi trung bình trên tài sàn (ROA) cũng tăng giảm tỷ lệ thuận với tỷ suất trung bình sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), điều này hoàn toàn hợp lý. Hệ số thanh khoản trung bình giảm nhanh theo thời gian, cho thấy các doanh nghiệp khát vốn nhiều hơn và gia tăng sử dụng nợ nhiều hơn trong những năm cuối giai đoạn và khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp giảm đi nhanh chóng, báo động cho tình trạng vơ cùng khó khăn về tín dụng vốn, khả năng thanh toán nợ, và nguy cơ đối mặt với kiệt quệ tài chính của rất nhiều doanh nghiệp trong năm 2011. Mặc dù, hệ số này vẫn còn tương đối an toàn cho các doanh nghiệp có vốn hóa lớn trong mẫu nghiên cứu nhưng trong thực tế với các doanh nghiệp nhỏ thì các nguy cơ này càng cao hơn rất nhiều do khó tiếp cận được với các khoản tín dụng vay. Và điều này hoàn toàn đúng với thực tế của năm 2010 và 2011, khi mà ngân hàng nhà nước thắt chặt tín dụng, hàng loạt các doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn về vốn và kiệt quệ tài chính, thậm chí là phá sản. Tỷ lệ vốn góp của chính phủ vào các doanh nghiệp vẫn ổn định ở mức trung bình 25% do một trong những đặt thù của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn của Việt Nam đa phần có nguồn gốc từ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.