BÀI THƠ 2: ĐÀN GÀ CON 2 Khám phá

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Em nói tiếng việt dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số (Trang 101 - 113)

b) Học nói mẫu câu GV nói mẫu câu:

BÀI THƠ 2: ĐÀN GÀ CON 2 Khám phá

2. Khám phá

Hoạt động 4. HS nghe GV đọc thơ

- HS xem tranh, nói nổi dung tranh rồi trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong bộ tranh? Nhiều HS nói nội dung bức tranh trước lớp.

- GV đọc bài thơ lần 1 (bằng giọng chậm rãi, rõ ràng, tròn vành, rõ tiếng). vừa đọc vừa chỉ vào từng chi tiết tương ứng trong tranh giúp HS hiểu nghĩa. Ví dụ: Mười quả trứng tròn; GV sẽ chỉ vào ổ trứng; Cái mỏ tí hon, GV chỉ vào cái mỏ của con gà con...

Mười quả trứng tròn Cái mỏ tí hon

Mẹ gà ấp ủ Cái chân bé xíu Mười chú gà con Lông màng mát dịu Hôm nay ra đủ Mắt đen sáng ngời Lòng trắng lòng đỏ Ơi chú gà ơi! Thành mỏ thành chân Ta yêu chú lắm.

- GV đọc bài thơ lần 2, vẫn thực hiện cách vừa đọc vừa chỉ tranh.

Hoạt động 5. HS học nội dung bài thơ

- GV đọc bài thơ lần 3, vừa đọc vừa chỉ tranh minh hoạ và đặt câu hỏi cho HS trả lời, giúp HS hiểu nghĩa và nhớ nội dung bài thơ (mỗi câu hỏi cho nhiều HS trả lời).

Ví dụ:

- GV đọc 2 dòng thơ: Mười quả trứng tròn - Mẹ gà ấp ủ, rồi đặt câu hỏi: Có mấy quả trứng trịn? – Mười quả trứng tròn.

- GV đọc 2 dòng thơ tiếp theo và hỏi:

Mẹ gà làm gì? – Mẹ gà ấp trứng.

- GV tiếp tục thực hiện với 2 dòng thơ tiếp và hỏi:

Có mấy chú gà con đã nở? – Mười chú gà con.

- Tuỳ theo đối tượng HS mà GV quyết định có đặt câu hỏi tiếp hay khơng. Ví dụ:

+ Cái mỏ thế nào? - Cái mỏ tí hon. + Cái chân thể nào - Cái chân bé xíu.

Hoạt động 6. HS học nói từ và mẫu câu mới

a) Học nói từ

V giới thiệu và nói mẫu một số từ trong bài thơ: quả trứng, mẹ gà, gà con, Lấp ủ, lịng trắng,

lịng đỏ.

- HS nối tiếp nhau nói từ trước lớp: quả trứng, mẹ gà, gà con, Lấp ủ, lịng trắng, lịng đỏ. - HS đồng thanh nói từ (tổ, cả lớp).

b) Học nói mẫu câu

- GV nói mẫu câu: Cái mỏ tí hon, Cái chân bé xíu. - HS nối tiếp nhau nói câu trước lớp.

3. Luyện tập

Hoạt động 7. HS đọc thuộc bài thơ

- GV dạy HS đọc 2 câu thơ một (theo cách dạy đọc truyền khẩu), vừa đọc vừa chỉ vào các chi tiết trong tranh cho HS hiểu nghĩa câu thơ.

- GV chỉ tranh và cùng đọc bài thơ với HS.

- HS đọc bài thơ theo các hình thức: cá nhân, tổ, cả lớp; đọc to, đọc vừa, đọc nhỏ, đọc thầm. - HS thi đọc thuộc khổ thơ hoặc bài thơ: GV cho HS chơi trò chơi để luyện cho HS thuộc bằng cách GV chỉ vào một chi tiết trong tranh và HS sẽ đọc câu thơ tương ứng.

Ví dụ:

+ GV chỉ vào cái mỏ - HS đọc: Cái mỏ tí hon.

+ GV chỉ tiếp vào cái chân - HS đọc: Cái chân bé xíu. - HS xung phong đọc thuộc khổ thơ (cá nhân, tổ). - HS xung phong đọc thuộc bài thơ (cá nhân, tổ).

4. Vận dụng

- GV dặn dò HS về nhà đọc khổ thơ, bài thơ cho người thân nghe. - GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.

Bài 36: Cú mèo và dế mèn (2 tiết) Mục đích yêu cầu

- HS nhớ và nói được tên câu chuyện, tên các nhân vật, nhớ được nội dung câu chuyện.

