Nguyên nhân của đói nghèo ở miền núi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 29 - 36)

Sự nghèo đói nói chung đều có ở khắp trên thế giới, kể cả các nước giàu, các nước nghèo hoặc các nước đã phát triển và đang phát triển. Nguyên nhân gây ra sự nghèo đói ở các nước nói chung đều giống nhau, nhưng ở một số nước có thể có những nguyên nhân khác tùy theo tình hình lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, môi trường tự nhiên v.v…Sự đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào có thể do một số nguyên nhân chính sau đây:

a) Nguyên nhân khách quan:

1) Yếu tố lịch sử: Lịch sử phát triển xã hội của Lào trước đây đã để lại hậu quả rất lớn cho giai cấp vô sản hay giai cấp bị thống trị, đó là phần lớn nhân dân ở khắp trên đất nước Lào nghèo khổ. Đất nước Lào trong chế độ

phong kiến đã phân chia rõ hai giai cấp, giai cấp thống trị (Chủ nô, phong kiến và giai cấp tư sản) và giai cấp đối lập là giai cấp bị thống trị (giai cấp vô sản). Qua lịch sử của sự phân chia giai cấp ấy đã làm cho giai cấp thống trị là giai cấp bóc lột đã tích lũy tư bản giàu và ngày càng giàu lên qua mỗi giai đoạn phát triển từ xã hội này sang xã hội khác, nhưng ngược lại giai cấp bị thống trị (giai cấp vô sản) là giai cấp bị bóc lột ngày càng bần cùng hóa và nghèo đói. Trong lịch sử nhân dân các bộ tộc lào phần lớn phải sống xa ra ngoài tỉnh lẻ, trốn đi lên vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa để kiếm mảnh đất mầu mỡ làm ăn sinh sống; một phần cũng do bị tầng lớp địa chủ bóc lột, bắt lao động khổ sai, đánh đập tàn ác và thu thuế cao, một phần cũng vì từ lâu thích nghi với điều kiện sinh sống của thiên nhiên núi rừng, khí hậu mát mẻ trong lành quanh năm sương mù, con người mạnh khỏe ít ốm đau, nhưng bên cạnh đó họ cũng phải chịu số phận cảnh nghèo đói, thiếu thốn đủ thứ và điều kiện sinh sống vô cùng khó khăn, điều quan trọng nhất là bị cách biệt với thế giới bên ngoài, hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển và chính những điều kiện khắc nghiệt của núi rừng đó đã biến họ thành những người nghèo. Hậu quả này đến bây giờ đã trở thành vấn đề lớn của Lào và ngày càng trầm trọng và càng thấy rõ ở nhiều tỉnh, miền và vùng sâu, vùng xa. Hiện nay tuy đất nước đã được giải phóng và đã thoát khỏi xiềng xích của chế độ phong kiến, thoát khỏi sự áp bức bóc lột và nền kinh tế bước đầu đã được khôi phục và có xu hướng phát triển tốt, nhưng vì ảnh hưởng của chế độ cũ dưới sự cai trị của thực dân và đế quốc sâm lược, bị chiến tranh tàn phá liên miên, nền kinh tế thấp kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, xã hội không công bằng, văn hóa trụi lạc ăn chơi xa xỉ, cho nên hiện nay phần lớn nhân dân Lào sống ở các tỉnh miền núi vẫn còn nghèo và chiếm tỷ lệ tương đối cao. Sau khi đất nước được giải phóng mới chấm dứt được sự mâu thuẫn giai cấp và phân biệt chủng tộc trên toàn quốc, Nhà nước Lào đã ban hành đường lối chính sách ưu

việt, bình đẳng dân tộc, chấm dứt chế độ quân chủ bóc lột người v.v... Hiện nay mặc dù chưa thể giải quyết ngay được sự nghèo đói đó, nhưng chỉ có chế độ mới thì mới có điều kiện xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.

