Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử đảng cộng sản việt nam (Trang 26 - 27)

Quan diểm này một lần nữa khẳng định vai trị của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc là chăm lo nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thì khơng có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Theo Unessco: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại; nó cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc; đồng thời, nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng mơi trường xã hội - văn hóa. Tóm lại, văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tồn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc vượt qua mọi khó khăn để phát triển.

Văn hóa là con đường xây dựng con người mới, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ.

Đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nghĩa là đề cao, coi trọng nguồn lực văn hóa của sự phát triển bền vững đất nước. Hệ thống di sản văn hóa, các giá trị văn hóa là “tài sản” vơ giá, vơ tận cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đó cịn là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự bền vững của chế độ ta.

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử đảng cộng sản việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)