- HS thuộc được mẫu cầu: Các cháu hãy về nhà nghỉ đi!; Cảm ơn ông Mặt rời. Cám ơn bạn Dế

Mèn; Các bạn hãy về nhà nghỉ đi

- HS hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện. Một số HS khá có thể kể được câu chuyện theo tranh.

- HS biết yêu quý bảo vệ các động vật sống trong rừng.

Chuẩn bị

- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số). - Tranh ảnh, hình minh hoạ mà GV có thể chuẩn bị.

Tổ chức hoạt động 1. Khởi động

Hoạt động 1. Hát múa hoặc chơi trò chơi

- GV cho HS chơi trị chơi Đố bạn. GV mơ tả 1 – 2 câu ngắn về một con vật để HS đốn, có thể đốn từ 2 – 3 con, trong đó có con chim cú mèo và con dế mèn. Ví dụ:

+ Tơi nhỏ xíu nhưng bắt sâu rất giỏi. Tơi là ai? + Tôi là chim nhưng bắt chuột rất tài. Tôi là ai?

- HS mở sách, xem tranh của câu chuyện, nói tên các con vật trong từng tranh.

- GV giới thiệu và nói tên bài 36: Cú Mèo và Dế Mèn. - HS đồng thanh nói tên bài học.

2. Khám phá

Hoạt động 2. HS nghe GV kể chuyện

- GV kể chuyện lần 1: vừa kể chậm rãi, diễn cảm vừa chỉ tranh.

GV kể chuyện lần 2: vừa kể chuyện vừa chỉ tranh vừa kết hợp làm động tác. Ví dụ: Động tác ông

Mặt Trời thúc đầu, bến Hàn máu nhìn xuống tươi cười với hai anh em Cú Mèo...

1. Ở một khu rừng nọ, có hai anh em Cú Mèo sống trong hốc cây gần hang của Dế Mèn. 2. Hai anh em Cú Mèo có nhiệm vụ gác đêm. Cịn Dế Mèn thì hát ru mọi người ngủ. Rồi Dế Mèn cũng ngủ say sưa.

3. Buổi sáng, ông Mặt Trời thức dậy, mỉm cười với hai anh em Cú Mèo và nói: - Các cháu hãy về nhà nghỉ đi!

Dế Mèn cũng thức dậy, bò ra khỏi hang, cười với hai anh em Cú Mèo và nói: - Các bạn hãy về nhà nghỉ đi! Hai anh em có Mèo đáp:

- Cảm ơn ông Mặt Trời! Cảm ơn bạn Dế Mèn! Chúng tôi về nhà ngủ đây. 4. Thế rồi, hai anh em Cú Mèo trở về hang, ngủ say sưa.

Hoạt động 3. HS học nội dung câu chuyện

GV kể lần 3, vừa kể chuyện, chỉ tranh vừa làm động tác và đặt câu hỏi cho HS trả lời: - Hai anh em Cú Mèo sống ở đâu? – Hốc cây.

- Cú Mèo phải làm gì? – Gác đêm.

- Buổi sáng, ơng Mặt Trời nói gì? – Các cháu hãy về nhà nghỉ đi! - Cú Mèo trả lời như thế nào? - Cảm ơn ông Mặt Trời!

* Chú ý: Mỗi câu hỏi, GV cho nhiều HS được trả lời.

Hoạt động 4. HS học nói từ và mẫu câu mới

a) Học nói từ

- GV nói mẫu từ mới: khu rừng, hốc cây, hang, nhiệm 0ụ, buổi sáng, thức dậy, say sưa... GV nhắc lại các từ (3 lần) cho HS nghe và quan sát khẩu hình.

- HS thực hành nói các từ mới (cá nhân, nhóm, cả lớp).

b) Học nói mẫu câu

- GV nói mẫu lời thoại của các nhân vật:

+ Các cháu hãy về nhà nghỉ đi! + Các bạn hãy về nhà nghỉ đi!

- GV nhắc lại mẫu câu (3 lần) cho HS nghe và quan sát khẩu hình.

- HS thực hành nói lời thoại nhân vật theo nhóm ba. Nhiều nhóm nối tiếp nhau thực hành trước lớp.

3. Luyện tập

Hoạt động 5. HS tập kể chuyện

- GV hướng dẫn HS tập kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.GV hướng dẫn HS kể thật đơn giản theo sách.

- HS tập kể chuyện theo tranh: GV chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tập kể một đoạn. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm tập kể chuyện.

- HS thi kể một đoạn của câu chuyện trước lớp. - GV cho một vài HS khá kể cả câu chuyện trước lớp.