2) Yếu tố địa hình và khí hậu: Vùng nông thôn miền núi là những vùng có địa hình núi cao hiểm trở, địa thế không bằng phẳng, sông ngòi nhiều, khí hậu quanh năm gió rét và thay đổi khắc nghiệt. Với địa hình khó khăn như vậy dân bản hầu như bị bao vây bởi địa hình khép kín, bị đóng cửa ngăn cách với nền kinh tế - xã hội và thế giới bên ngoài. Nhân dân sinh sống và sản xuất rất vất vả, đất sản xuất nông nghiệp có hạn và bạc màu, hầu hết là làm nương rẫy và chăn nuôi ở trên những triền núi cao và ở một số thung lũng, chân đồi, việc đi lại liên hệ với bên ngoài khó khăn, đường xá và phương tiện đi lại không có. Từ địa hình, khí hậu và bị ngăn cách như thế dẫn đến cuộc sống vô vàn khó khăn và nghèo khổ.

b) Nguyên nhân chủ quan:

1) Yếu tố thiếu đất đai sản xuất và định canh định cư chưa tốt: Nhân dân ở vùng núi hay có lối sống di cư di canh, một là do địa hình địa thế phức tạp, đất đai sản xuất bạc màu, dân số ngày tăng lên đòi hỏi phải tìm đất canh tác rộng hơn để sản xuất đủ nuôi các thành viên trong gia đình, hai là di cư theo họ hàng làng bản, theo chủ tộc và theo sự mê tín, tin vào trời vào ma để di cư đi khắp các ngọn núi, khu rừng mới để tìm nơi sinh sống tốt lành hơn, văn hóa di cư di canh này thường xảy ra khoảng hai năm đến ba năm một lần. Việc di cư di canh này tuy đã đáp ứng được phần nào nhu cầu cần thiết của nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi, nhưng đó chỉ là lợi ích trước mắt với thời gian khoảng một hai năm hoặc ba năm là cùng, rồi lại ra đi tìm kiếm nơi ở mới tốt hơn. Nhưng đằng sau của việc di cư di canh ấy là những nguyên nhân dẫn tới sự nghèo đói của họ. Người nghèo thường thường là những người sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc. Họ

lại chính là người không có đất hoặc có rất ít đất làm nông nghiệp, xây nhà ở, làm sân kho, sân hoạt động văn hóa – xã hội v.v...Phần nhiều người dân này chỉ được canh tác trên những khu vực đất kém màu mỡ, chất lượng thấp kém. thiếu đất đai sản xuất.

2) Yếu tố sản xuất kinh doanh chưa phát triển: Nhân dân ở các tỉnh miền núi đã từ lau sống quen với phong tục tập quán văn hóa và sản xuất lạc hậu, đó là nghề sản xuất tự cung tự cấp, năng suất lao động thấp, cho nên mặc dù nhân dân rất cần cù lao động sản xuất nhưng hiệu quả lao động rất thấp, hầu như họ chưa biết cải tạo đất canh tác, chưa có giống cây trồng mới, giống lúa mới, giống vật nuôi năng suất cao v.v...Ngoài ra nhân dân ở miền núi còn thiếu vốn đầu tư mở rộng diện tích đất trồng trọt, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu nguồn thông tin, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế và tiếp cận thị trường kinh doanh.

Mặt khác ở vùng núi vì địa hình địa thế phức tạp và khí hậu khắc nghiệt cho nên ở những vùng này thường hay xảy ra nhiều rủi ro, đó là thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, nước cuốn sói mòn và đất lở thường xảy ra làm thiệt hại tới mùa màng, tài sản và con người. Điều quan trọng nhất là dịch bệnh hay xảy ra đối với họ và gây chết chóc nhiều người mà không có thuốc chạy chữa, ở xa bệnh viện, thứ hai là hạn hán mất mùa, dân phải nhịn đói kéo dài nhiều tháng, chính quyền miền xuôi không trợ cứu được vì đường xá khó khăn. Cho nên người nghèo thường có cuộc sống bất ổn rất dễ bị tổn thương, nhiều khi sự rủi ro lại do chính họ gây nên do ý thức, phong tục tập quán, lối sống và kiểu làm ăn thiếu bền vững gây ra hiện tượng phá rừng, sói lở đất, săn bắn thú rừng, sự diệt chủng của luồng cá v.v... [37]. Cho nên nhân dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào hầu như là những người nghèo đói vì không có khả năng sản xuất hàng hóa, không có thu nhập và đói nghèo quanh năm.

