1.3.2.Tổng quan nghiên cứu trong nước
3.1.6. Thực trạng hoạt động lữ hành, vận tải và cơ sở lưu trú khách du lịch quốc tế giai đoạn 2013-
quốc tế giai đoạn 2013-2021
Biểu 3.9. Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2013- 2019
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Giai đoạn 2013-2021, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện môdi trường kinh doanh du lịch. Đến nay các thủ tục hành chính về kinh doanh đã khơng ngừng được sửa đổi và hồn thiện đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành mới được thành lập. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp lữ hành mới được cấp phép thành lập. Cũng vì điều đó mà từ năm 2013 đến 2019, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã tăng gấp đôi từ 1.305 doanh nghiệp lên 2667 doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2018-2019 tương đối cao với 24,32% và 22,45%.
Trong giai đoạn 2013-2021, số lượng hướng dẫn viên quốc tế của Việt Nam không ngừng gia tăng qua cá năm, mặc dù tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2014 Việt Nam có khoảng 8.728 hướng dẫn viên du lịch quốc tế có thẻ hành nghề, đến năm 2019 đã tăng gấp đơi lên mức 17.825. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2017-2019 tương đối cao đều trên 15% thậm chí năm 2018 tốc độ tăng trưởng đạt mức 21,47%. Đây là một điều tất yếu bởi luồng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng gia tăng do đó nhu cầu về đội ngũ HDV du lịch cũng theo đó mà được mở rộng. Theo Tổng cục du lịch, năm 2019 đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ từ đại học trở lên chiếm 71,3%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 18%, trình độ khác chiếm 10,7%. Trong đó Tiếng Anh và Tiếng Trung vẫn là ngôn ngữ phổ biến nhất của các HDV du lịch với tỷ lệ là 52,7% và 24,6%. Hàng năm để cải thiện, nâng cao chất lượng HDV du lịch, Tổng cục Du lịch cũng thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn tại các địa phương, tăng cường công tác thanh tra, giám sát các cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
Biểu 3.9. Cơ cấu hướng dẫn viên quốc tế chia theo ngoại ngữ của Việt Nam năm 2019
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Bảng 3.3. Tình hình vận tải khách du lịch quốc tế bằng đường hàng không tại Việt Nam giai đoạn 2014-2019
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Khách đến bằng đường hàng
không (triệu lượt người) 6,22 6,27 8,26 10,91 12,49 14,38 Tỷ trọng khách đến bằng
đường hàng không (%) 78,14 78,95 82,50 84,43 80,56 79,84 Hãng hàng không quốc tế
(hãng) 50 55 52 52 68 71
Hãng hàng không Việt Nam
(hãng) 3 3 3 3 4 4
Cảng hàng không quốc tế
(cảng) 9 9 9 9 10 11
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Có thể thấy giai đoạn 2014-2019, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng khơng, số lượng có xu hướng tăng trưởng mạnh từ 6,22 triệu lượt vào năm 2014 lên mức 14,38 triệu lượt vào năm 2019 và tỷ trọng thì chiếm đến 78- 84% khách du lịch quốc tế mỗi năm. Do đó ngành hàng khơng thời gian qua cũng đã có nhiều sự phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Theo đó số lượng hãng hàng khơng quốc tế có đường bay đến Việt Nam đã gia tăng dần trong cả giai đoạn từ 50 hãng năm 2013 lên 71 hãng năm 2019. Thị trường hàng khơng quốc tế ở Việt nam có sự tham gia của hầu hết các hãng hàng không lớn trong khu vực và trên thế giới như air France, Emirates, Qatar Airways, Singapore Airlines, Thai Airways, Japan Airlines, cathay Pacific, Korean Air, United Airlines, China Southern... Bên cạnh các hãng hàng không truyền thống, thị trường hàng khơng cũng có sự tham gia của hàng loạt các hãng hàng không giá rẻ như Air Asia, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai Air Asia, Cebu Pacific...Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay có 4 hãng hàng khơng là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific, Airlines và Bamboo Airways khai thác gần 140 đường bay quốc tế đi/đến 28 quốc gia/vùng lãnh thổ. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nhómchỉ số về hạ tầng hàng khơng của Việt Nam tăng từ 61/141 năm 2017 lên 50/140 năm 2019, chủyếu do sự gia tăng các hãng hàng không, số km vận chuyển khách và tần suất các chuyến bay. Tuy nhiên, chỉ số chất lượng hạ tầng hàng không tụt hạng (từ 85 xuống 99) và mật độ sân bay vẫn xếp hạng thấp (96) cho thấy yêu cầu cấp thiết mở rộng hạ tầng hàng không đáp ứng lượng khách đi lại ngày càng tăng. Do đó trong tương lai Việt Nam vẫn cần chú trọng phát triển hạ tầng hàng khơng để có thể phát triển bền vững.
Đối với phương thức vận tải bằng đường biển mặc dù chiếm tỷ trọng khơng đáng kể song giai đoạn này cũng có sự tăng trưởng tích cực. Tính đến năm 2019, có 264.115 lượt khách đến Việt Nam bằng đường biển. Việt Nam có đường bờ biển dài với nhiều thành phố biển hấp dẫn khách du lịch, nằm trong hải trình quốc tế của các hãng tàu du lịch. Việc đầu tư xây dựng các cảng tàu chuyên dụng đón khách du lịch là rất cần thiết để thu hút khách du lịch đường biển có chi tiêu cao. Cuối năm 2018,
biển du lịch có tải trọng lớn. Năm 2019, Khánh Hòakhai trương bến du thuyền Ana Marina Nha Trang có sức chứa 220 du thuyền. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển du lịch đường biển ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần thêm nhiều cảng tàu du lịch tại các trung tâm du lịch biển khác. Chỉ số cạnh tranh về chất lượng hạ tầng cảng của Việt Nam năm 2019 chỉ xếp hạng 80, giảm 3 bậc so với năm 2017.