Kinh nghiệm của ViệtNam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 61 - 63)

Để tiến hành công cuộc XĐGN, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong vấn đề XĐGN, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách thiết thực để tổ chức thực hiện công cuộc XĐGN. Ngay từ khi Việt Nam giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như là một thứ "giặc", cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm, nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có

công ăn, việc làm, ấm no và đời sống hạnh phúc. Đối với miền núi, Việt Nam đã có những kinh nghiệm như sau:

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là xây hệ thống đường nông thôn miền núi để tạo điều kiện giúp nhân dân địa phương sử dụng tốt hơn các phương tiện vận chuyển phục vụ đi công tác, đi học, khám chữa bệnh và hoạt động giao dịch xã hội, xây dựng mới và nâng cấp đường nông thôn miền núi nối từ huyện tới các xã, đường liên xã và nối giữa xã và các làng bản, đường cho xe máy và ngựa thồ nối giữa xã và bản làng, xây dựng một số cầu treo, cầu cống và đập tràn phù hợp với địa hình miền núi để người miền xuôi có cơ hội tiếp cận với người miền núi. Xây các chợ nông thôn, các cửa hàng mua bán lẻ ở các xã, bản và làng để nhân dân có thể buôn bán sản phẩm đầu ra cũng như đầu vào, tăng thu nhập cho gia đình.

Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, cấp nước cho nông nghiệp để tăng năng suất và tăng tính ổn định của sản xuất, xây mới và sửa chữa các công trình thuỷ lợi nhỏ, các hệ thống cấp nước cho hộ gia đình và làng bản, đào tạo và mở rộng đào tạo cho các nhóm nông dân để cải thiện sản xuất lương thực chủ yếu, chăn nuôi gia súc, trồng cây, trồng rừng, sản xuất thủ công tại hộ gia đình và chế biến nông sản. Hỗ trợ nghiên cứu tại chỗ sản xuất nông nghiệp ở vùng cao tập trung vào bốn ưu tiên về nhu cầu nghiên cứu.

Giáo dục cơ bản và y tế: Xây dựng mới và sửa chữa các lớp học và trạm y tế ở bản làng và xã, đào tạo giáo viên và cán bộ y tế người dân tộc thiểu số, phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và quỹ khám và chữa bệnh cho người nghèo. Dạy phụ nữ các bản làng biết đọc biết viết và hỗ trợ các em gái người dân tộc đến trường.

Ngân sách phát triển cộng đồng: Xây quỹ cộng đồng giúp các làng và xã lựa chọn và quản lý một số các tiểu dự án chủ yếu giành cho phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số bị thiệt thòi.

Lập kế hoạch và quản lý: Hỗ trợ các quá trình tham khảo ý kiến cộng đồng, các kế hoạch phát triển làng và xã, các chi phí quản lý và thiết bị cho các dơn vị quản lý dự án cấp trung ương, tỉnh và thấp hơn, đào tạo cán bộ dự án, và các cán bộ làng xã trong việc lập kế hoạch thực hiện và giám sát dự án có sự tham gia của cộng đồng; Xây chương trình thông tin, giáo dục và truyền thông cấp cộng đồng.

Để tiến hành XĐGN đối với người nghèo ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách riêng về XĐGN và nhiều tỉnh, huyện và địa phương đã thực hiện các chính sách như: Chương trình 134; 135 vì người nghèo; Thành lập nhóm hành động chống đói nghèo. Phát động phong trào tháng và ngày vì người nghèo. Thành lập quỹ vì người nghèo, coi trọng phát triển ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế trang trại. Thực hiện chế độ miễn học phí từ 50%-100% cho con em gia đình nghèo ở miền núi. Lập các dự án phát triển kinh tế nông thôn miền núi gắn liền với XĐGN. Ở nhiều tỉnh và địa phương khu vực miền núi đã áp dụng chính sách ưu đãi như: Mở lớp dạy nghề, cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, ưu tiên đào tạo và xuất khẩu lao động đối với người nghèo, trợ cấp cho hộ nghèo, trẻ em mồ côi, người nghèo tàn tật, người già cô đơn. Phát động phong trào rộng rãi của toàn dân trong đó có triển khai ở cả miền núi để chăm sóc nâng cao mức sống cho người có công với cách mạng, xây quỹ đền ơn đáp nghĩa v.v...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)