3) Yếu tố thiếu vốn và phương tiện sản xuất:

Ở miền núi nhân dân rất thiếu về vốn và các phương tiện sản xuất, họ không thể mở rộng được diện tích đất canh tác, không có tiền trang bị một số thiết bị và phương tiện phục vụ sản xuất, việc sản xuất chủ yếu là dùng sức lực và lao động chân tay, cho nên năng suất lao động rất thấp, nhiều khi không đủ tiêu dùng trong gia đình, nhiều hộ nghèo không kiếm được đồng nào trong tháng, không có tiền mua quần áo cho con cái, cả về tiền chi phí cho thuốc men, phí học tập và các chi phí khác. Thường thường hộ nghèo hay dùng sản phẩm nông nghiệp để đổi lấy đồ dùng như xong nồi bát đĩa, vải may quần áo hoặc đổi gạo ăn quanh năm. Người nghèo ở miền núi không có học vấn, không tiếp cận được các chính sách XĐGN của Nhà nước hoặc những hỗ trợ của các tổ chức từ thiện quốc tế, không tiếp cận được nguồn tín dụng, nguồn vay vốn để làm ăn kinh doanh, sản xuất nông nghiệp v.v...Việc thiếu vốn và phương tiện sản xuất của người nghèo ở miền núi là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến đời sống của người nghèo, nó là yếu tố dẫn đến nghèo đói ở miền núi CHDCND Lào.

4) Yếu tố thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Một trong những nguyên nhân nghèo đối với nhân dân các tỉnh miền núi là hệ thống cơ sở hạ tầng, vì điều kiện địa lý, núi non hiểm trở, sông suối và rừng rậm không có đường giao thông vận tải đi lại giữa các huyện và các bản làng, dân chủ yếu chỉ đi bộ kể cả việc vận chuyển các sản phẩm sản xuất được từ nương rẫy, vườn ở xa về nhà cũng bằng vai, gùi, ngựa v.v...Đối với việc giao dịch với bên ngoài rất khó khăn vì không có đường ô tô. Cho nên vùng miền núi mà không có đường ô tô thì các dịch vụ, văn hóa, thương mại, truyền thông và khoa học công nghệ sẽ không vào đến nơi được và bị tách khỏi thế giới bên ngoài, không có đường xá việc ốm đâu và học hành của con em người nghèo cũng bị hạn chế không tiếp cận được bệnh viện và trường

lớp. Do đó việc thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nghèo đói.

5)Yếu tố giáo dục, đào tạo, y tế và môi trường:

- Về Giáo dục và đào tạo: Nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi thường ít được học hành, hầu như không biết chữ ngay cả tiếng Lào cũng không biết vì điều kiện khó khăn về tiền học phí, tiền xe và chi phí ăn ở nhất là lớp trẻ, một số con em người nghèo học ở các trường huyện và tỉnh thường cũng hay bỏ học vì khó khăn về tiền nong và thiếu thốn nhiều thứ trong cuộc sống, phần nhiều trở về quê sản xuất nông nghiệp, con gái thì lấy trồng sớm. Ở những miền này ít có trường học phổ thông cấp I và cấp II, vì làng bản ở xa, không có đường xá, nếu có cũng không có thầy giáo, không có sách vở và các điều kiện thuận lợi khác. Cho nên dân ở miền núi học vấn thấp, không tiếp cận được đường lối chính sách của Đảng, cuộc sống khó khăn nghèo nàn, thiếu văn minh, từ đó dẫn đến các hậu quả tiêu cực khác như: thiếu công bằng xã hội, thiếu bình đẳng nam nữ, phân biệt và coi thường nữ giới, coi phụ nữ là giới yếu ớt, là vợ, là người hầu hạ, chỉ để trông nom gia đình, sinh con đẻ cái, nuôi con và hầu chồng. không có quyền hành trong xã hội. Phụ nữ bị đè ép trong xã hội khắc nghiệt và phong tục tập quán nặng nề, chịu sự chi phối và áp lực của đàn ông, lấy chồng sớm, đẻ nhiều, sức khỏe yếu. Phụ nữ còn được coi như một thứ hàng hóa mua bán, đồ chơi xa hoa để thỏa mãn nhu cầu đàn ông. Cho nên phụ nữ bị ngăn cấm không được tự do, không được học hành, không có quyền tham gia các hoạt động trong xã hội v.v...phụ nữ rất khổ cả về thể xác cả về tinh thần. Cho nên việc giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng quyết định mọi sự khởi đầu của cuộc sống con người, là nhân tố quan trọng nhất trong XĐGN. Qua thực tế thấy rằng người nào có học thức mặc dù thấp hoặc chỉ là cao đẳng cũng đều có việc làm, có việc làm có thu nhập và thoát nghèo. Ngược lại những người không có học vấn dù ở nơi đâu