4 Vận dụng

- GV dặn dò HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe. - GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.

Bài 37: Xe máy chạy rất nhanh (2 tiết) Mục đích u cầu

- Nói được tên và đặc điểm của một số phương tiện giao thông.

- Sử dụng được mẫu câu: Đâu là xe máy, Xe máy chaỵ rất nhanh. để thực hiện hỏi – đáp với bạn về các phương tiện giao thông.

- Nghe hiểu nội dung từ 1 – 2 câu ngắn, đơn giản và hiểu được nhiệm và cần làm: nói số tương ứng trong tranh hoặc viết ra bảng đáp án đúng.

- Hỏi và trả lời được các câu hỏi về các phương tiện giao thông.

- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng khác nhau về âm đầu dễ lẫn: v - d.

Chuẩn bị

- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số). - Bảng, phấn để làm bài tập nghe.

- Tranh ảnh, hình minh hoạ về các phương tiện giao thơng, các video về chủ điểm giao thơng mà GV có thể chuẩn bị.

Tổ chức hoạt động 1. Khởi động

Hoạt động 1. Hát múa hoặc chơi trò chơi

- HS hát và múa bài: Đồn tàu nhỏ xíu (Nhạc và lời: Mộng Lân). - GV hỏi: Bài hát nói về cái gì? GV cho nhiều HS nói.

- GV yêu cầu HS kể tên các phương tiện giao thơng ở gia đình mình.

- HS xem tranh chủ điểm Em tham gia giao thông và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì? - GV giới thiệu và nói tên bài 37: Xe máy chạy rất nhanh.

- HS nối tiếp nhau nói tên bài học.

2. Khám phá

Hoạt động 2, Học nói từ và mẫu câu

a) Học nói từ

- GV đặt câu hỏi: Nhà em có xe gì? Nhiều HS kể tên các loại xe nhà mình có.

HS quan sát tranh trong sách và nói tên các phương tiện giao thông: ô tô khách, ô tô tải, xe đạp,

xe máy, máy bay.

- GV dạy HS nói tên các phương tiện giao thơng trong tranh:ô tô khách, ô tô tải, xe đạp, xe máy,

máy bay.

- Một vài HS nói tên các phương tiện giao thơng trong tranh. GV lắng nghe phát âm của HS để

hướng dẫn nếu các em phát âm chưa rõ ràng.

- HS làm việc theo nhóm cặp đơi: một bạn chỉ hình, một bạn nói tên phương tiện giao thơng, rồi đổi vai.

- Cả lớp đồng thanh nói tên các phương tiện giao thơng trên bảng hoặc trong sách. * Chú ý:

- Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được tên các phương tiện giao thơng trong tranh thì GV hướng dẫn các em nói từng từ. Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói.

- Nếu GV chuẩn bị thêm được hình các phương tiện giao thơng khác thì cho HS lên bảng, chỉ hành, nói tên các phương tiện đó.

b) Học nói mẫu câu

- GV làm mẫu:

+ GV chỉ vào hình xe máy trong tranh và nói mẫu câu: Đâu là xe máy. Xe máy chạy rất nhanh.

GV nói lại mẫu câu (3 lần) cho HS nghe và quan sát khẩu hình.

+ Một vài HS nói mẫu cầu trước lớp. Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng, GV hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm.

- HS nối mẫu cầu theo cặp, một bạn chỉ hình, một bạn nói, rồi đơi và nếu bạn nói chưa tốt, bạn kia sẽ giúp bạn.

Thực hành nói mẫu cầu (cá nhân):

- Mỗi HS chọn một phương tiện giao thông để thực hành nói mẫu câu. Ví dụ: Đây là tàu hoả.

Tàu hoả chạy rất nhanh.

- GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS. - GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Luyện tập

Hoạt động 3. Luyện nghe

- GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh bằng 1-2 câu ngắn, đơn giản. Nhắc - cho HS nghe từ 2 - 3 lần (nếu cần). HS nói số tương ứng trong tranh hoặc viết ra bảng đáp án đúng. Ví dụ:

+ Tơi chạy trên đường ray, đưa khách về ga. Tôi là số mấy? + Tôi chở khách và bay trên bầu trời. Tơi là số mấy?

+ Tơi có cánh buồm, đi trên sơng, biển. Tơi là số mấy?...

- Sau mỗi câu hỏi, GV gọi nhiều HS nói đáp án của mình.

Hoạt động 4. Hỏi và đáp

Làm mẫu

GV chỉ hình một phương tiện giao thơng, đặt câu hỏi và gọi một HS trả lời:

GV: Đây là xe gì?

