BÀI THƠ 2: CHỔI NGOAN 2 Khám phá

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Em nói tiếng việt dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số (Trang 48 - 65)

a) Ôn luyện nói từ

BÀI THƠ 2: CHỔI NGOAN 2 Khám phá

2. Khám phá

Hoạt động 4. HS nghe GV đọc thơ

- HS xem tranh, nói nội dung tranh rồi trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong bức tranh? Nhiều HS nói nội dung bức tranh trước lớp.

- GV đọc bài thơ lần 1 bằng giọng chậm rãi, rõ ràng, tròn vành, rõ tiếng, vừa đọc vừa chỉ vào từng chi tiết tương ứng trong tranh giúp HS hiểu nghĩa:

Đến chiều chổi lại theo bà quét sân. Bà ơi cháu sẽ lớn nhanh, Ngày ngày cùng chổi quét sân đỡ bà.

- GV đọc bài thơ lần 2.

Hoạt động 5. HS học nội dung bài thơ

- GV đọc bài thơ lần 3, vừa đọc vừa chỉ tranh minh hoạ vừa đặt câu hỏi cho HS trả lời giúp HS hiểu nghĩa và nhớ nội dung bài thơ (mỗi câu hỏi cho nhiều HS trả lời):

- Buổi sáng, chổi làm gì? - Buổi sáng, chổi quét nhà. - Buổi chiều, chổi làm gì? – Chổi cùng bà quét sân.

– Lớn lên, bạn nhỏ muốn làm gì? – Lớn lên, bạn nhỏ muốn cùng chổi quét sân đỡ bà.

* Chú ý: Mỗi câu trả lời, GV cho nhiều HS đọc lại câu thơ tương ứng theo tổ, cả lớp.

Hoạt động 6. HS học nói từ và mẫu câu mới

a) Học nói từ

- GV giới thiệu và nói mẫu một số từ trong bài thơ: (cái) chổi, quét nhà, quét sân. - HS nối tiếp nhau nói từ trước lớp.

- HS đồng thanh nói từ (tổ, cả lớp).

Chú ý: Nếu từ ngữ đã quen thuộc với HS và các em nói đưỢC, GV có thể thực hiện nhanh phần này và chuyển sang phần tiếp theo.

b) Học nói mẫu cầu

- GV cho HS chỉ tranh và nói mẫu cầu: Bé giúp bà quét sân. - HS nối tiếp nhau nói mẫu cầu trước lớp.

- HS đồng thanh nói mẫu câu (tổ, cả lớp).

3. Luyện tập

- GV dạy HS đọc 2 câu thơ một (theo cách dạy đọc truyền khẩu), vừa đọc vừa chỉ vào các chi tiết tương ứng trong tranh.

- GV và HS cùng đọc cả bài thơ: GV dùng que chỉ các chi tiết trong tranh tương ứng với câu thơ (nếu có tranh minh hoạ trên bảng lớp).

- HS đọc bài thơ theo các hình thức: cá nhân, nhóm cặp đơi, tổ, cả lớp đọc to, đọc vừa, đọc nhỏ, đọc thầm.

- HS thi đọc thuộc bài thơ.

4. Vận dụng

- GV dặn dò HS về nhà đọc khổ thơ, bài thơ cho người thân nghe. - GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.

Tuần 8 :

Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2019 Bài 18: Sự tích ngơi nhà sàn (2 tiết) I.Mục tiêu:

- Nhớ và nói được tên câu chuyện, tên các nhân vật, nhớ được nội dung câu chuyện.

- Sử dụng được mẫu câu: Bốn chân tôi là bốn cái cột. Mai tôi là mái nhà. Đuôi tôi là cầu thang

lên nhà. Hai mắt tôi là hai cửa sổ.

- Hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện. - Một số HS khá có thể kể được câu chuyện theo tranh. - Biết yêu quý ngôi nhà của mình.

II.Đồ dùng dạy học:

- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 10Àg dân tộc thiểu số). - GV chuẩn bị mơ hình ngơi nhà sàn hoặc tranh nhà sàn như trong truyện.

III.Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động

Hoạt động 1. Hát múa hoặc chơi trò chơi

- GV cho HS múa hát hoặc chơi trò chơi để tạo hứng thú.

- HS mở sách, xem tranh của câu chuyện, nói tên người, con vật trong tranh. Có thể đặt các câu hỏi để HS đoán nội dung câu chuyện.

- GV giới thiệu bài học 18: Sự tích ngơi nhà sàn.

- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện cá nhân, nhóm, cả lớp.