nhất là ở miền núi rõ ràng là người nghèo. Cho nên việc thiếu giáo dục và đào tạo là một trong những nguyên nhân của sự nghèo đói.

- Về y tế: Thường thường những người nghèo ở miền núi ít được tiếp cận với dịch vụ y tế, vì đường xá khó khăn, bệnh viện ở xa và chi phí y tế cao cho nên khi ốm đau, cảm cúm, bệnh tật hoặc sức khỏe yếu người nghèo không quan tâm đến bệnh viện, họ chỉ dùng thuốc nam, thuốc gia truyền hoặc cùng lắm thì cúng ma cầu trời phù hộ mong sự may mắn do thần quỷ vô hình nào đó ban cho. Trong mấy năm gần đây tuy Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách về y tế bao trùm tất cả các huyện và bản trong toàn quốc như: Xây một số bệnh viện và trạm y tế ở những huyện và bản có điều kiện thuận lợi, còn các bản khó khăn thì cung cấp túi thuốc và cử cán bộ y tế túc trực để giải quyết các trường hợp ốm đau, cấp cứu, sinh đẻ, khám và phát thuốc kịp thời, nhưng số lượng thuốc và cán bộ y tế hạn chế, cho nên chỉ có những người có khả năng tiếp cận được thì mới biết mà tận dụng được dịch vụ này. Còn lại những người nghèo khác thì cũng không biết mà tận hưởng lợi ích này. Cho nên sự thiếu dịch vụ y tế là nguyên nhân của nghèo đói.

- Về môi trường: Bởi vì những người nghèo quen sống với cuộc sống núi rừng, cây cối, sông suối, chim chóc và không khí trong sạch, không có tiếng ồn ào của xe cộ, không có khói đen, khí thải nhà máy, rác và nước thải v.v...đó là môi trường sống của những người ở miền núi, tưởng rằng họ có môi trường tốt, nhưng bên cạnh đó họ đã phá môi trường sống của chính họ đó là chặt rừng, đốt rừng mở diện tích sản xuất nông nghiệp và cứ thế qua nhiều năm lan tràn chỉ còn lại núi đầu chọc, không còn bóng cây, đất bạc màu và thoái hóa không sản xuất được gây sự tổn thất lớn về đời sống của họ, thêm vào đó là hạn hán khi mùa khô và lũ lụt khi mùa mưa về lại thêm khó khăn và lại nghèo thêm. Nhân dân không hiểu môi trường mà chỉ biết bám vào môi trường mà sống, khi môi trường bị phá hủy không sống nổi lại di cư

đi tìm đất mới có môi trường tốt lành hơn. Cho nên môi trường ở các tỉnh miền núi hầu như bị chính người nghèo phá hoại làm thiên tai xảy ra thường xuyên tác động trở lại và làm cho dân đã nghèo lại càng nghèo thêm, những tai hại của miền núi còn làm ảnh hưởng lớn đến miền xuôi đó là khi đến mùa mưa lũ lụt miền núi ào ào đổ xuống các làng bản ven sông, thung lũng cả các thị trấn và vùng đồng bằng kéo theo đất đá, khúc gỗ cành cây tràn ngập nhà cửa, ruộng đồng, đường xá gây thiệt hại rất lớn về của cải vật chất cho người miền xuôi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)