BÀI THƠ 1: LỜI CHÀO CỦA BÉ 2 Khám phá

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Em nói tiếng việt dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số (Trang 47 - 48)

a) Ôn luyện nói từ

BÀI THƠ 1: LỜI CHÀO CỦA BÉ 2 Khám phá

2. Khám phá

Hoạt động 4. HS nghe GV đọc thơ

- HS xem tranh, nói nội dung tranh rồi trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong bức tranh? Nhiều HS nói

nội dung bức tranh trước lớp.

- GV đọc bài thơ lần 1 bằng giọng chậm rãi, rõ ràng, tròn vành rõ tiếng, vừa đọc vừa chỉ vào từng chi tiết tương ứng trong tranh giúp HS hiểu nghĩa.

Ví dụ:

Đọc câu Về nhà: “Con chào mẹ!” – chỉ vào mẹ trong tranh; đọc câu Ra vườn: “Cháu chào bà!” – chỉ vào bà trong tranh; đọc cầu Ông đan gùi bên nhà; Bé sang: “Chào ông ạ!" - chỉ vào ông đang đan gùi trong tranh.

- GV đọc bài thơ lần 2.

Hoạt động 5. HS học nội dung bài thơ

- GV đọc bài thơ lần 3 vừa đọc vừa chỉ tranh minh hoạ vừa đặt câu hỏi cho HS trả lời giúp HS hiểu nghĩa và nhớ nội dung bài thơ (mỗi câu hỏi cho nhiều HS trả lời).

- GV đọc hai dòng thơ một và đặt câu hỏi, gọi một HS trả lời. Ví dụ:

Vào nhà: "Con chào mẹ!” Ra vườn: "Cháu chào bà!”

- Ra vườn, bạn chào ai? - Chào bà.

- GV thực hiện tương tự với các câu thơ còn lại.

Hoạt động 6. HS học nói từ và mẫu câu mới

a) Học nói từ

- HS xem tranh và nói về những người có trong tranh: ơng, bà, mẹ. - GV nói mẫu một số từ trong bài thơ: ông, bà, mẹ, bạn gái.

- HS nối tiếp nhau nói từ trước lớp. - HS đồng thanh nói từ (tổ, cả lớp).

* Chú ý: Nếu từ ngữ đã quen thuộc với HS và các em nói được, GV có thể thực hiện nhanh phần này và chuyển sang phần tiếp theo.

b) Học nói mẫu câu

- GV cho HS chỉ tranh và nói mẫu câu: Con chào mẹ!! Cháu chào bà!! Cháu chào ơng! - HS nối tiếp nhau nói mẫu cầu trước lớp.

- HS đồng thanh nói mẫu câu (tổ, cả lớp).

3. Luyện tập

Hoạt động 7. HS đọc thuộc bài thơ

- GV dạy HS đọc 2 câu thơ một (theo cách dạy đọc truyền khẩu), vừa đọc vừa chỉ vào các chi tiết tương ứng trong tranh.

- GV và HS cùng đọc cả bài thơ: GV dùng que chỉ các chi tiết trong tranh tương ứng với câu thơ (nếu có tranh minh hoạ trên bảng lớp).

- HS đọc bài thơ theo các hình thức: cá nhân, nhóm cặp đơi, tổ, cả lớp; đọc to, đọc vừa, đọc nhỏ, đọc thầm.

- HS thi đọc thuộc bài thơ.

4. Vận dụng

- GV dặn dò HS về nhà đọc khổ thơ, bài thơ cho người thân nghe. - GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Em nói tiếng việt dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w