2. Khám phá.

Hoạt động 2. HS nghe GV kể chuyện

- GV kể chuyện lần 1: vừa kể chậm rãi, diễn cảm vừa chỉ tranh (kể tranh 3, tranh 4 sử dụng mơ hình nhà sàn nếu GV chuẩn bị được).

- GV kể chuyện lần 2: vừa kể chuyện vừa chỉ tranh, vừa kết hợp làm động tác (nếu có thể). Sở thích ngơi nhà sàn

1. Ngày xưa, Khỉ, Người và Rùa là bạn của nhau, cùng sống trong các hang đá. Khỉ chiếm hết các hang đẹp và biết cách làm chòi trên cây cao. Người phải ở trong các hang xấu, thấp, bị nhiều thú dữ đe doạ.

2. Rùa thương Người, bày cho Người cách làm nhà sàn. Rùa bảo: "Tồn thân tơi là một ngơi nhà đấy! Bốn chân tôi là bốn cái cột. Mai tôi là mái nhà. Đuôi tôi là cầu thang lên nhà. Hai mắt tôi là hai cửa sổ".

3. Người cứ theo lời Rùa mà dựng lên ngôi nhà sàn. Bốn cột như bốn chân Rùa. Mái nhà như mai Rùa. Cầu thang như đuôi Rùa. Hai cửa sổ như hai mắt Rùa.

4. Người có nhà sàn để ở, tránh được thú dữ. Khi vẫn sống trong hang đá và trên cây.

Hoạt động 3. HS học nội dung câu chuyện

- GV kể lần 3, vừa kể chuyện, vừa chỉ tranh / mơ hình và làm động tác, vừa đặt câu hỏi cho HS trả lời:

+ Tranh 1:

- Người Khi cà Rùa sống ở đâu? - Người, Khỉ và Rùa sống ở hang đá.

+ Tranh 2:

- Rùa hướng dẫn Người làm gì? - Rùa hướng dẫn Người làm nhà.

+ Tranh 3:

- Người đã làm gì? - Người đã làm nhà theo lời Rùa.

+ Tranh 4:

- Từ đó, Người thế nào? - Từ đó, Người có nhà sàn để ở, tránh được thú dữ.

* Chú ý: Mỗi câu hỏi, GV cho nhiều HS được trả lời.

Hoạt động 4. HS học nói từ và mẫu câu mới

a) Học nói từ

- GV nói mầu các từ mới trong câu chuyện: hang đá, nhà sàn. HS nối tiếp nhau nói các từ mới

trước lớp. GV nghe và hỗ trợ, sửa lỗi cho HS. - HS nói các từ (cá nhân, tổ, cả lớp).

b) Học nói mẫu câu

- GV nói mẫu lời Rùa hướng dẫn Người làm nhà sàn: – Bốn chân tôi là bốn cái cột. Mai tôi là

mái nhà. HS nối tiếp nhau nói mẫu cầu trước lớp.

- HS thực hành nói mẫu cầu theo nhóm cặp đơi, một bạn chỉ hình, một bạn nói mấu câu, rồi đổi vai. GV quan sát, hỗ trợ, sửa lỗi cho HS.

Hoạt động 5. HS tập kể chuyện

- GV hướng dẫn HS tập kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. GV hướng dẫn HS kể thật đơn giản. Lưu ý các câu đã học thuộc để sử dụng khi kể theo tranh 2, 3.

- HS tập kể chuyện theo tranh: GV chia bốn nhóm, tập kể từng đoạn theo tranh. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm tập kể chuyện.

- HS thi kể một đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV cho một vài HS khá thi kể cả câu chuyện trước lớp.

3. Vận dụng

- GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.

Tuần 9 Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2019 GIA ĐÌNH CỦA EM

Bài 19: Gia đình em có sáu người (2 tiết) Mục đích u cầu

- Nội được các từ chỉ những thành viên trong gia đình: ơng, bà, bố, mẹ, chị gái, em trai...

- Sử dụng được mẫu câu: Gia đình em có sáu người. Đây là mẹ em. để thực hiện hỏi - đáp với bạn về các thành viên trong gia đình của mình.

- Nghe từ 1 – 2 câu ngắn, đơn giản và hiểu được nhiệm vụ cần làm: nói số tương ứng trong tranh hoặc viết ra bảng đáp án đúng.

- Hỏi và trả lời được các câu hỏi về các thành viên trong gia đình.

- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt một số tiếng khác nhau về vần ơm –

ơp hoặc âm đầu s – x.

Chuẩn bị

- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp vùng dân tộc thiểu số). - Ảnh gia đình của các HS hoặc tranh về gia đình mình do HS chuẩn bị. - Bảng phấn để làm bài tập nghe.

