Xúc tiến du lịch tại nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hướng đến cu lịch việt nam (Trang 50 - 57)

1.3.2.Tổng quan nghiên cứu trong nước

3.1.7.1. Xúc tiến du lịch tại nước ngoà

Giai đoạn 2013-2021, Việt Nam tập trung xúc tiến du lịch ở nước ngoài vào các thị trường gần ở châu Á có khả năng tăng trưởng cao, đặc biệt là Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ. Đồng thời Bộ Du lịch Cũng tiếp tục khai thác các thị trường ở các khu vực xa hơn nhưng có chi tiêu cao, lưu trú dài ngày ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nga, Úc… Cụ thể một số hoạt động xúc tiến nổi bật tại các thị trường trong thời gian qua như sau:

Việt Nam đến thị trường Trung Quốc như đón các đoàn doanh nghiệp du lịch Trung Quốc vào khảo sát sản phẩm, dịch vụ tại Việt Nam. Tham gia các hội chợ du lịch như Hội chợ Du lịch Quốc tế CITM tại Thượng Hải (2015- 2018); Hội chợ quốc tế BITE tại Bắc Kinh (2019), Hội chợ du lịch quốc tế Trung Quốc - ASEAN tại Quế Lâm (2019) …Đồng thời triển khai các hoạt động giới thiệu du lịch Việt Nam quy mô lớn tại nhiều thành phố của Trung Quốc như Bắc Kinh, Hàng Châu, Tế Nam, Vũ Hán, Trùng Khánh, Thẩm Quyến…

Tổ chức hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc trong khuôn khổ hội chợ ITE tại TP Hồ Chí Minh (2018). Khơng chỉ vậy các doanh nghiệp du lịch trực tiếp đón khách Trung Quốc cũng tổ chức nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá lớn để thu hút khách từ thị trường này. Nhờ những hoạt động xúc tiến này mà lượng khách từ Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn này cũng có nhiều tăng trưởng ấn tượng. Tính đến năm 2019 Việt Nam đã đón tiếp 5,8 triệu lượt, chiếm 32,2% tổng lượng khách trong tăng 3 lần so với năm 2013. Thị trường Trung Quốc vẫn giữ vị trí là thị trường nguồn lớn nhất của du lịch Việt Nam, số lượng khách tăng lên hàng năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại: năm 2016 đạt 51,4%; năm 2017 đạt 48,6%; năm 2018 đạt 23,9% và năm 2021 còn 16,19%. Nguyên nhân chủ yếu do quy mô thị trường đã đạt mức cao so với thực trạng hiện nay, chưa có những xung lực và điều kiện mới đủ mạnh để thúc đẩy phát triển bền vững.

Tương tự như đối với thị trường Trung Quốc, để thu hút khách du lịch quốc tế từ Hàn đến Việt Nam, giai đoạn 2013-2021, Việt Nam cũng tập trung vào các hoạt động như tham gia hội chợ như Hội chợ du lịch quốc tế Hanatour (2018-2019), hội chợ KOTFA (2017-2018). Bên cạnh đó chúng ta cịn phối hợp với Đại sứ qn quảng bá du lịch và hàng năm đều tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch tại các thành phố lớn tại Hàn Quốc như Seoul, Daegu, Daejon, Busan… Không chỉ vậy hàng năm Việt Nam cịn chào đón các đồn famtrip các doanh nghiệp du lịch Hàn Quốc đến khảo sát tại Việt Nam… Nhờ đó mà lượng khách hàn Quốc đến Việt nam ngày càng tăng, đặc

lượt khách đến Việt Nam mỗi năm, tốc độ tăng trưởng đạt 56,4% năm 2017; 44,3% và 23,11% vào năm 2018 và 2019. Hiện nay, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai của Việt nam và còn rất nhiều dư địa có thể khai thác. Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thể thao và du lịch ngày càng chặt chẽ, nhiều chương trình xúc tiến du lịch được triển khai, nhiều đường bay mới được mở giữa hai nước.

Tương tự tại các thị trường khác như Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam cũng tăng cường tham gia các hội chợ du lịch quốc tế như hội chợ EXPO Nhật Bản, JATA tại Nhật Bản, Hội chợ Du lịch quốc tế ITF tại Đài Bắc,... Bên cạnh đó cũng tổ chức các chương trình phát động thị trường nhân các dịp Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản tại các thành phố lớn như Tokyo, Kanagawa, Hokkaido,... Đồng thời từ năm 2015-2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tổ chức lễ hội du lịch văn hóa Việt Nam tại 2 thành phố Yokohama và Fukuoka, Nhật Bản. Giai đoạn này Việt Nam cũng tích cực tham gia đón tiếp các đồn famtrip, presstrip từ các quốc gia này đến Việt Nam để khám phá, khảo sát du lịch Việt Nam. Đồng thời các doanh nghiệp lữ hành và các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động để kích cầu du lịch quốc tế xuyên suốt giai đoạn. Tính riêng năm 2019, Nhật Bản và Đài Loan lần lượt là thị trường lớn thứ 4 và thứ 5 tại Việt Nam, đều tụt 1 bậc so với trước đó vào năm 2018. Năm 2019 , lượng khách du lịch từ hai quốc gia này đến Việt Nam lần lượt đạt 0,95 và 0,92 triệu lượt khách. Mặc dù lượng khách từ hai thị trường nguồn này có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhìn chung ở mức trung bình ( Nhất Bản: dưới 15%; Đài Loan: 15-30%).

