- Nguyễễn Đoàn Di p Ngân NVAệ
11) Đại hội X (2006), ĐCSVN đề ra chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” Anh/chị hiểu hội nhập quốc tế
tích cực hội nhập quốc tế”. Anh/chị hiểu hội nhập quốc tế như thế nào?Theo anh/chị, là sinh viên thì cần phải làm gì để chủ động hội nhập quốc tế? (1405 từ)
Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiến thêm một bước trong nhận thức và hành động hội nhập quốc tế; đề ra chủ trương: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”
Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm.
Có thể hiểu q trình hội nhập quốc tế của một đất nước (quốc gia) là sự tham gia vào hệ thống thế giới và trở thành một bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới, trước hết là bộ phận cấu thành của “nền kinh tế thế giới”, “nền chính trị thế giới” và “nền văn minh nhân loại”. Sự tham gia ở đây là thông qua các hoạt động tương tác (hợp tác, cạnh tranh và đấu tranh...) với các bộ phận cấu thành khác nhau trong “hệ thống”, bao gồm cả việc gia nhập hay rút khỏi các “phân hệ” khác nhau trong hệ thống. Tất cả các hoạt động này đều là hoạt động có chủ đích, nhằm: 1- Phát triển quốc gia; 2- Khẳng định bản sắc quốc gia; 3- Giành vị thế xứng đáng cho quốc gia trong hệ thống; 4- Tham gia hoàn thiện và phát triển hệ thống...
Bên cạnh đó thì các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới có thể tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng và phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Cần loại bỏ lối suy nghĩ rằng “hội nhập quốc tế” là hình thức phát triển cao của “hợp tác quốc tế”. “Hợp tác quốc tế” và “hội nhập quốc tế” là thuộc các lớp khái niệm khác nhau. Hợp tác quốc tế chỉ là một trong nhiều phương thức tương tác giữa các nước với nhau; bên cạnh hợp tác quốc tế cịn có cạnh tranh, đấu tranh, liên minh, liên kết, đối đầu, chiến tranh... Khác với khái
niệm “hội nhập quốc tế”, khái niệm “hợp tác quốc tế” không đề cập tới việc cấu thành hệ thống chỉnh thể thế giới.
Hiện nay, hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập tồn cầu, khu vực và song phương. Các phương thức hội nhập cụ thể này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cho đến giai đoạn này, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên ba lĩnh vực chính bao gồm các lĩnh vực cơ bản như sau: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế được đánh giá chính là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Sau hai thập niên chủ động và tích cực hội nhập quốc tế từ Đại hội IX của Đảng đến nay, Việt Nam từng bước tham gia tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội quốc tế; trở thành thành viên có trách nhiệm, có vị trí, vai trị và ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng quốc tế, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội... Điều đó có nghĩa là Việt Nam tích cực hội nhập vào chỉnh thể thế giới.
---
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 25/7/2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dươꄃng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm của Trung ương là: Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Như vậy, Đảng ta vô cùng coi trọng yếu tố tiềm lực con người để đưa đất nước thực hiện tốt cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Theo tôi, là một thanh niên, tôi cần nỗ lực, phấn đấu học tập để ngày càng hoàn thiện bản thân không chỉ về học vấn, kinh tế, mà cịn chú trọng yếu tố đạo đức, văn hóa, con người. Phấn đấu học tập theo tấm gương Hồ Chí Minh để trở thành một con người vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Ta cần tích cực trao dồi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để trở thành “công dân tồn cầu”, góp phần đưa bản sắc và văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới. Tiếp thu những cái tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng bên cạnh đó, “hịa nhập chứ khơng hịa tan”, loại bỏ những văn hóa, thói quen xấu, vừa giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới.
Với đà phát triển thần tốc của “công nghệ số” ngày nay, sinh viên cũng cần trang bị cho mình kiến thức về tin học để sử dụng máy tính, các phần mềm văn phịng, internet thành thạo để truy cập các kiến thức mới của quốc tế, từ đó có thể hội nhập một cách dễ dàng vào thế giới rộng lớn. thanh niên phải trang bị cho mình một bản lĩnh vững vàng, cụ thể là bản lĩnh chính trị. Tình hình thế giới có nhiều biến đổi hết sức phức tạp. Do đó, thanh niên cần phải hết sức tỉnh táo để phân biệt đúng sai, phải trái,..
Ngoài ra, để chủ động hội nhập quốc tế, sinh viên cần tích cực học hỏi, tìm hiểu về công tác quốc tế thành niên; hiểu rõ về văn hóa dân tộc; nắm được chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước với từng quốc gia, vùng lãnh thổ; nắm bắt nhu cầu thực tế của thanh thiếu nhi; chủ động và không ngừng học hỏi, sáng tạo, đổi mới.
Bên cạnh đó cần học hỏi những lưu ý khác trong công tác lễ tân đối ngoại như cách chào đón khách, ngơn ngữ sử dụng, và những nguyên tắc vàng trong giao tiếp quốc tế, tham gia các chương trình giao lưu như: Hội thi Olympic tiếng Anh sinh viên toàn quốc; Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm tiếng Anh tồn quốc; Chương trình giao lưu “Gặp gơꄃ Việt Nam”; Chương trình Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân… Ngày càng có nhiều hoạt động quy mơ khu vực và quốc tế phổ biến tại Việt Nam và thanh niên cũng dần mạnh dạn, biết nắm bắt các cơ hội và chủ động tham gia các hoạt động.