- Tranh ảnh, hình minh hoạ, video về gia đình mà GV có thể chuẩn bị.

Tổ chức hoạt động 1. Khởi động

Hoạt động 1. Hát múa hoặc chơi trò chơi

- HS múa hát bài: Cả nhà thương nhau (Nhạc và lời: Phan Văn Minh).

- HS xem tranh chủ điểm Gia đình của em và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì? - GV giới thiệu và nói tên bài 19: Gia đình em có sáu người.

- HS nối tiếp nhau nói tên bài học.

2. Khám phá

Hoạt động 2. Học nói từ và mẫu câu

a) Học nói từ

- GV đặt câu hỏi: Nhà em có những ai? Một vài HS trả lời.

- HS quan sát tranh trong sách và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? – Một gia đình đang ăn cơm / Gia đình bạn đang ăn cơm.

- HS làm việc theo nhóm cặp đơi, một bạn chỉ hình trong sách, một bạn nói đó chỉ các thành viên trong gia đình: ơng, bà, bố, mẹ, chị gái, em trai.

- HS làm việc theo nhóm bốn:

+ Lần lượt từng bạn kể tên các thành viên trong gia đình của mình. Nếu HS mang ảnh gia đình đến lớp thì rất tốt. Nếu em nào khơng có ảnh gia đình, các em có thể chuẩn bị tranh về gia đình của mình để giới thiệu với các bạn.

+ Cả nhóm cùng đếm xem gia đình mỗi bạn có mấy người. + HS kể tên các thành viên trong gia đình của mình.

- Cả lớp đồng thanh nói từ chỉ các thành viên trong gia đình trên bảng hoặc trong sách. Nếu có hình trên bảng, GV chỉ cho HS nói.

* Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ chỉ các thành viên trong gia đình thì GV dạy HS nói. Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói.

b) Học nói mẫu câu

- GV làm mẫu:

+ GV cho HS chỉ vào tranh hoặc ảnh gia đình của mình và nói mẫu cầu: Gia đình em có sáu

người. Đây là mẹ em.

- HS nối tiếp nhau nói mẫu cầu trước lớp. Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng, GV hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm.

+ HS nói mẫu cầu theo cặp, một em chỉ hình, một em nói, rồi đổi vai. Nếu bạn nói chưa tốt, bạn còn lại sẽ giúp bạn.

- Thực hành mẫu câu (cá nhân):

+ Mỗi HS chọn một thành viên trong gia đình để thực hành nói mẫu câu:

Đây là mẹ em. Mẹ em tên là ......

+ HS nói nối tiếp mẫu câu về các thành viên khác trong gia đình. + GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Luyện tập

Hoạt động 3. Luyện nghe

- GV nói mỗi tranh, chi tiết trong tranh bằng 1 – 2 câu ngắn, nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần. HS nghe và nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp án ra bảng.

Ví dụ:

+ Bố đóng ghế. Bố là số mấy?

+ Em bé được bố mẹ đưa tới trường. Em bé là số mấy?

Hoạt động 4 Hỏi và đáp Làm mẫu

GV chỉ hình một thành viên trong gia đình, đặt câu hỏi và gọi một HS trả lời: GV: Gia đình em có mấy người?

HS:...

GV: Đâu là ai? HS:....

Thực hành

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hỏi - đáp với bạn và làm mẫu trước lớp: HS A: Gia đình bạn có mấy người?

HS B:.......... HS A: Đâu là ai? HS B:........

- HS thực hành hỏi – đáp theo nhóm cặp đơi. Một số cặp thực hành hỏi - đáp trước lớp. GV quan sát, hỗ trợ HS.

Hoạt động 5. Nói đúng tiếng Việt

Hai cặp từ trong bài luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt các tiếng có vần ơm – ớp và có âm đầu s -x mà HS một số dân tộc thiểu số hay sai.

- HS xem tranh, nói tên sự vật trong tranh (con cá, máy bơm, Củ sắn / mì...).

- GV chỉ tranh, nói mẫu cặp từ (3 lần): cá bớp – máy bơm. GV phát âm và hướng dẫn HS phát âm đúng tiếng bớp – bơm (nói chậm, trịn vành, rõ tiếng).

- HS nối tiếp nhau nói cặp từ trước lớp. GV nghe và sửa để HS có thể phát âm tốt nhất các từ. - HS chỉ tranh và nói cặp từ theo nhóm cặp đơi, nhóm bốn. GV nghe, hỗ trợ và sửa lỗi phát âm cho HS.

