Theo khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hướng đến cu lịch việt nam (Trang 42 - 44)

1.3.2.Tổng quan nghiên cứu trong nước

3.1.2.1. Theo khu vực

Biểu 3.3. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013-2021 theo khu vực

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Về cơ cấu khách theo khu vực, các thị trường châu Á chiếm phần lớn với tỷ trọng trên 70% và giữ ổn định trong cả giai đoạn. Trong đó tỷ trọng khách tại Châu Á có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tăng dần tỷ trọng khách du lịch từ các quốc gia Đông Bắc Á và giảm dần tỷ trọng khách du lịch từ cchiếm 66,8%, Đông Nam Á chiếm 11,3%, các nước châu Á còn lại chiếm 1,8%, cho thấy tầm quan trọng của các thị trường gần trong cacs quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia thuộc Châu Á còn lại. Cụ thể năm 2013, lượng khách du lịch từ Đông Nam Á chiếm khoảng 20% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì đến năm 2021 chỉ cịn chiếm khoảng 10%. Trong khi đó lượng khách du lịch quốc tế từ các thị trường Đông Bắc Á chiếm đến gần 70% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2017-2019 trong khi trước đó chỉ chiếm 50-60%. Các thị trường châu Âu và châu Mỹ chiếm từ 8-10% và giữ ổn định qua các năm. Lượng khách du lịch từ Châu Phi đến Việt Nam chiếm không đáng kể trong khi ở Châu Úc là khoảng 3-5% mỗi năm.

Biểu 3.3. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013-2021 của 20 thị trường hàng đầu

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Theo biểu 3.3 Trung Quốc là quốc gia có lượng khách du lịch luân chuyển đến Việt Nam cao nhất trong giai đoạn 2013-2021 với hơn 27,88 triệu lượt người. Theo sau là các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan… Theo đó lượng khách du lịch từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến Việt Nam tăng trường tương đối nhanh vào giai đoạn 2015-2019, trong khi một số quốc gia khác tăng trưởng ổn định song tương đối thấp qua các năm. Theo các chuyên gia quan hệ thương mại căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tình hình ở Hong Kong (Trung Quốc) cùng với các chiến dịch quảng bá tích cực của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này đã tái định hình bản đồ du lịch châu Á. Nhiều du khách Hàn Quốc và Trung Quốc từ bỏ các điểm đến ưa thích trước đó như Nhật Bản và Hong Kong để tìm đến các quốc gia Đơng Nam Á. Tính riêng hai thị trường này đã chiếm 56% tổng lượng khách quốc đến đến Việt Nam vào năm 2019.

Biểu 3.4. Diễn biến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013-2021 của thị trường hàng đầu

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Có thể thấy khách quốc tế đến từ 5 thị trường hàng đầu đã chiếm trên 50% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013-2015. Song từ năm 2016 -2019 lượng khách du lịch quốc tế đến từ các thị trường này tăng trưởng nhanh chóng và chiếm tới gần trên 60% và gần 70% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Điều này cho thấy đây vẫn là những thị trường trọng điểm hút khách du lịch đến Việt Nam tuy nhiên việc tăng trưởng nóng trong lượng khách du lịch đến từ các thị trường này cũng gây ra nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như thực trạng người nước ngoài nhập cảnh để kinh doanh lữ hành và làm hướng dẫn viên trái phép, chủ yếu diễn ra tại thị trường

nghiệp lữ hành Việt cịn có năng lực cạnh trang chưa cao nên thường bị ép giá và chi phối bởi các doanh nghiệp lữ hành nước ngồi. Thậm chí, có doanh nghiệp cịn cấu kết, tiếp tay cho người nước ngồi núp bóng kinh doanh điều hành. Xung đột lợi ích gia tăng giữa các nhóm tổ chức, cá nhân tham gia đón khách. Cuối cùng là bài tồn về việc trong ngắn hạn cung hướng dẫn viên tiếng Hàn và tiếng Hoa không đủ đáp ứng cầu.

Biểu 3.4. Tỷ trọng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013-2021 của các thị trường hàng đầu

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hướng đến cu lịch việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w