Hướng dẫn cho học sinh cách làm bài lịch sử.

Một phần của tài liệu SKKN BP chọn và BDHSG (Trang 26 - 29)

Để thành công trong việc thi học sinh giỏi môn lịch sử cũng như bất kỳ những môn học nào khác, học sinh cần phải chú ý đến cách làm bài thi. Trong thực tế, nhiều học sinh đã gặp thất bại vì nhiều nguyên nhân như lạc đề, trình bày thiếu hoặc thừa so với yêu cầu của đề ra, bài làm bị chắp vá thiếu sự lơgic...Thậm chí có những em học sinh rất giỏi, nắm rất chắc nội dung bài học nhưng làm bài thi khơng đạt kết quả cao. Vì vậy cách làm bài thi là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả cuối cùng của các thí sinh dự thi. Bài làm là sản phẩm, là cơ sở thực tiễn để đánh giá trình độ, năng lực của học sinh qua kỳ thi. Để giúp học sinh có kỹ năng làm bài tốt theo tôi người giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác sau đây :

+ Xác định nội dung, yêu cầu của đề bài.

Điều đầu tiện trước khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ đề, dành một ít thời gian để suy nghĩ về yêu cầu của đề ra. Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ đề

bài hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian mà câu hỏi yêu cầu là từ năm nào đến năm nào? Như vậy sẽ tránh được sự lạc đề hoặc trình bày thiếu ý.

Ví dụ: Xác định nội dung câu hỏi “Trình bày khái quát về tình hình Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay”. Với câu hỏi này học sinh phải xác định được vấn đề cần trình bày ở đây là những nét tiêu biểu của tình hình châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến nay.

+ Lập dàn ý cho bài làm.

Dù có thuộc đến mấy cũng không nên viết ngay vào giấy thi, mà cần viết dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của câu hỏi. Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những ý chốt - nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó, ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe lên trong đầu để khỏi qn. Nếu khơng viết dàn ý thì khi viết qua, chợt nhớ ra chi tiết đã bỏ sót thì khơng thể bổ sung vào khi trang giấy đã kín. Làm được như vậy thì trong quá trình bài làm sẽ khơng bỏ sót những sự kiện quan trọng, tránh được tình trạng bài làm bị chắp vá, bổ sung tùy tiện, khơng đảm bảo tính logic, tính lịch sử.

Ví dụ: Khi gặp câu hỏi “Trình bày những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Tại sao nói những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này là bước chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vơ sản Việt Nam? ” Với câu hỏi này, trước khi làm bài có thể lập dàn ý vắn tắt như sau:

* Những hoạt động ở Pháp:

18/6/1919: Gửi yêu sách lên Hội nghị Véc-xai.

7/1920: Đọc luận cương về dân tộc và thuộc địa của Lênin. 12/1920: Tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua. Năm 1921: Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.

Năm 1922: Ra báo Người cùng khổ.

* Những hoạt động ở Liên Xô:

Học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin.

Năm 1924: Đự Đại hộ lần thứ V của Quốc tế cộng sản.

* Những hoạt động Trung Quốc:

Cuối năm 1924 : Đến Trung Quốc.

6/1925: Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên. Mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng, Phát hành sách Đường cách mệnh.

+ Phân bố thời gian một cách hợp lý.

Phân bố thời gian là yếu tố giúp học sinh hoàn thành bài thi đúng kế hoạch, đảm bảo giải quyết hết các câu hỏi của đề bài, do vậy khi làm bài, học sinh có thể dựa vào thời gian cho phép của buổi thi để thông qua nội dung các câu hỏi mà phân chia cho hợp lý, sau đó ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào dàn ý để nhắc nhở bản thân chú ý thời gian trong quá trình làm bài. Khi làm bài thì khơng nhất thiết phải đi tuần tự từ câu 1 đến câu cuối cùng, mà cứ câu nào dễ thì làm trước, câu khó làm sau, nhưng nhớ làm câu nào phải làm cho hoàn chỉnh. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài, nên nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề cần trình bày để tiết kiệm thời gian.

Phải tính tốn thời gian làm sao khi viết bài xong vẫn còn 10 đến 15 phút để đọc lại lần cuối rồi mới nộp bài, trong khi đọc, rà soát bài làm sẽ phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn và chỉnh sửa kịp thời. Vì vậy có thể nói rằng đọc lại bài làm là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn.

+ Cách viết và trình bày bố cục của bài thi.

Viết nhanh là kỹ năng cần thiết nhưng cố gắng viết đúng chính tả, viết rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp, sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dịng. Vì lịch sử là một mơn khoa học xã hội nên trong khi làm bài có thể trình bày một cách có hệ thống, nếu thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể đánh kí hiệu 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dịng.

Làm bài thi mơn lịch sử cũng gần giống như làm một bài văn – tức là khi trình bày bài làm (trả lời câu hỏi) cần phải đi tuần tự từ mở bài đến thân bài và kết luận. Trong đó:

Phần mở bài : thường trực tiếp đi thẳng vào vấn đề hoặc đề cập chi tiết liên

quan sau đó dẫn dắt vấn đề cần trình bày, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào.

Phần thân bài : là phần giải quyết những vấn đề đặt ra, chứa đựng những nội

dung cơ bản của bài làm.

Phần kết luận : phải nêu lên các luận điểm, quan điểm chủ đạo, khái quát vấn

đề đặt ra (có liên hệ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm)

Một phần của tài liệu SKKN BP chọn và BDHSG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w