- GV tiếp tục thực hiện với cặp từ còn lại: củ sắn – xinh xắn. - HS thực hành phát âm đúng 2 cặp từ (cá nhân, nhóm, cả lớp).

4. Vận dụng.

- GV dặn dò HS về nhà thực hành hỏi – đáp với người thân về các thành viên trong gia đình. - GV nhận xét, đánh giá giờ học; khen ngợi, biểu dương HS.

Tuần 10 Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2019 Bài 20: Ghế để ngồi (2 tiết)

Mục đích yêu cầu

- Nói được từ chỉ các đồ vật trong nhà: bàn, ghế, ti vi, tủ, gùi, ấm, chén...

- Sử dụng được mẫu cầu: Nhà em có bàn, ghế, ti vi. Ghế để ngồi. để thực hiện hỏi – đáp với bạn về đồ vật trong nhà.

- Nghe từ 1 – 2 câu ngắn, đơn giản và hiểu được nhiệm vụ cần làm: nói số tương ứng trong tranh hoặc viết ra bảng đáp án đúng.

- Hỏi và trả lời được các câu hỏi đơn giản về các đồ vật trong nhà.

- Luyện nghe và phát âm tương đối chính xác để phân biệt các tiếng khác nhau về vần ay - cay,

oai – ai.

Chuẩn bị

- Sách Em nói tiếng Việt (Dành cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số). - Bảng, phấn để làm bài tập nghe.

- Tranh ảnh, hình minh họa, video về các đồ vật trong gia đình mà GV có thể chuẩn bị.

Tổ chức hoạt động 1. Khởi động

Hoạt động 1. Hát múa hoặc chơi trò chơi

- GV có thể khởi động bằng trị chơi hoặc Cơ và trị cùng múa hát một bài để tạo khơng khí học tập thoải mái cho HS.

- GV giới thiệu và nói tên bài 20: Ghể để ngơi. - HS nối tiếp nhau nói tên bài học.

2. Khám phá

Hoạt động 2. Học nói từ và mẫu câu

a) Học nói từ

- GV đặt câu hỏi: Nhà em có đồ vật gì? Nhiều HS kể tên các đồ vật của nhà mình. - HS quan sát tranh trong sách, nói tên các đồ vật trong tranh.

- GV dạy HS nói tên các đồ vật trong tranh: bàn, ghế, ấm, chén, ti vi, tủ, gùi, chiêng, dao... - Vài HS nói tên các đồ vật trong tranh: bàn, ghế, ấm, chén, ti vi, tủ, gùi, chiêng, dao...

- HS làm việc theo cặp đôi, một bạn chỉ hình, một bạn nói tên các đồ vật trong tranh. Các nhóm HS nối tiếp nhau nói tên các đồ vật trong tranh.

- Cả lớp đồng thanh nói tên các đồ vật trong sách. Nếu có hình trên bảng. GV chỉ cho HS nói. * Chú ý: Nếu trong lớp có nhiều HS chưa nói được các từ chỉ các đồ vật thì GV dạy HS nói. Nếu có ít HS chưa nói được thì GV cho những HS đó ngồi thành nhóm để dạy các em nói.

b) Học nói mẫu câu

+ GV chỉ vào tranh và nói mẫu cầu: Nhà em có bàn, ghế, ti vi. Ghế để ngồi

+ HS nói mẫu câu. Nếu HS nói hoặc phát âm chưa đúng, GV hướng dẫn các em sửa lỗi phát âm. + HS nói mẫu câu theo cặp, một bạn chỉ hình, một bạn nói, rồi đổi vai. Nếu bạn nói chưa tốt, bạn còn lại sẽ giúp bạn.

+ GV quan sát, hỗ trợ HS.

Thực hành nói mẫu câu (cá nhân):

+ Mỗi HS chọn một đồ vật để thực hành nói mẫu cầu: Đây là ti vi. Ti vi để xem phim; Đây là ấn,

chén. Ấm, chén để uống nước.

+ HS nói mẫu câu với đồ vật mình chọn trước lớp theo hình thức nối tiếp. + GV quan sát, hỗ trợ và sửa lỗi cho HS.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Luyện tập

Hoạt động 3. Luyện nghe

- GV nói tên mỗi đồ vật trong tranh bằng 1 – 2 câu ngắn. Nhắc lại cho HS nghe từ 2 – 3 lần. HS nghe và nói số tương ứng trong tranh hoặc viết đáp ản ra bảng.

Ví dụ:

+ Tơi được treo ở trên tường. Ai cũng thích nhìn vào tối và mỉm cười. Tôi là số mấy? + Mọi người mang theo tôi để đựng rau, củ,... Tôi là số mấy?

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Em nói tiếng việt dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w