Hướng dẫn cách ghi nhớ lịch sử.

Một phần của tài liệu SKKN BP chọn và BDHSG (Trang 25 - 26)

Trong thực tế có nhiều người khơng bỏ nhiều cơng sức học tập nhưng vẫn nhớ nhiều kiến thức lịch sử hơn những người học nhiều. Thật ra vấn đề này phần nhiều phụ thuộc vào cách thức ghi nhớ của từng người, có càng nhiều cách thì càng nhớ được nhiều kiến thức. Để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử thật nhiều và bền vững, tôi thường hướng dẫn học sinh các cách thức như sau:

Để ghi nhớ các sự kiện học sinh có thể lấy ngày sinh hay những ngày kỷ niệm quan trọng của mình, của người thân mà trùng với ngày diễn ra các sự kiện để làm mốc ghi nhớ sự kiện đó.

Cũng có thể lấy những sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện lịch sử dân tộc và ngược lại.

Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có ngày, tháng giống nhau, hay số cuối của năm giống nhau, những sự kiện diễn ra trên một địa phương… Từ đó, suy nghĩ, sáng tạo ra những cách nhớ mới cho riêng mình.

Sau khi đã đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể, chúng ta phải tìm cách ghi nhớ theo hướng ngược lại là đi từ hệ thống, khái quát trở về cụ thể bằng việc xem lại mục lục của sách giáo khoa, xem trong chương trình đã học có bao nhiêu chương (hay giai đoạn lịch sử), nội dung xuyên suốt của mỗi giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện tiêu biểu cho nội dung đó... Cơng đoạn này rất có ý nghĩa, nó

giúp học sinh nắm một cách bao quát những nội dung, giai đoạn lịch sử, tránh được việc lẫn lộn các giai đoạn, sự kiện lịch sử với nhau.

Trong quá trình học bài, học sinh cũng cần nhớ tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ơng nọ cắm cằm bà kia”- nghĩa là lạc đề.

Học sinh cần nắm khung, tức là dàn ý, của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống, nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. Điểm tiếp theo là các em phải nắm chốt. Chốt là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm.

Một phần của tài liệu SKKN BP chọn và BDHSG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w