Thẩm quyền của Hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị hợp tác xã (Trang 99 - 101)

3.2. Hội đồng quản trị

3.2.1. Thẩm quyền của Hội đồng quản trị

HĐQT HTX là cơ quan quản lý HTX do hội nghị thành lập hoặc ĐHTV bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT quy định tại điều 36 Luật Hợp tác xã năm 2012 bao gồm:

Thứ nhất, nhóm quyền liên quan đến ĐHTV

Nhóm quyền của HĐQT liên quan đến ĐHTV bao gồm tổ chức thực hiện nghị quyết của ĐHTV và đánh giá kết quả hoạt động của HTX; chuẩn bị và trình ĐHTV sửa đổi, bổ sung điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập của HTX; trình ĐHTV xem xét, thơng qua báo cáo tài chính; việc quản lý, sử dụng các quỹ của HTX; thông báo tới các

thành viên nghị quyết, quyết định của ĐHTV, HĐQT; chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của HTX theo thẩm quyền do ĐHTV giao.

Thứ hai, nhóm quyền liên quan đến kiểm sốt, giám sát của HĐQT

Nhóm quyền liên quan đến kiểm soát, giám sát của HĐQT bao gồm trình ĐHTV phương án về mức thù lao, tiền thưởng của thành viên HĐQT, thành viên BKS hoặc KSV; mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng của GĐ (TGĐ), PGĐ (PTGĐ); đánh giá hiệu quả hoạt động của GĐ (TGĐ), PGĐ (PTGĐ); bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê GĐ (TGĐ) và cấp phó và các chức danh khác theo đề nghị của GĐ (TGĐ) theo nghị quyết của ĐHTV; báo cáo hoạt động của HĐQT và quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của HTX.

Thứ ba, nhóm quyền liên quan đến thành viên

Nhóm quyền liên quan đến thành viên và khen thưởng kỷ luật thành viên bao gồm kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên; khen thưởng, kỷ luật thành viên; khen thưởng các cá nhân, tổ chức khơng phải là thành viên nhưng có cơng xây dựng, phát triển HTX.

Quy định về thẩm quyền của HĐQT HTX tại Luật HTX năm 2012 có nhiều tương đồng với quy định về thẩm quyền HĐQT HTX một số quóc gia Châu Á; theo đó đại hội xã viên bầu Ban Quản trị với số lượng từ 05 đến 15 thành viên; chức năng của Ban Quản trị là hoạch định chiến lược, chính sách, định hướng hoạt động cho HTX; Ban Quản trị có thể thành lập Ban điều hành theo quy định của điều lệ HTX để điều hành HTX 112; đại hội xã viên bầu Ban Quản trị để quản lý, điều hành HTX và đại diện HTX trước pháp luật. Ban Quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội xã viên về tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động của HTX, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, tổ chức đại hội xã viên, quyết định kết nạp, khai trừ xã viên, phân phối lợi nhuận của HTX. Ban Quản trị cử ra 01 người làm việc toàn thời

112 Act 37, 38, 46 The Philippine Cooperative Code Of 2008 - Điều 37, 38, 46 Luật HTX Phillippines năm 2008

gian để điều hành HTX 113; quy định HĐQT HTX bao gồm chủ tịch và không quá 14 thành viên HĐQT, nhiệm kỳ HĐQT là 02 năm; tuy nhiên trong 01 năm phải thay thế một nửa thành viên HĐQT bằng người mới. HĐQT quản lý điều hành HTX, đại diện cho HTX trước bên thứ ba114; quy định HTX có HĐQT bao gồm chủ tịch và giám đốc. HĐQT có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản của HTX và việc thực hiện các công việc kinh doanh; triệu tập cuộc họp đại hội xã viên; thiết lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định; chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và ngân sách đề xuất; các vấn đề quan trọng khác đối với hoạt động của HTX hoặc các vấn đề do chủ tịch HĐQT đưa ra để giải quyết 115.

Nhìn chung, Luật HTX năm 2012 và luật HTX các quốc gia Châu Á có điểm chung xác định HĐQT do ĐHTV bầu ra, là cơ quan quản lý HTX, chịu trách nhiệm trước ĐHTV về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị hợp tác xã (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)