Bảng 3.4. Tình hình tăng trưởng khách du lịch từ thị trường Nhật Bản và Đài Loan giai đoạn 2013-2021 Năm Nhật Bản Đài Loan Lượt khách (triệu lượt) Tốc độ tăng trưởng (%) Lượt khách (triệu lượt) Tốc độ tăng trưởng (%) 2013 0,60 - 0,40 - 2014 0,65 7,27 0,39 -2,51 2015 0,67 3,61 0,44 12,78

2017 0,80 7,76 0,62 21,472018 0,83 3,58 0,71 15,89 2018 0,83 3,58 0,71 15,89 2019 0,95 15,16 0,93 29,77 2020 0,21 -78,43 0,20 -78,77 2021 0,01 -95,47 0,01 -94,36 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thị trường Đông Nam Á

Trong những năm qua, thị trường nguồn cùng khu vực cũng được Việt Nam tăng cường các hoạt động xúc tiến thông qua các hoạt động như tham gia các hội chợ du lịch trong khu vực, tổ chức phát động thị trường tại Philippines, Indonesia, Malaysia…. Bên cạnh đó Tổng cục Du lịch cũng xúc tiến kết nối du lịch đường sông và đường bộ trong khối ASEAN, du lịch ẩm thực và di sản trong khu vực 5 nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông, đồng thời hàng năm đều đón các đồn doanh nghiệp và báo chí từ các quốc gia trong khu vực qua tham quan, khảo sát. Giai đoạn 2013-2019, hầu hết các thị trường khách trong khu vực Đông Nam Á đến Việt Nam đều tăng trưởng, trong đó có một số thị trường tăng trưởng cao như Malaysia, Thái Lan, Philippines. Năm 2019, khách du lịch từ thị trường Thái Lan sang Việt Nam tăng trưởng kỷ lục với 45,9%, đạt 510 nghìn lượt. Từ năm 2013 đến 2019, khách du lịch từ thị trường nguồn này tăng gần gấp 2 lần. Các thị trường khác như Malaysia, Philippines cũng chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn trước dịch. Điều này cho thấy một xu hướng tăng trưởng mới từ các thị trường gần trong khu vực. Trong giai đoạn dịch bệnh, lượng khách du lịch từ các thị trường trong khu vực cũng giảm mạnh theo xu hướng tất yếu do sự hạn chế về đi lại, xuất nhập cảnh cũng như giãn cách xã hội tại các quốc gia.

Bảng 3.5. Tình hình tăng trưởng khách du lịch từ các thị trường nguồn thuộc ASEAN giai đoạn 2013-2021

Đơn vị: triệu lượt khách, %

Thị trường nguồn Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Cambodia Số lượng 0,34 0,40 0,23 0,21 0,22 0,20 0,23 0,12 0,00 Tăng trưởng 18,08 -43,81 -6,69 5,05 -8,81 12,27 -46,56 -99,43 Indonesia Số lượng 0,07 0,07 0,06 0,07 0,08 0,09 0,11 0,02 0,00 Tăng trưởng -2,56 -9,33 12,06 16,36 8,38 21,39 -79,66 -97,24 Laos Số lượng 0,12 0,14 0,11 0,14 0,14 0,12 0,10 0,05 0,01

Malyasia Tăng trưởng -1,91 4,08 17,60 17,89 12,40 12,24 -80,68 -98,98 Philippines Số lượngTăng trưởng 0,10 0,102,89 -3,480,10 11,220,11 20,270,13 13,560,15 18,210,18 -79,130,04 -96,520,00 Thaland Số lượngTăng trưởng 0,27 -8,220,25 -13,080,21 24,420,27 12,960,30 15,820,35 45,950,51 -74,930,13 -97,650,00 Singapore Số lượngTăng trưởng 0,20 0,203,37 16,850,24 8,670,26 0,288,05 0,293,06 7,970,31 -83,140,05 -98,460,00