HS:...

GV: Xe ............. chạy thế nào? HS:....

Thực hành

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hỏi – đáp với bạn:

HS A: Đâu là xe gì? HS B:...

HS A: Xe .... chạy thế nào?

HS B:...

- HS thực hành hỏi – đáp theo nhóm cặp đơi. Một số cặp thực hành hỏi - đáp trước lớp. GV hỗ trợ, sửa lỗi phát âm cho HS.

Hoạt động 5. Nói đúng tiếng Việt

Hai cặp từ trong bài nhằm giúp HS phân biệt các tiếng có âm đầu khác nhau là v và d mà HS dân tộc Thái và một số dân tộc khác hay sai.

- HS xem tranh, nói tên sự vật, hoạt động trong tranh: bạn gái vỗ tay, mẹ dỗ, em bé, tấm ván, bạn

trai dán hình.

- GV chỉ tranh, nói mẫu cặp từ (3 lần): vỗ tay - dỗ bé. GV phát âm và hướng dẫn HS phát âm đúng tiếng vỗ – dỗ (nói chậm, trịn vành, rõ tiếng).

- HS chỉ tranh và nói cặp tùy theo nhóm cặp đơi, nhóm bốn.GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS.

- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: tấm ván – dán hình.

- HS thực hành phát âm đúng cả 2 cặp từ theo hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.

- Tuỳ theo tình hình HS, GV có thể dạy HS nói thêm một số cặp từ khác. Ví dụ: oai - dai, vài –

dài, vải – dải, vãi – dãi, vại – dại...

4. Vận dụng

- GV dặn dò HS về nhà thực hành hỏi – đáp với người thân về các phương tiện giao thông. - GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.

Bài 38: Em đi ở lề đường bên phải (2 tiết) Mục đích yêu cầu

- Nói được một vài điều cần nhớ khi tham gia giao thông.

- Sử dụng được mẫu câu: Khi đi bộ, em đi ở lề đường bên phải. Ngồi trên xe máu, em phải đội

mũ bảo hiểm. để thực hiện hỏi - đáp với bạn về những điều cần nhớ khi tham gia giao thông.

– Nghe hiểu nội dung của 1 - 2 câu ngắn, đơn giản và hiểu được nhiệm vụ cần làm: nói số tương ứng trong tranh hoặc viết ra bảng đáp án đúng.

- Hỏi và trả lời được các câu hỏi về một vài điều cần nhớ khi tham gia giao thông.

- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng khác nhau về vần: oan – an,

uất – ất.

Chuẩn bị

- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số). - Bảng, phấn để làm bài tập nghe.

- Tranh ảnh, hình minh hoạ, video về những điều cần nhớ khi tham gia giao thông.

Tổ chức hoạt động 1. Khởi động

Hoạt động 1. Hát múa hoặc chơi trò chơi

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố ban: GV chia lớp thành hai đội làm động tác bắt chước hoạt động và âm thanh của một phương tiện giao thơng nào đó, đội kia quan sát và đốn tên phương tiện giao thơng đó.

- GV giới thiệu và nói tên bài 38: Em đi ở lề đường bên phải. - HS nối tiếp nói tên bài học.

2. Khám phá

Hoạt động 2. Học nói từ và mẫu câu

- GV đặt câu hỏi: Hằng ngày đến lớp, em đi ở lề đường bên nào? Nhiều HS nói câu trả lời. - HS quan sát tranh trong sách và nói tên các hoạt động: Hai bạn trai đang đi qua đường Hai chị

em đi trên bia hè; Mẹ đang đội mũ bảo hiểm cho bé.

- GV dạy HS nói từ: đèn đỏ, sang đường, vỉa hè, lề đường, lòng đường, mũ bảo hiểm.

- Một vài HS nói từ trước lớp. GV lắng nghe phát âm của HS để hướng dẫn nếu các em phát âm chưa rõ ràng.

- HS làm việc theo nhóm cặp đơi: một bạn chỉ hình, một bạn nói, rồi đổi vai. - Một vài cặp lên bảng, một bạn chỉ hình, một bạn nói từ.

- Cả lớp đồng thanh nói từ. Nếu có hình trên bảng, GV chỉ cho HS nó.

b) Học nói mẫu câu

- GV làm mẫu:

+ GV chỉ tranh và nói mẫu câu: Khi đi bộ, em đi ở lề đường bên phải. Ngồi trên xe máy, em phải

đội mũ bảo hiểm. GV nhắc lại mẫu câu (3 lần) cho HS quan sát khẩu hình.

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Em nói tiếng việt dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w