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thị trường Tây Âu

Hàng năm, du lịch Việt Nam đều tích cực xúc tiến du lịch tại các thị trường này bằng các hoạt động như tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn được tổ chức ở khu vực này để quảng bá du lịch Việt Nam như hội chợ du lịch quốc tế FITUR tại Madrid, Tây Ban Nha.; hội chợ du lịch quốc tế ITB Berlin tại Đức ; hội chợ du lịch quốc tế WTM London tại Anh; hội chợ du lịch Top Resa tại Pháp. Những năm gần đây, phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác công - tư, gian hàng chung du lịch Việt Nam tại các hội chợ tổ chức ở Tây Âu được đầu tư xây dựng ở quy mô lớn hơn, thu hút nhiều hoạt động kết nối, hợp tác sôi động, thiết thực, nâng cao vị thế du lịch Việt Nam ở sự kiện. Bên cạnh đó chúng ta cũng tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến tại các thành phố của các nước Đức,Italy, Tây Ban Nha,... đồng thời hàng năm đều đón tiếp các đồn báo chí và doanh nghiệp từ các quốc gia Tây Âu đến Việt Nam. Trong các thị trường Tây Âu thì Anh là quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cao nhất, theo sau lần lượt là Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy. Các thị trường này đều có lượng khách đến Việt Nam gia tăng qua mỗi năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định. Thị trường Tây Âu là những thị trường quan trọng có chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài và được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam do đó sau khi nền kinh tế thích nghi trở lại với trạng thái bình thường mới du lịch Việt Nam cần có nhiều hoạt động để kích cầu du lịch từ các quốc gia này sau 2 năm Covid -19 bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bảng 3.6. Tình hình tăng trưởng khách du lịch từ các thị trường nguồn thuộc Tây Âu giai đoạn 2013-2021

Đơn vị: nghìn lượt khách, %

Tăng trưởng - 9,53 5,19 19,74 11,26 5,15 5,70 -73,85 -97,82 Đức Số lượng 97,7 142,3 149,1 176 199,9 214 226, 8 62 1,2 Tăng trưởng - 45,6 5 4,78 18,0 4 13,58 7,05 5,98 - 72,66 -98,06 Italy Số lượng 32,1 36,4 40,3 51,3 58 65,6 70,8 18,1 0,9 Tăng trưởng - 13,4 0 10,71 27,3 0 13,0 6 13,10 7,93 -74,44 -95,03 Pháp Số lượng 209, 9 213,7 211,6 240, 8 255, 4 279, 7 287, 7 75,2 1,9 Tăng trưởng - 1,81 -0,98 13,8 0 6,06 9,51 2,86 -73,86 -97,47

Tây Ban Nha

Số lượng 33,2 40,7 44,9 58 69,5 77,1 83,6 12 0,6 Tăng trưởng - 22,5 9 10,3 2 29,18 19,83 10,9 4 8,43 -85,65 -95,00 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ngồi ra tại các thị trường có dung lượng lớn khác như Nga, Mỹ, Úc cũng được tăng cường xúc tiến thông qua các hoạt động như Tổ chức giới thiệu du lịch Việt Nam tại Mỹ trong khn khổ Hội nghị tồn cầu của Hiệp hội Lữ hành Mỹ (ASTA) 2019, tham gia hội chợ du lịch quốc tế MITT tại Mát-xcơ-va, tổ chức giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thành phố lớn… Sự nỗ lực này đã cho thấy những kết quả đáng ghi nhận.

Bảng 3.7. Tình hình tăng trưởng khách du lịch từ các thị trường Mỹ, Nga, Úc giai đoạn 2013-2021 Đơn vị: nghìn lượt khách, % Nguồn Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Mỹ Số lượng 432,2 443,8 491,2 552,6 614,1 687,2 746,2 174,1 3,9 Tăng trưởng 2,68 10,68 12,50 11,13 11,90 8,59 -76,67 -97,76 Nga Số lượng 298,1 364,9 338,8 434 574,2 606,6 646,5 246,3 1,5 Tăng trưởng 22,41 -7,15 28,10 32,30 5,64 6,58 -61,90 -99,39 Úc Số lượng 319,6 321,1 303,7 320,7 370,4 386,9 383,5 92,8 1 Tăng trưởng 0,47 -5,42 5,60 15,50 4,45 -0,88 -75,80 -98,92 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ngoài các hoạt động xúc tiến tại nước ngồi, Chính phủ cũng có tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế chú trọng phát triển thị trường, kết nối doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, góp phần thu hút khách từ các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Việt Nam đã phối hợp tổ chức nhiều hội chợ, hội thảo du lịch. Chẳng hạn năm 2019, Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Ngoài ra Việt Nam cịn tham gia vào hợp tác Tiểu vùng Mê cơng mở rộng (GMS); Hợp tác ACMECS, CLMV, CLV. Ngoài các hợp tác trong khu vực, Việt Nam cũng tích cực tham gia các cơ chế hợp tác trong G20, APEC, UNWTO, PATA... Thông qua hợp tác đa phương, Việt Nam thể hiện hình ảnh là một đối tác trách nhiệm, tích cực ở châu Á, góp phần tăng cường hợp tác gắn kết giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển du lịch trong khu vực, nâng cao hình ảnh, vị thế du lịch Việt Nam trên thế giới. Không chỉ tăng cường hợp tác đa phương, du lịch Việt Nam đẩy mạnh hợp tác du lịch song phương với các đối tác là thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan…nhằm thúc đẩy trao đổi khách, tranh thủ ngoại lực hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hướng đến cu lịch việt nam (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w